Bài tập the dục cho người bệnh gút năm 2024

Bệnh gút tập thể dục thế nào là phân vân của rất nhiều người bệnh. Tập thể dục không chỉ giúp nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai mà nó còn giúp cho quá trình điều trị bệnh được nhanh chóng cũng như đơn giản hơn rất nhiều.

1. Vai trò của tập thể dục đối với người mắc bệnh gút

Giảm cân:

Tập thể dục có thể giúp cho người tập giảm cân một cách cực kì nhanh chóng và hiệu quả bền vững. Đặc biệt với những người mắc bệnh gút thì cân nặng cũng chính là một nguyên nhân gây nên bệnh. Bạn hoàn toàn có thể hạn chế lượng Acid uric trong máu để giúp bệnh gút không xuất hiện và gây đau đớn cho cơ thể.

Ngăn chặn các cơn phát tác:

Tập thể dục hoàn toàn có thể ngăn chặn những cơn phát tác của bệnh gút cực kì hiệu quả. Nó còn giúp cho các khớp được bôi trơn, máu bên trong có thể lưu thông dễ dàng. Tuy nhiên, một điều mà bất cứ ai cũng cần phải lưu tâm đó là bạn phải tập luyện đúng cách để không dẫn tới tình trạng viêm cơ.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bai_tap_the_duc_phu_hop_voi_nguoi_bi_benh_gut_a88cb42cf4.jpg]Tập thể dục rất tốt cho người mắc bệnh gút

2. Bài tập thể dục phù hợp với người bị bệnh gút

Bài tập giãn cơ

Bài tập giãn cơ có thể giúp cơ thể bạn giảm được sự tích tụ axit uric. Bên cạnh đó nó còn tạo nên sự linh hoạt cũng như tăng khả năng hoạt động cho các cơ so với bình thường.

Bài tập lưng + cơ đùi sau

Bạn ngồi trên sàn và duỗi 2 chân ở trước mặt. Cố gắng vươn mình ra phía trước cho tới khi nào tay chạm tới gót chân. Giúp nguyên tư thế trong 15 giây sau đó tiếp tục lặp lại 3 lần nữa là được.

Bài tập vai

Khi tập bài tập này bạn nên tiến hành khởi động toàn bộ cơ thể. Tay luôn để sát theo cơ thể rồi tiến hành cuộn người về phía trước 30 giây sau đó cuộn người về phía sau 30 giây.

Bơi lội

Bơi và aerobic dưới nước được coi là những bài tập tuyệt vời giúp cho cơ được tăng các chức năng. Khi bạn di chuyển trong nước thì cơ của bạn sẽ phải chịu ít lực hơn nên ít khi bị chấn thương.

Bạn nên tập luyện một cách từ từ và tăng dần thời gian đi bơi để cơ thể có thể thích nghi tốt nhất. Nên bắt đầu với 1 tuần 2 lần và tăng thêm về sau. Nếu duy trì được thói quen tập luyện này chắc chắn cơ thể bạn sẽ cho lại những phản hồi rất tích cực mà bạn cũng không thể ngờ tới.

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/bai_tap_the_duc_phu_hop_voi_nguoi_bi_benh_gut1_e2c6d96051.jpg]Bơi lội giúp cho người bệnh gút được vận động xương khớp

Bài tập Aerobic + bài tập Cardio nhẹ nhàng.

Các bài tập Aerobic hay Cardio giúp cơ thể tăng cường oxy chuyển hóa axit trong cơ thể và cải thiện rất tích cực chức năng của phổi. Bạn nên chọn những bài tập nhẹ nhàng và bắt đầu với một thời gian tập luyện ngắn. Khi cơ thể có thể quen dần với cường độ thì tăng dần thời gian tập luyện cũng như các động tác khó. Hãy nhớ rằng, bạn đang mắc bệnh gút và bạn phải có một hình thức tập luyện nhẹ nhàng hơn so với những người bình thường.

Chắc chắn rằng ai mắc bệnh gút đều có thể duy trì cho mình thói quen tập một trong ngày bài tập kể trên nếu người đó kiên trì. Chúng ta hoàn toàn có thể giúp cơ thể khỏe lên mỗi ngày nếu biết tập những bài tập phù hợp.

Nhiều người cho rằng, khi bị bệnh Gout nên tránh vận động nhiều để giảm đau. Tuy nhiên, đây là quan điểm không chính xác, vận động và tập thể dục thường xuyên rất tốt cho sức khỏe kể cả người bệnh Gout. Hãy cùng Dược Điển Việt Nam tìm hiểu ngay các bài tập cho người bị bệnh Gout qua bài viết dưới đây.

Đối với người bệnh Gout hoặc nồng độ Acid uric cao, việc hạ Acid uric là ưu tiên hàng đầu. Có thể dùng thuốc điều trị hoặc các biện pháp khác như uống nhiều nước, chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục…

Tuy nhiên, tập thể dục không đúng cách sẽ mang lại nhiều tác hại nguy hiểm. Nếu vận động ít và chuyển hóa Acid uric chậm làm tăng tích lũy chúng ở khớp và các mô, khiến bệnh nặng hơn. Ngược lại, vận động quá sức có thể làm nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm của bệnh Gout như đau ngực do gắng sức, tăng/hạ đường huyết quá mức, tổn thương cơ, xương khớp.

Tập thể dục không đủ hoặc quá sức cũng là nguyên nhân khiến bệnh tái phát và nặng hơn. Vì vậy, các bài tập vừa sức, phù hợp là vô cùng quan trọng với người bệnh Gout.

II. Tác dụng của tập thể dục với bệnh Gout

Đối với người chưa mắc bệnh Gout, tập thể dục hàng ngày giúp cơ thể tăng chuyển hóa các chất, tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh. Ở người bị Gout, các bài tập vừa sức cũng mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:

– Giảm Acid uric máu và nguy cơ tái phát cơn Gout cấp.

– Tăng cường đào thải Acid uric.

– Hỗ trợ bảo vệ xương khớp, ngăn ngừa thoái hóa, biến dạng khớp.

– Nâng cao sức khỏe, duy trì khả năng vận động, di chuyển bình thường của các khớp.

Tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể

– Tăng độ dẻo dai và sức mạnh của cơ.

– Giảm cân, từ đó giảm gánh nặng lên các khớp.

– Tăng cường sức khỏe tim mạch.

Trước khi bắt đầu tập luyện, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về các bài tập phù hợp, không tự ý tập luyện các bài tập quá sức, khiến bệnh trở nên nặng hơn

III. Các bài tập cho người bệnh Gout

Tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ giúp tăng đào thải Acid uric, ngăn cản sự tích lũy Acid uric ở các khớp. Người bệnh có thể tham khảo các bài tập sau đây:

1. Giãn cơ

Bài tập nhằm làm giảm tích tụ Acid uric trong cơ thể, làm tăng sự linh hoạt và khả năng hoạt động của các cơ.

– Giãn cơ tay: Đan xen ngón tay vào nhau, đưa hai tay lên trên đầu, đẩy bàn tay hướng lên trên và giữ lại.

– Giãn cơ tay + vai + ngực:

+ Hai tay để thẳng song song với nhau, đưa từ từ ra phía sau.

+ Nắm hai tay lại, kéo mạnh ra sau cho đến khi vai căng ra.

+ Giữ chặt khoảng 30s rồi đưa tay về vị trí ban đầu.

+ Thực hiện lặp lại 5 lần.

– Giãn cơ liên sườn: Nắm chặt khuỷu tay với bàn tay đối diện, kéo nghiêng sang một bên.

Bài tập giãn cơ giúp tăng sự dẻo dai cho các khớp

– Giãn cơ vai: Dang rộng 2 tay và hướng ra ngoài, kéo cánh tay ra sau tới mức tối đa.

– Giãn cơ đùi sau và bắp chân: Ngồi với tư thế hai chân duỗi thẳng, chống hai tay sát hông, từ từ gập thân trên sao cho đầu tiến sát tới đầu gối.

– Cổ tay:

+ Hai tay dang ngang, đứng thẳng người.

+ Nắm chặt hai tay, xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ, giữ khoảng 30s sau đó xoay ngược lại 30s.

– Xoay người:

+ Ngồi đặt hai chân duỗi thẳng.

+ Vắt chân trái qua bên chân phải dựng đứng.

+ Tay phải chống ra sau từ từ quay người sang phải giữ một lúc và thực hiện ngược lại.

2. Yoga

Các động tác yoga tương đối nhẹ nhàng không cần phải gắng sức giúp điều chỉnh nhịp thở, kéo giãn cơ, dẻo dai xương khớp. Người bệnh Gout có thể thực hiện một số động tác như sau:

– Ngồi thiền: Tư thế quen thuộc trong yoga, giúp điều hòa hơi thở, tăng cường tuần hoàn máu và trao đổi chất. Động tác này không đòi hỏi người tập phải vận động nhiều, phù hợp với người thường xuyên gặp các cơn đau nhức ở khớp.

Yoga giúp tăng sự linh hoạt cho các khớp

– Tư thế chiến binh:

+ Tư thế này khiến người tập phải vận động toàn bộ cơ thể, tác động đến xương khớp và cơ bắp, giúp đốt cháy calo, duy trì cân nặng, giảm gánh nặng lên các khớp.

+ Thực hiện trong 10-15 phút:

Chân phải bước về phía sau, chân trái khuỵu xuống một góc 90 độ.

Đưa hai bàn tay ra trước và đưa cao hơn đầu, kéo cơ thể về phía sau, hít thở đều đặn.

Thực hiện tương tự với chân còn lại.

3. Bơi lội

Giúp thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường chức năng của tim, phổi. Bơi lội còn giúp cải thiện vóc dáng, giảm béo, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đối với người bị gout, không thuận tiện cho việc chạy nhảy, bơi lội là bài tập khá phù hợp để rèn luyện sức khỏe.

Bơi lội làm giảm tích lũy Acid Uric ở các khớp

Ngoài ra, bơi lội còn tăng sự linh hoạt của các chi, tăng sức dẻo dai cho các khớp cột sống, hông, đầu gối.

4. Đạp xe

Bệnh Gout thường tác động lên các khớp chân, ngón chân, mắt cá chân, đầu gối… Khi đạp xe, toàn bộ các khớp xương được hoạt động, giúp loại bỏ mỡ thừa, ngoài ra, phần dịch khớp được tiết ra trong quá trình đạp xe làm tăng khả năng hoạt động, giảm sự đau nhức các khớp

Người bệnh nên tập với cường độ vừa phải, khoảng 30 phút mỗi ngày để giảm đau và ngăn ngừa tái phát.

5. Đi bộ

Đi bộ cũng là một bài tập rất tốt với người bệnh Gout. Đi bộ giúp tăng chuyển hóa các chất, trong đó có Acid uric.

Đi bộ rất tốt cho người bệnh Gout

Đi bộ thường xuyên giúp tăng độ linh hoạt cho các khớp xương và tăng khả năng phục hồi của khớp bị tổn thương. Ngoài ra đi bộ còn rất tốt cho hệ hô hấp và hệ tuần hoàn

6. Aerobic

Căn nguyên chính của bệnh Gout là tích lũy Acid uric. Lười vận động sẽ làm chậm quá trình đào thải Acid uric khiến các cơn đau Gout càng nặng hơn. Các bài tập sẽ giúp kiểm soát bệnh, thúc đẩy quá trình chữa bệnh.

Các bài tập Aerobic 30 – 45 phút mỗi ngày thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là tăng đào thải Acid uric, làm giảm nguy cơ hình thành các hạt Tophi.

Hãy bắt đầu với 10 phút mỗi ngày và tăng dần thời gian luyện tập giúp cơ thể linh hoạt hơn, ngăn ngừa các cơn đau Gout cấp.

IV. Lưu ý khi tập thể dục ở người bệnh Gout

Một số lưu ý cho người bệnh Gout khi tập thể dục:

– Không nên tập khi các đang tái phát cơn Gout cấp, điều này có thể khiến cơn đau nặng hơn.

– Duy trì các bài tập hàng ngày để tăng đào thải axit uric, ngăn ngừa bệnh Gout tái phát.

– Không nên cố tập quá sức, có thời gian tập luyện, nghỉ ngơi phù hợp.

– Chú ý bổ sung nước kịp thời, vận động vừa phải, tránh chấn thương do vận động thể thao.

Ngoài ra, người bệnh nên bổ sung thêm các thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể, giúp tăng sức đề kháng, tránh các sản phẩm chứa nhiều Purin, xem thêm: Ăn gì để phòng bệnh Gout?

Uống thuốc gì để giảm axit uric?

Thuốc Allopurinol là loại thuốc có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric có trong máu, từ đó giúp điều trị bệnh Gout, đặc biệt là bệnh Gout mạn tính và những bệnh liên quan do tăng acid uric máu.nullHướng dẫn sử dụng thuốc Allopurinol điều trị bệnh gout - Vinmecwww.vinmec.com › thong-tin-duoc › su-dung-thuoc-toan › huong-dan-su-...null

Người bệnh gout nên tập thể dục như thế nào?

Đi bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu... là những bài tập giúp tăng cường sức mạnh cho cơ và khớp, phù hợp với những người mắc bệnh gout. Bệnh gout là một loại viêm khớp do nồng độ axit uric trong cơ thể tăng cao, liên quan đến việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa purin như thịt đỏ, động vật có vỏ và uống rượu bia.30 thg 6, 2023nullNhững bài tập thể chất phù hợp với người bệnh gout - VnExpressvnexpress.net › Sức khỏe › Các bệnh › Cơ xương khớp › Y học thể thaonull

Bị đau gút uống thuốc gì?

Thuốc điều trị cơn gout cấp.

Thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid [NSAIDs] Các loại thuốc NSAIDs như aspirin, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen hay naproxen… ... .

Colchicine. ... .

Corticosteroid. ... .

Allopurinol. ... .

Febuxostat. ... .

Probenecid. ... .

Pegloticase. ... .

Lesinurad..

Cách đào thải axit uric nhanh nhất không phải ai cũng biết?

Những cách đào thải acid uric nhanh khỏi cơ thể.

Uống nhiều nước hơn mỗi ngày. Các chuyên gia khuyến cáo nên uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, chia nhỏ ra nhiều lần trong ngày. ... .

Ăn nhiều rau xanh. ... .

Uống cà phê ... .

Tránh rượu bia, nước ngọt. ... .

Bổ sung vitamin C. ... .

Tập thể dục thường xuyên. ... .

Tuân thủ điều trị.

Chủ Đề