Hình ảnh con người hóa thân thành con mực năm 2024

Đôi mắt không cân xứng của mực mắt lác lạ lùng cho phép chúng có thể thích nghi với hai vùng nước khác nhau trong lòng đại dương.

Hình ảnh con người hóa thân thành con mực năm 2024

Mắt trái của mực mắt lác lớn hơn nhiều so với bên phải, giúp chúng phát hiện con mồi hoặc kẻ thù phía trên. Ảnh: MBARI.

"Mực mắt lác" là một sinh vật bí ẩn của đại dương. Chúng sống lơ lửng giữa hai thế giới: Phía trên là bề mặt biển le lói ánh Mặt Trời chiếu xuyên làn nước xanh; bên dưới là vùng nước sâu thẳm, hoàn toàn khuất ánh sáng.

Đôi mắt phát triển "lệch" đã cho phép chúng nhìn vào cả hai thế giới ấy, cùng một lúc.

Loài mực này sinh ra với hai con mắt giống hệt nhau, nhưng nhãn cầu bên trái thường phát triển nhanh hơn, tạo nên một cái ống dài, có thấu kính màu vàng sáng. Con mắt trái khổng lồ này rất nhạy bén trong việc nhìn lên trên, tìm kiếm thức ăn hay cảnh giác với kẻ thù bơi trên đầu. Sắc vàng của mắt có tác dụng lọc ánh sáng để phát hiện lớp nguỵ trang của những con vật phát sáng, đang cố gắng ẩn mình trong sắc xanh biển xung quanh chúng.

Trong khi đó, nhãn cầu phải có kích thước nhỏ hơn một nửa so với mắt bên trái. Con mắt này thường hướng xuống dưới nhằm quét ánh sáng của những sinh vật phát sáng trong vùng nước tối thăm thẳm.

Jon Ablett, quản lý cấp cao về động vật thân mềm tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên ở London, nói rằng: “Đó là minh chứng thú vị về cách chúng tồn tại giữa hai môi trường sống rất khác nhau".

Hình ảnh con người hóa thân thành con mực năm 2024

Các chấm đỏ trên thân mực là cơ quan phát sáng, được gọi là tế bào phát quang. Ảnh: Kate Thomas/Đại học Duke.

Loài mực mắt lác (Histioteuthis heteropsis) không còn lạ lẫm gì trong giới khoa học, và được một đoàn nghiên cứu bắt gặp gần đây trong chuyến thám hiểm quanh các đảo Ascension và Saint Helena ở Đại Tây Dương. Chúng còn có tên khác là mực đá quý khi toàn thân lấp lánh những đóm đỏ màu hồng ngọc khi được soi đèn UV.

James Maclaine, người phụ trách cấp cao về loài cá tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, cho biết chưa có nhà khoa học nào thử chiếu tia UV lên động vật dưới biển sâu. Ông Maclaine phát hiện rằng một số loài khác có đốm phát sáng màu đỏ như cả mực đá quý và cá rắn viper; còn một số loài, chẳng hạn cá đèn lồng thì không.

Các chấm đỏ là cơ quan phát sáng, được gọi là tế bào phát quang, phát ra ánh sáng xanh khi con mực đang bơi ở độ sâu hàng trăm mét dưới nước. Vì không có tia UV dưới biển sâu, nên các tế bào phát quang không phát sáng màu đỏ trong môi trường tự nhiên.

"Mực mắc lác" có thể sử dụng các tế bào phát quang để phát sáng che đi cái bóng của chính nó. Việc các tế bào nhấp nháy cũng có thể là một hình thức giao tiếp của mực và thu hút bạn tình hoặc để dụ con mồi.

Những cuốn sách hay về biến đổi khí hậu

“Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu”, “Băng - Những câu chuyện ly kỳ từ một thế giới đang dần biến mất”, “Thảm họa khí hậu - Chúng ta đã có gì và làm gì để ứng phó?”,... nằm trong số những cuốn sách giúp độc giả có cái nhìn trực diện và bao quát hơn khi nói đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.

Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Bảo Châu

mực mắt lác sinh vật biển khoa học biển đại tây dương tế bào phát quang thân mềm

Giữ ngôi vua trong thế giới loài mực nhờ kích thước to lớn, mực khổng lồ Architeuthis gần như không có đối thủ dưới đáy biển sâu.

Hình ảnh con người hóa thân thành con mực năm 2024

Mực khổng lồ tấn công cá nhà táng. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ.

Kraken có lẽ là quái vật lớn nhất mà con người từng tưởng tượng ra. Trong thần thoại Bắc Âu, Kraken hoành hành khắp vùng biển từ Na Uy đến Iceland. Loài thủy quái này chuyên tấn công những con tàu bằng bộ xúc tu cực khỏe. Nếu chiến thuật này thất bại, Kraken sẽ bơi vòng tròn quanh tàu, tạo ra một vùng nước xoáy để nhấn chìm tàu.

Theo International Business Times, truyền thuyết về Kraken dựa trên những phát hiện về một loài mực khổng lồ có thật. Năm 1853, xác một động vật thân mềm khổng lồ mắc cạn trên bờ biển Đan Mạch. Japetus Steenstrup, nhà tự nhiên học người Na Uy, phục dựng lại mỏ của con vật và phân loại nó là mực khổng lồ Architeuthis.

Con mực Architeuthis lớn nhất từng được ghi nhận dài 18 m với những cặp xúc tu ngoại cỡ, nhưng phần lớn mẫu vật có kích thước nhỏ hơn. Mực khổng lồ có đôi mắt lớn nhất trong thế giới loài vật và đây là bộ phận quan trọng giúp nó sinh tồn ở độ sâu 1.100 - 2.000 m.

Tương tự một số loài mực khác, Architeuthis có các túi ở phần cơ chứa dung dịch amoniac lỏng hơn nước biển. Cấu tạo này cho phép loài vật trôi nổi dưới nước mà không cần bơi. Dung dịch ammoniac mùi khó chịu trong các cơ cũng có thể là lý do khiến mực khổng lồ không bị đánh bắt đến mức tuyệt chủng.

Trong nhiều năm, các nhà khoa học tranh luận mực khổng lồ có phải kẻ săn mồi nhanh nhạy như quái vật Kraken trong truyền thuyết hay không. Một thước phim vào năm 2005 của hai nhà nghiên cứu người Nhật T. Kubodera và K. Mori đã cung cấp câu trả lời. Họ quay phim một con mực Architeuthis còn sống trong môi trường tự nhiên, ở độ sâu 900 m phía bắc Thái Bình Dương. Thước phim cho thấy Architeuthis bơi rất nhanh và khỏe, đồng thời sử dụng xúc tu để bắt mồi.

Dù sở hữu kích thước lớn và tốc độ nhanh, Architeuthis vẫn trở thành mồi săn của cá nhà táng, một loài thuộc phân bộ cá voi có răng. Cuộc chiến giữa hai con vật khổng lồ này thường xuyên diễn ra, bởi các nhà khoa học phát hiện những vết sẹo trên da cá voi do xúc tu có giác hút với ngạnh sắc của mực gây ra. Nhưng Architeuthis không có các cơ ở xúc tu để siết cổ đối thủ và không bao giờ chiến thắng cá nhà táng trong cuộc đọ sức. Lựa chọn duy nhất của nó là bỏ trốn và phun mực để thoát thân.