Lời bài hát tiến về hà nội của văn cao năm 2024

[PLVN] - Ca khúc “Tiến về Hà Nội” của cố nhạc sĩ Văn Cao được xem là ca khúc “kỳ lạ” nhất viết về ngày Giải phóng Thủ đô bởi nó được sáng tác vào năm 1949, thời điểm trước 5 năm Hà Nội hoàn toàn được giải phóng.

Nhìn những bức ảnh chụp Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954, hầu hết mọi người đều thấy những hình ảnh không khác gì “kịch bản” mà cố nhạc sĩ Văn Cao đã vẽ ra trong ca khúc “Tiến về Hà Nội”: “Trùng trùng quân đi như sóng/Lớp lớp đoàn quân tiến về/Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng/Cờ ngày nào tung bay trên phố...”

Lời bài hát y như hình ảnh Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 [Ảnh: Tư liệu TTXVN]

Sinh thời, nhạc sĩ Văn Cao từng chia sẻ, ca khúc này được ông sáng tác từ lời hứa với đồng chí Khuất Duy Tiến và đồng chí Lê Quang Đạo trong một buổi họp chi bộ ở Liên khu 3 vào cuối năm 1948.

Cố nhạc sĩ Văn Cao

Khi đó, lãnh đạo Thủ đô đã gửi gắm ông rằng nếu yêu Hà Nội, hãy sáng tác một ca khúc vừa hùng tráng vừa trữ tình về Hà Nội. Chỉ sau 2 tuần, nhạc sĩ Văn Cao đã viết xong ca khúc “Tiến về Hà Nội”.

Những dự cảm tuyệt vời của ông bắt nguồn từ tình yêu Hà Nội, nói lên khát vọng lớn nhất của người Hà Nội vào thời điểm ấy: Quét sạch quân thù, giải phóng Thủ đô!

Chỉ tiếc rằng, chính trong ngày đoàn quân từ chiến khu trở về tiếp quản Thủ đô và ca khúc của ông được vang lên “đường đường chính chính” thì tác giả lại không có mặt để chứng kiến giờ phút thiêng liêng này. Thời điểm đó, nhạc sĩ Văn Cao theo phái đoàn Văn hóa cứu quốc đầu tiên của Việt Nam sang thăm Liên Xô và Trung Quốc.

Sau này, họa sĩ Văn Thao, con trai trưởng của cố nhạc sĩ Văn Cao cho biết thêm, thời điểm đó nhạc sĩ còn sáng tác bài hát “Tổng phản công” nhưng do ca khúc “Tiến về Hà Nội” tạo tiếng vang lớn nên bài hát “Tổng phản công” cũng ít được nhắc tới.

Ca khúc “Tiến về Hà Nội” ngay từ khi ra đời đã được in báo, được dàn dựng biểu diễn phục vụ bộ đội và nhân dân nên nhanh chóng lan tỏa. Cũng có lúc, trong những thời điểm khó khăn của cách mạng, ca khúc với dự cảm chiến thắng quá sớm của nhạc sĩ bị coi là “lạc quan tếu”.

Ca khúc "Tiến về Hà Nội" [Ảnh: hanoionline.vn]

Ca khúc “Tiến về Hà Nội” nhanh chóng trở thành ca khúc được yêu thích bậc nhất khi đó. Bản hùng ca với những ca từ hào hùng, lạc quan, đem đến cho người nghe sự hy vọng lớn lao. Những hình ảnh như “Trùng trùng quân đi như sóng”, “Năm cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về”, “Cờ ngày nào tung bay trên phố”... trở thành ước nguyện của nhiều người.

5 năm sau khi ca khúc được ra đời, nhạc sĩ Văn Cao đã trở thành người dự đoán thần kỳ khi tất cả những việc xảy ra đều ứng với những gì ông đã sáng tác và linh cảm.

Đến ngày giải phóng Thủ đô, ca khúc “Tiến về Hà Nội” bỗng vang lên khắp nơi, trở thành “bài ca khải hoàn” của người Hà Nội. Từ khi ra đời đến nay, ca khúc “Tiến về Hà Nội" vẫn được nhiều người yêu mến. Đây là một trong những ca khúc xuất sắc của kho tàng âm nhạc nước nhà.

Đến ngày giải phóng Thủ đô, ca khúc “Tiến về Hà Nội” vang lên khắp nơi, trở thành “bài ca khải hoàn” của người Hà Nội. [Ảnh: Tư liệu TTXVN]

Ngày 10/10/1954, Hà Nội được giải phóng và "Tiến về Hà Nội" gần như trở thành “Quốc ca” cho ngày trọng đại này. Đến nay, hầu như chưa một ca khúc viết về ngày Giải phóng Thủ đô nào vượt qua được "Tiến về Hà Nội", một bản hùng ca đầy khí thế, oai hùng, lãng mạn và cả tài tiên đoán của nhạc sĩ Văn Cao. Ngày nay, âm thanh của ca khúc vẫn thường xuyên vang lên, đặc biệt là trong dịp kỷ niệm ngày Giải phóng thủ đô 10/10.

"Tiến về Hà Nội" là một sáng tác nổi bật của nhạc sĩ Văn Cao. Bài hát là lời reo vui của ngày quân giải phóng Việt Nam từ năm cửa ô tiến về tiếp quản Thủ đô. Được sáng tác vào năm 1949, "Tiến về Hà Nội" được xem là ca khúc "kì lạ" nhất viết về ngày này, tức là ra đời trước 5 năm khi sự kiện diễn ra. Với lời ca hào hùng, khí thế và sôi nổi, ngày nay, bài hát vẫn thường vang lên, nhất là trong những dịp kỷ niệm ngày mùng 10 tháng 10, cũng như trở thành một "khúc ca khải hoàn" của người Hà Nội.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàn cảnh ra đời[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, Tổng khởi nghĩa tháng Tám thắng lợi ở Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh đã giành chính quyền từ tay phát xít Nhật. Tuy nhiên, chỉ sau một tháng, vào ngày 23 tháng 9, với danh nghĩa giải giáp quân Nhật và cùng với sự giúp đỡ của quân Anh, quân Pháp nổ súng tái chiếm miền Nam. Tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" ngày 19 tháng 12 năm 1946. Tháng 10 năm 1947, thực dân Pháp phát động cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc. Tuy nhiên, chỉ sau 75 ngày đêm, Pháp lệnh rút quân vì không đạt được mục tiêu chiến dịch, lại bị thiệt hại nặng và có nguy cơ bị bao vây tiêu diệt.

Cuối năm 1948, nhạc sĩ Văn Cao cùng với nhà văn Nguyễn Đình Thi và hoạ sĩ Tô Ngọc Vân công tác tại Chi hội Văn nghệ Liên khu 3. Vì lúc đó đang là "thời kì cầm cự", chiến tranh có thể kéo dài nên ông cùng gia đình đi bộ về đến chợ Đại ở huyện Ứng Hòa, Sơn Tây, hành trình ấy mất gần một tháng. Đây từng được xem là "thủ phủ" của các văn nghệ sĩ trong thời kì chống Pháp.

Khoảng giữa năm 1949, các văn nghệ sĩ trong đó có nhạc sĩ Văn Cao tham dự một buổi họp tại vùng căn cứ địa Việt Bắc. Họ được giao nhiệm vụ "nhanh chóng viết những ca khúc động viên bộ đội và nhân dân chiến đấu". Văn Cao lúc đó đã hứa hẹn với người lãnh đạo sẽ viết một ca khúc về Hà Nội: "Riêng về nhiệm vụ công tác của tôi là phải sáng tác một bài hát cho Hà Nội. Tôi còn nhớ trong một buổi họp chi bộ ở Liên khu 3 tôi đã hứa với các đồng chí Khuất Duy Tiến và đồng chí Lê Quang Đạo là tôi sẽ viết một ca khúc về Hà Nội". Chỉ trong hai tuần lễ, nhạc sĩ đã viết xong ca khúc "Tiến về Hà Nội", khi ấy đang là mùa xuân, tức ra đời trước 5 năm trước khi Quân đội Nhân dân Việt Nam tiếp quản Hà Nội. Bài hát sau đó được Khuất Duy Tiến, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội lúc đó, cho in lên tờ báo Thủ đô. Ngoài ra, trong thời gian này, nhạc sĩ còn sáng tác bài "Tổng phản công" nhưng do ca khúc "Tiến về Hà Nội" tạo tiếng vang lớn nên bài hát ít được nhắc tới.

Tiếp nhận[sửa | sửa mã nguồn]

Cuối năm 1949, quân Pháp mở trận càn lớn ở Hà Nam Ninh, rồi đánh lên Hòa Bình khiến cho toàn bộ văn khu 3, trong đó có cả nhạc sĩ Văn Cao, phải rút lui. Ông cùng với một số người khác di chuyển sang Thái Bình. Cũng tại đây đầu năm 1950, nhạc sĩ Tạ Phước đã dàn dựng bài "Tiến về Hà Nội", cổ vũ quân đội và người dân. Tuy nhiên, lúc đó chiến tranh vẫn còn khốc liệt, bài hát dường như chưa thích hợp với bối cảnh lịch sử nên "bị cất vào kho". Dù vậy, ca khúc vẫn được các văn nghệ sĩ và người dân học thuộc và truyền miệng.

Ngày 10 tháng 10 năm 1954, quân đội Việt Nam từ chiến khu tiếp quản Thủ đô, "Tiến về Hà Nội" mới được biết đến. Nhưng chính Văn Cao lại không có mặt ở Hà Nội để chứng kiến. Khi ấy Văn Cao đang theo phái đoàn văn hóa sang thăm Liên Xô và Trung Quốc, do ông Trần Huy Liệu làm trưởng đoàn. Về sau, ông kể: "Tiếc là ngày Hà Nội đón đoàn quân chiến thắng trở về tôi vì bận đi công tác nên không có mặt trong giờ phút thiêng liêng đó để được chứng kiến một cảnh tượng tưng bừng và náo nhiệt chưa từng có với rừng người tay cầm cờ hoa vẫy chào đoàn quân tiến vào thủ đô, trong tiếng loa phóng thanh của bài hát Tiến về Hà Nội".

Năm 2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn cập nhật danh sách 324 bài hát được cấp phép lưu hành, biểu diễn nhưng một số sáng tác đã được phổ biến rộng rãi trong quần chúng của nhạc sĩ Văn Cao, gồm cả "Tiến về Hà Nội" không có trong danh sách. Điều này đã gây ra bức xúc, tranh cãi, sau đó Cục đã phải đính chính lại rằng đây là các ca khúc được phổ biến rộng rãi chứ không phải cấp phép mới.

Chủ Đề