Vi khuẩn ăn thịt người lây qua đường nào năm 2024

Thời gian qua, khoa Hồi sức truyền nhiễm, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, gần đây tiếp nhận một số bệnh nhân nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus (V. vulnificus). Bệnh diễn biến rất nặng, nhanh chóng xuất hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, có tỷ lệ tử vong cao.

Theo đó, Vibrio vulnificus là một loại vi khuẩn xuất hiện tự nhiên ở vùng biển và cửa sông trên khắp thế giới. Nó phát triển mạnh ở vùng nước ấm (đặc biệt là nước ấm hơn 18 độ C). Do đó loại vi khuẩn này phổ biến ở vùng nước biển nhiệt đới và cận nhiệt đới và vùng biển. Vi khuẩn có thể có mặt trong nước và trong động vật có vỏ phát triển ở những vùng nước này.

Những ai có nguy cơ cao lây nhiễm?

Đối với đa số mọi người, vi khuẩn là vô hại với sức khoẻ. Tuy nhiên, những người lội hoặc bơi trong cửa sông hoặc nước biển có vết thương hở hoặc vết vỡ trên da, hoặc khi ăn phải động vật có vỏ còn sống hoặc chưa nấu chín hẳn, có thể có nguy cơ bị nhiễm trùng.

Nhiễm trùng là trường hợp không quá phổ biến và thường nhẹ. Tuy nhiên, trong những trường hợp hiếm gặp, Vibrio vulnificus có thể gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng.

Những người mắc các bệnh gan mạn tính bao gồm viêm gan, xơ gan, bệnh tan máu bẩm sinh (bệnh dự trữ sắt) và ung thư gan; và những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh thận mãn tính hoặc các tình trạng làm suy yếu hệ thống miễn dịch, có nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng cao hơn. Những người dùng thuốc theo toa để giảm nồng độ axit dạ dày hoặc đã phẫu thuật dạ dày cũng có nguy cơ cao hơn.

Con đường lây truyền "vi khuẩn ăn thịt người"

Vibrio vulnificus được nghi ngờ ở những người có vết trầy xước hoặc vết thương bị nhiễm trùng sau khi tiếp xúc với nước muối hoặc nước lợ, đặc biệt là nếu người đó có bất kỳ tình trạng mãn tính nào được liệt kê ở trên.

Nhiễm khuẩn Vibrio Vulnificus được chẩn đoán bằng cách lấy mẫu máu hoặc gạc từ vị trí nhiễm trùng để nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.

Nhiễm khuẩn Vibrio Vulnificus được điều trị bằng kháng sinh và quản lý vị trí nhiễm trùng. Nhiễm trùng vết thương nhẹ ở những người khỏe mạnh thường đáp ứng tốt với việc chăm sóc vết thương tốt và uống khánh sinh. Trong nhiễm trùng nặng hơn thì phải phẫu thuật làm sạch vết thương và thậm chí là cắt cụt chi bị ảnh hưởng khi cần thiết.

Bạn có thể bị bệnh do Vibrio Vulnificus theo hai con đường chính. Thứ nhất, bạn có thể bị nhiễm bệnh do đi trong nước biển ấm và có vết thương hở, vết cắt,... Vi khuẩn có thể xâm nhập qua vết vỡ trên da và gây nhiễm trùng. Ở một số người, nhiễm trùng tự lành, trong khi ở những người khác, nó tiến triển thành nhiễm trùng nặng ở da và các mô bên dưới. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị bệnh do Vibrio vulnficus khi ăn động vật có vỏ sống hoặc nấu chưa chín hẳn. Phần lớn các trường hợp xảy ra sau khi tiếp xúc với vi khuẩn thông qua vết cắt và trầy xước. Các nhà khoa học cho biết, không có bằng chứng về việc truyền Vibrio vulnificus từ người sang người.

Ngày 23-9, Bộ Y tế đã có khuyến cáo tới cộng đồng về việc phòng chống bệnh Whitmore hay còn gọi nhiễm khuẩn “ăn thịt người” sau khi ghi nhận 1 trẻ em tử vong vì căn bệnh nguy hiểm này.

Theo đó, Bộ Y tế chỉ rõ, bệnh Whitmore là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Vi khuẩn B. pseudomallei tồn tại tự nhiên trong đất, có thể gây ô nhiễm nguồn nước và lây truyền chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.

Bệnh Whitmore có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể gây tử vong do biến chứng viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng. Những người có bệnh nền như: tiểu đường, gan, thận, phổi mãn tính, suy giảm miễn dịch... có nguy cơ mắc bệnh cao.

Hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore nên các biện pháp dự phòng chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, bùn, nước bị nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh…

Theo Bộ Y tế, tại nước ta, bệnh Whitmore được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1925, sau đó xuất hiện rải rác qua các năm tại một số địa phương. Các ca bệnh gần đây nhất được phát hiện là tại tỉnh Đắk Lắk và Thanh Hóa, trong đó trường hợp tử vong vào ngày 20-9 vừa qua là 1 bệnh nhi 15 tuổi ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Tôi đọc báo thấy gần đây có một số trường hợp nhiễm 'vi khuẩn ăn thịt người'. Vi khuẩn này có lây từ người sang người không, đề phòng thế nào? (Lê Ngọc, 40 tuổi).

Trả lời:

"Vi khuẩn ăn thịt người" là cách gọi phổ biến của vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây bệnh Whitmore. Mới đây tại Thanh Hóa ghi nhận 2 ca bệnh Whitmore là trẻ em, trong đó một trẻ bị biến chứng suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn đã tử vong. Trước đó một người phụ nữ 40 tuổi tại Đắk Lắk cũng được xác định nhiễm bệnh. Thời gian tới với điều kiện môi trường ô nhiễm tại một số nơi, có thể sẽ ghi nhận thêm ca mắc Whitmore mới.

Whitmore không phải bệnh phổ biến và khó lây lan thành dịch. Hàng năm từ tháng 9-11, sau các đợt mưa lũ, nước ta vẫn ghi nhận rải rác một số ca khởi phát Whitmore nhưng không nhiều. Vi khuẩn này có mặt trong nguồn nước hoặc đất bị ô nhiễm, gây bệnh cho con người khi tiếp xúc qua vết thương hở trên da hoặc qua đường hô hấp khi hít phải bụi, nước mưa chứa vi khuẩn. Một số ít trường hợp nhiễm bệnh do uống nước hoặc ăn thực phẩm ô nhiễm. Rất hiếm khi Whitmore lây nhiễm từ người sang người.

Bệnh Whitmore nguy hiểm ở chỗ khó phát hiện và điều trị. Tổn thương đa dạng, phụ thuộc vào cơ quan mà vi khuẩn gây bệnh gồm viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, các ổ áp xe da, mô mềm,... Triệu chứng có thể gặp là sốt, ho, khạc đờm mủ, các khối u da, mô mềm, đau đầu, đau ngực, chán ăn, đau khớp. Tuy nhiên những triệu chứng này rất dễ nhầm sang viêm phổi hoặc lao phổi, gây "nhiễu" khi chẩn đoán.

Từ các triệu chứng ban đầu, bệnh có thể diễn tiến nhanh thành viêm phổi, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, gây tử vong chỉ trong 48h nếu không điều trị kịp thời. Những người có nguy cơ cao chuyển nặng khi mắc Whitmore là người bệnh tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận, bệnh Thalassemia, bị suy giảm miễn dịch do ung thư hoặc HIV, bệnh phổi mạn tính.

Hiện là thời điểm dễ khởi phát Whitmore trong năm do ảnh hưởng của giai đoạn sau mưa lũ. Trẻ em, đặc biệt là trẻ ở các vùng nông thôn có nguy cơ cao mắc Whitmore vì thường chơi đùa ở sông hồ, ruộng, vườn... và ít chú ý giữ gìn vệ sinh thân thể. Ngoài ra những người làm nông nghiệp tiếp xúc nhiều với đất, nguồn nước ô nhiễm, người dân ở những vùng đang có ca mắc Whitmore cũng có nguy cơ cao nhiễm bệnh.

Để phòng ngừa Whitmore, người dân cần tránh tiếp xúc với đất, nước đọng khi trên người có vết thương hở; nếu làm nông cần sử dụng đồ bảo hộ như găng tay, ủng cao qua phần bắp chân để ngăn ngừa nhiễm trùng; không tắm gội, bơi ở các ao, hồ, sông bị ô nhiễm hoặc gần nguồn ô nhiễm; thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và làm ruộng về. Cha mẹ cần giám sát tránh để trẻ chơi tại khu vực có đất, nước ô nhiễm, đặc biệt khi trên người có vết xước; hướng dẫn bé giữ gìn vệ sinh thân thể sau khi tiếp xúc với đất, nước, sau khi đi mưa về.