Làm sao biết nhà đã hoàn công hay chưa

Việc hoàn công nhằm công nhận giá trị nhà, công trình xây dựng trên đất và được cập nhật trên sổ hồng. Không ít trường hợp xây nhà xong không quan tâm đến việc hoàn công, hoặc một số khác gặp khó khăn trong việc hoàn công và bỏ ngang thủ tục này. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc rất nhiều nhà ở xây dựng hoàn thiện, chủ nhà vào ở nhưng nếu xét về mặt giấy tờ pháp lý thì lại chưa được công nhận. Tất cả đều do nhà chưa hoàn công. Trong khuôn khổ của bài viết, Pháp lý giải pháp tài chính muốn đưa đến các bạn cái nhìn rõ ràng và chính xác nhất về hoàn công nhà ở theo quy định của pháp luật hiện hành.  

1. Chủ thể có quyền thực hiện thủ tục hoàn công

2. Điều kiện hoàn công xây dựng nhà ở

3. Mua nhà chưa hoàn công sau đó thực hiện hoàn công được không?

4. Những lý do dẫn tới nhà chưa hoàn công

5. Những rủi ro khi mua nhà chưa hoàn công

6. Pháp lý giải pháp tài chính giúp gì được cho bạn?

Nhu cầu

0

số hồng hoàn công

Sổ hồng hoàn công là gì? Những thủ tục tiến hành cần sổ hồng hoàn công ra sao? Đây là một số câu hỏi chắc chắn được rất nhiều người quan tâm và muốn biết câu trả lời chắc chắn. Để hiểu rõ hơn các vấn đề này. Hôm nay, Meeyland sẽ giải đáp những thắc mắc của người dùng qua bài viết dưới đây.

Sổ hồng hoàn công là gì?

Sổ hồng hoàn công là gì? đây là sổ hoàn công xây dựng. Sổ hồng hoàn công chính là một thủ tục mà qua đó, ghi nhận được những công trình xây dựng đã được hoàn thành sau khi được cấp giấy phép xây dựng. Bên cạnh đó, không chỉ xác nhận công trình xây dựng đã được hoàn thành, sổ hoàn công còn cho phép ghi nhận việc thực hiện xong các kết quả nghiệm thu công trình sau xây dựng.

Đây là một thủ tục hành chính bắt buộc trong quá trình xây dựng công trình, nhà cửa cũng như những sự kiện phát sinh từ các chủ thi công và nhà thầu đầu tư, thi công. Quy trình hoàn công thường sẽ được thực hiện bởi chính những chủ đầu tư hoặc chủ nhà. Trong thực tế, rất nhiều chủ đầu tư và chủ nhà đã sơ suất về mặc pháp luật, chỉ chủ ý đến quá trình cấp phép giấy thi công và xây dựng. Mà quên đi rằng cần phải hoàn tất khâu hoàn công sau cùng để các thủ pháp lý được hợp pháp.

Sổ hồng hoàn công là gì?

Không chỉ vậy, sổ hoàn công là một trong những điều kiện tiên quyết để một người chủ nhà có thể xin cấp lại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà cửa cũng như những tài sản có gắn liền với đất đai. Trong đó, sổ hoàn công sẽ là mặt tiền đề để thể hiện những tình trạng nhà đất sau khi sử dụng đã bị thay đổi như thế nào.

Bản vẽ hoàn công là gì?

Bên cạnh sổ hồng hoàn công, một yếu tố cần phải lưu ý chính là bản vẽ hoàn công, đây là giấy tờ không thể thiếu để thực hiện một thủ tục hoàn công thông thường. Bản vẽ hoàn công là một bản vẽ thể hiện tình trạng cũng như số liệu của các công trình sau khi thi công, khi nhìn vào những bản vẽ này, người sử dụng có thể xem xét và so sánh nó với kết quả thực tế thu được. Nói một cách đơn giản hơn, bản vẽ hoàn công chính là công cụ giúp người sử dụng xem được những thay đổi của thiết kế sau khi xây dựng với thiết kế gốc.

Bản vẽ hoàn công

Về mặt pháp lý, các bản vẽ hoàn công sẽ giúp cho các Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định được chủ nhà hoặc nhà đầu tư có làm đúng theo quy định và những thông tin được ghi trên giấy phép xây dựng hay chưa. Bên cạnh đó, bản vẽ hoàn công còn giúp chủ nhà nắm được hầu hết tình trạng của các hạng mục của công trình thi công bởi các bộ phận cũng như chi tiết đều được liệt kê và có thông số tỉ mỉ.

Thủ tục hoàn công công trình

Sau khi đã nắm được sơ bộ về sổ hồng hoàn công là gì và bản vẽ hoàn công có vai trò như thế nào. Bạn sẽ đi đến trình tự thực hiện các bước trong thủ tục hoàn công như sau:

Bước 1: Sau khi hoàn thành các công trình thi công, nhà ở,… chủ nhà hoặc người đứng đầu thi công cần lên Ủy ban nhân dân Quận/Huyện hoặc các cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu người xuống kiểm tra hiện trường và xem xét một cách tỉ mỉ. Quá trình này cần đợi một thời gian để có câu trả lời từ những nhà chức năng.

Sổ hồng hoàn công công trình

Bước 2: Sau khi đã đặt lịch hẹn với cơ quan chức năng. Đúng ngày hẹn, yêu cầu phải có mặt của chủ nhà, chủ đầu tư và nhà thầu thiết kế, thi công và xây dựng,… để nói chuyện trực tiếp và chỉ dẫn cho cơ quan chức năng. Sau đó, đại diện của bên cơ quan chức năng sẽ tiến hành đo đạc và kiểm tra kích thước tổng thể của công trình.

Cung cấp những giấy tờ cho cơ quan chức năng

Tuy nhiên, luật ban hành cũng cho phép người chủ đầu tư và nhà thầu thi công tự xây dựng một bản nghiệm thu công trình. Và ký tên cùng nhau để chịu trách nhiệm về những phát sinh sai sót sau khi thực nghiệm. Điều này giúp tiện lợi hơn cho các cơ quan chức năng, bởi giờ đây nhân viên không cần phải xuống để đo đạc hoặc giám sát nữa.

Cuối cùng, chủ đầu tư sẽ chuẩn bị thêm một số giấy tờ khác cùng biên bản nghiệm thu để trình lên cơ quan chức năng. Song song với đó, người chủ cũng cần hoàn thành sổ hồng hoàn công và những giấy tờ có liên quan để nộp lên Ủy ban nhân dân. Sau đó, hoàn thành nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.

Các giấy tờ liên quan đến hồ sơ hoàn công

Bên cạnh sổ hồng hoàn công là gì? Để thực hiện thủ tục hoàn công, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ có liên quan như sau:

  • Giấy phép xây dựng.
  • Hồ sơ thiết kế và bản vẽ xây dựng.
  • Bản vẽ hoàn công.
  • Báo cáo kết quả kiểm định, nghiệm thu.
  • Báo cáo kết quả khảo sát công trình.

Trên đây là những giấy tờ cơ bản cần có, tùy theo vào các cơ quan chức năng mà giấy tờ liên quan yêu cầu có thể khác nhau. Như vậy, bài viết đã giới thiệu cho bạn sổ hồng hoàn công là gì và trình tự các bước thực hiện thủ công hoàn công. Truy cập Meeyland để xem thêm nhiều thông tin bổ ích khác về luật bất động sản, phong thủy, trang trí tiểu cảnh sân vườn đẹp, trang trí nội thất,…

Nguồn: //liendoanluatsu.com/

Trên thực tế, nhiều người vẫn mua nhà ngay cả khi chủ sở hữu chưa có giấy hoàn công để được giá rẻ hơn. Song, cũng không ít trường hợp tiềm ẩn những rủi ro khôn lường cho người mua. Dưới đây là 5 rủi ro phổ biến thường gặp. 

Theo luật đất đai “giao dịch mua bán nhà ở buộc phải có Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở“ – Trích luật: Điều 118, 119, 120 của Luật Nhà ở 2014 và một số điều trong Luật Đất đai 2013. 

Thế nhưng, hiện không ít người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh đã mua những căn nhà chỉ có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một tờ giấy cam kết viết tay xác nhận chuyển quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất mà không hề ý thức được chính họ là người duy nhất phải chịu thiệt thòi trong những giao dịch mua bán nhà như vậy.

Nắm bắt được tâm lý thích mua nhà phố, gần trung tâm thành phố, tiết kiệm thời gian, công sức xây dựng của một bộ phận người dân, giới đầu tư mua đất, đăng ký tách thửa, phân lô và xây nhà kinh doanh. Hầu hết các căn nhà sau khi hoàn thiện được chào bán ngay mà không có thủ tục hoàn công, gây ra những rắc rối về sau cho người mua.

Hoàn công là gì?

“Hoàn công [hoặc còn gọi là hoàn công xây dựng hay hoàn thành công trình] là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa. Nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công, có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng. Hoàn công có ý nghĩa là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng, trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công” – Trích theo Căn cứ theo Quyết định số 21/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2013 của UBND TP.HCM về Hoàn Công.

Đây là thủ tục mà bất cứ công trình xây dựng nhà ở nào cũng phải thực hiện và nếu nhà chưa hoàn công thì chỉ do một trong hai nguyên nhân: Chủ nhà không đi làm hoàn công hoặc nhà xây sai phép nên không hoàn công được.

Nhà chưa hoàn công có làm thủ tục mua bán được không?

Theo luật Nhà ở, thì nhà ở muốn tham gia giao dịch chuyển nhượng thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhà ở đã được xây dựng xong nhưng chưa tiến hành hoàn công, tức chưa được ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nên không thể tham gia giao dịch.

Trích nguồn luật Nhà ở: Căn cứ theo quy định tại Điều 118 Luật nhà ở 2014 quy định về điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch:

Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

  1. a] Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
  2. b] Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;
  3. c] Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  4. d] Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền. Các điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản này không áp dụng đối với trường hợp mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai. …”.

Như vậy, công trình xây dựng xong mà không làm thủ tục hoàn công thì không được lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà. Và để nhà có thể bán, nghĩa là đưa vào giao dịch dân sự, phải được công nhận tính pháp lý – được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà.

Nếu hai bên cố tình thực hiện giao dịch mua bán, người bán chỉ có thể làm thủ tục chuyển nhượng đất mà không thể chuyển nhượng căn nhà trên đất. Nhiều người cho rằng việc hoàn công và mua bán nhà không liên quan đến nhau. Tuy nhiên, hoàn công là thủ tục hợp thức hóa việc sở hữu căn nhà, nếu chủ nhà không hoàn công thì việc mua bán sẽ khó thực hiện.

Điển hình như trường hợp của chị Cúc sống tại huyện Bình Chánh, TP.HCM. Chị Cúc sở hữu một ngôi nhà cấp 4 đã có giấy phép xây dựng hợp lệ tại xã Vĩnh Lộc B. Nay chị muốn bán nhà, bên mua và bên bán đã công chứng xong nhưng UBND xã không giải quyết, yêu cầu phải làm hoàn công nhà mới được phép chuyển nhượng. Tuy nhiên, ngôi nhà của chị Cúc không hoàn công được vì xây dài hơn so với giấy phép 1m. Do đó người mua đổi ý không mua nhà của chị Cúc nữa.

Rủi ro khi mua bán nhà chưa hoàn công

Nhà chưa hoàn công có bán được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trên thực tế, nhiều người vẫn mua nhà ngay cả khi chủ sở hữu chưa có giấy hoàn công để được giá rẻ hơn. Song, cũng không ít trường hợp tiềm ẩn những rủi ro khôn lường cho người mua. Cụ thể là:

  • Rủi ro thứ nhất, nếu nhà đó được cấp sổ đỏ nhưng chưa có giấy hoàn công thì người mua chỉ ký hợp đồng công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không thể chuyển nhượng nhà có trên đất. Điều này tức là, người mua hoàn toàn không có quyền sở hữu nhà mà chỉ được quyền sử dụng đất.
  • Rủi ro thứ hai, trong trường hợp giấy phép xây dựng đứng tên chủ sở hữu cũ thì người mua sau này nếu muốn thực hiện hoàn công sẽ cần xin chữ ký của chủ cũ. Giả sử họ không hợp tác thì rất khó để bạn có thể hoàn công và bán nhà nếu muốn chuyển đi.
  • Rủi ro thứ ba, nếu cơ quan chức năng rà soát đến căn nhà chưa hoàn công mà người mua vừa mua, bạn hoàn toàn có thể bị phạt hoặc cưỡng chế tháo dỡ những hạng mục xây sai phép. Ngoài ra, mua nhà chưa hoàn công cũng khá tốn kém chi phí nhằm sửa chữa để đưa nhà về đúng hiện trạng theo quy định trên giấy phép xây dựng nhằm thực hiện hoàn công.
  • Rủi ro thứ tư, khả năng đến một lúc nào đó, ngôi nhà lại nằm trong quy hoạch của địa phương, người mua sẽ không được xem xét đền bù giải phóng mặt bằng vì thực chất, giấy tờ sử dụng đất ở không chứng minh đã có tài sản trên đất.
  • Rủi ro thứ năm, không loại trừ có thể người mua mới bất ngờ cần đến tiền, muốn đem nhà đi thế chấp ngân hàng; chuyển đổi hay tặng lại cho con cái… Khi đó, người mua phải liên hệ lại với người bán, nhờ họ phối hợp với mình đi làm thủ tục hoàn công và chịu mọi chi phí phát sinh, mà lẽ ra việc này người bán nhà phải làm trước khi thực hiện giao dịch mua bán với họ.

Cuối cùng, rủi ro lớn nhất là không thể hoàn tất thủ tục hoàn công và người mua nhà sẽ không được Nhà nước công nhận quyền sở hữu về nhà ở. Trừ khi họ chủ động phá dỡ căn nhà đó, rồi xin cấp phép xây mới lại từ đầu và làm thủ tục hoàn công…

Nếu bạn mua để ở lâu dài và nhà có sổ đỏ, chưa có giấy phép hoàn công thì mới nên xem xét nên mua nhà loại này hay không.

Nếu bạn mua để ở lâu dài và nhà có sổ đỏ, chưa có giấy phép hoàn công thì mới nên xem xét nên mua nhà loại này hay không. Còn với người bán, để không bị ép giá, chịu thiệt thì nên hoàn thiện hoàn công trước khi chào bán ra thị trường.

Tóm lại, nhà đất có đầy đủ tính pháp lý vẫn là an toàn nhất. Dù mục đích chỉ để ở hay sau này có bán, tặng, cho, thì nhà cũng cần hoàn công nghiêm chỉnh. Với sự thương thảo của hai bên mua bán, chủ nhà có thể tìm cách thức phù hợp để hoàn công kịp thời trước khi chuyển nhượng cho bên kia.

So với việc hoàn công ngay sau khi nhà được xây dựng xong, thì nếu việc hoàn công làm sau đó, sẽ phức tạp và tốn thời gian hơn. Thủ tục hoàn công được xem là thủ tục nhỏ nhưng vô cùng cần thiết hiện nay bởi nó liên quan trực tiếp tới tính pháp lý của căn nhà, việc định giá tài sản sau này.

Thấu hiểu nhu cầu giao dịch bất động sản an toàn, hiệu quả. Propzy đã khảo sát và tuyển chọn kỹ lưỡng những ngôi nhà phù hợp nhất với bạn. Tham khảo ngay bộ sưu tập nhà Propzy Home dưới đây

Propzy

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề