Vì sao làm giả lệnh truy nã để nhập tịch

Bộ Công an khẳng định, cơ quan công an không gửi lệnh truy nã bằng tin nhắn điện thoại. Các tin nhắn với nội dung tương tự là giả mạo, người dân cần cảnh giác tránh không bị kẻ gian lợi dụng để lừa đảo.

Bộ Công an cảnh báo lệnh truy nã qua tin nhắn điện thoại là giả mạo

Gần đây nhiều người dân phản ánh việc nhận được các tin nhắn với nội dung "Lệnh truy nã". Nội dung tin nhắn này nêu rõ thời gian ra quyết định và hành vi bị truy nã, đồng thời yêu cầu người nhận tin nhắn tự giác trình diện. Khi nhận những tin nhắn nội dung tương tự nêu trên, không ít người hoang mang vì chưa được trang bị các kiến thức pháp luật cần thiết, từ đó tạo kẽ hở cho tội phạm lừa đảo lộng hành.

Bộ Công an khẳng định, cơ quan công an không gửi lệnh truy nã bằng tin nhắn điện thoại. Các tin nhắn với nội dung tương tự là giả mạo, người dân cần cảnh giác tránh không bị kẻ gian lợi dụng để lừa đảo.

Việc gửi, thông báo quyết định truy nã được quy định tại Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2012 hướng dẫn quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và Luật Thi hành án hình sự về truy nã do liên Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao ban hành.

Quyết định truy nã phải được gửi đến các địa chỉ gồm: Công an xã, phường, thị trấn, công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã; công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn, hoặc gửi đến tất cả công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cục Cảnh sát truy nã tội phạm [Bộ Công an]; phòng cảnh sát truy nã tội phạm [công an cấp tỉnh], nơi ra quyết định truy nã; cơ quan hồ sơ nghiệp vụ [nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ]; viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã; tòa án nhân dân có yêu cầu cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.

Bên cạnh đó, quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã.

Quang Trung

Mới đây, VietNamNet phản ánh về tình trạng người dùng điện thoại nhận được tin nhắn với nội dung "lệnh truy nã". Đồng thời nội dung tin nhắn còn yêu cầu người nhận tin nhắn tự giác trình diện. Khi nhận những tin nhắn nội dung tương tự nêu trên, không ít người hoang mang vì chưa được trang bị các kiến thức pháp luật cần thiết; tạo kẽ hở cho tội phạm lừa đảo lộng hành. 

Liên quan đến nội dung trên, trả lời P.V VietNamNet, đại diện của Bộ Công an khẳng định, cơ quan công an không gửi lệnh truy nã bằng tin nhắn điện thoại. Các tin nhắn với nội dung tương tự là giả mạo, người dân cần cảnh giác tránh không bị kẻ gian lợi dụng để lừa đảo. 

Ngày 15/3, luật sư Nguyễn Thanh Hải cho biết, thời gian gần đây, không ít người dân hoang mang khi nhận được tin nhắn với nội dung lệnh truy nã, yêu cầu tự giác trình diện và nếu không thực hiện sẽ bị chuyển giao cho công ty đòi nợ thuê, bị truy tìm, xử lý.

"Nếu không cảnh giác, tội phạm lừa đảo sẽ có cơ hội thực hiện các hành vi phạm tội và người chịu thiệt hại, không ai khác chính là người dân", luật sư Hải nhận định. 

Luật sư Nguyễn Thanh Hải

Theo ông Hải, thủ đoạn gian dối, giả mạo để chiếm đoạt tài sản như vậy gây ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan nhà nước, gây nhiễu loạn thông tin, tác động xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội.

Luật sư Hải thông tin, đối với những hành vi vi phạm này khi bị phát hiện, điều tra, hoàn toàn có thể bị xem xét xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. 

Cụ thể, đầu tiên đây là hành vi giả mạo cơ quan điều tra, cơ quan có thẩm quyền khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Đối với hành vi này, tùy theo số tiền mà các đối tượng này chiếm đoạt được của bị hại, nếu chưa đủ cấu thành tội phạm thì xử lý hành chính.

"Theo điểm c, khoản 1, điểm b khoản 2 điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP: Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản; Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản", ông Hải viện dẫn. 

Ngoài ra, theo ông Hải, nếu đủ yếu tố cấu thành tội danh thì người có hành vi giả danh cơ quan điều tra, cơ quan có thẩm quyền khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự. Khung hình phạt cao nhất của tội này lên đến tù chung thân. 

Cụ thể, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân: Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên”. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trách nhiệm của nhà mạng

Khi đề cập đến trách nhiệm của các nhà mạng, luật sư Nguyễn Thanh Hải cho biết, khoản 2, điều 26 Luật An ninh mạng có quy định doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm xác thực thông tin khi người dùng đăng kí tài khoản số. 

"Ngoài ra, các nhà mạng có nhiệm vụ ngăn chặn việc chia sẻ thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5, Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng chức năng có thẩm quyền. Ngoài ra, nhà mạng phải lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của Chính phủ", ông Hải nêu.

Một đoạn tin nhắn với nội dung "lệnh truy nã"

Luật sư Hải cho biết thêm, cũng tại Điều 9 Luật An ninh mạng quy định, người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

"Hiện tại, với hành vi vi phạm của các đối tượng trên, nếu việc thực hiện giao kết giữa các doanh nghiệp viễn thông và họ tuân thủ đúng pháp luật về cung ứng dịch vụ viễn thông thì nhà mạng rất khó “quản lý” được nội dung tin nhắn mà họ nhắn đi, nhắn cho ai, đối tượng nhắn là gì? Chỉ khi có cơ quan chức năng tiến hành điều tra, yêu cầu các các doanh nghiệp viễn thông phối hợp để điều tra thì lúc này trách nhiệm của các nhà mạng mới thực sự rõ nét", ông Hải nhìn nhận. 

Đáng chú ý, luật sư Nguyễn Thanh Hải cho biết, còn một tình huống khác phổ biến có thể xảy ra đó là các tin nhắn giả mạo này không xuất phát từ hệ thống của các doanh nghiệp viễn thông mà được phát tán thông qua các thiết bị phát sóng di động giả mạo.

Đoàn Bổng

Trước việc nhiều người dân nhận tin nhắn điện thoại với nội dung cơ quan công an phát lệnh truy nã và yêu cầu trình diện, đại diện Bộ Công an lên tiếng cảnh báo.

Bắt đối tượng chuyên làm giả giấy tờ, trốn truy nã từ Bình Dương lên Đắk Lắk

[NLĐO] - Đối tượng trốn truy nã từ Bình Dương lên Đắk Lắk nằm trong đường dây chuyên làm giả căn cước công dân, giấy phép lái xe, các loại bằng cấp, hồ sơ xin việc.

  • Bắt nghi phạm chém người rồi lẩn trốn vào rừng VQG Phong Nha - Kẻ Bàng

  • Bắt đối tượng bị truy nã đặc biệt sau 11 năm lẩn trốn

  • Bắt giữ 1 phụ nữ 23 năm lẩn trốn, bị truy nã về tội giết người

  • Vụ nam thiếu niên bị “chôn sống”: Bắt nghi phạm cầm đầu sau nhiều tháng lẩn trốn

Sáng 19-6, Phòng Cảnh sát cơ động - Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết đã bàn giao đối tượng Tống Thanh Trí [32 tuổi, ngụ trú tại xã Dliê Yang, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk] trong đường dây chuyên làm giả các loại giấy tờ cho Công an TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương để điều tra theo thẩm quyền.

Đối tượng Tống Thanh Trí tại cơ quan công an

Theo cơ quan công an, khoảng tháng 10-2019, Trí đang làm công nhân tại tỉnh Bình Dương và có quen biết với Bàng Văn Phúc [31 tuổi, quê ở tỉnh Bắc Kạn]. Thời điểm này, Phúc không có việc làm nên đã nhờ Trí làm giả một bộ hồ sơ để đi xin việc.

Thông qua mạng xã hội, Trí đã liên hệ với một đối tượng khác và làm được hồ sơ cho Phúc. Tuy nhiên, sau khi Phúc cầm bộ hồ sơ giả đi xin việc thì bị phát hiện.

Sau đó, Công an TP Thủ Dầu Một ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Tống Thanh Trí để điều tra về hành vi làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Đến ngày 1-5-2021, Trí bỏ trốn khỏi nơi cư trú nên Công an TP Thủ Dầu Một đã ra lệnh truy nã.

Đến ngày 18-6, đối tượng Trí đã bị lực lượng cơ quan phát hiện, bắt giữ khi đang lẩn trốn tại huyện Ea H’leo.

Theo cơ quan công an, Trí là 1 trong 7 thành viên của đường dây chuyên làm giả các loại giấy tờ như: Căn cước công dân, giấy phép lái xe, các loại bằng cấp, hồ sơ xin việc làm… Mỗi bộ hồ sơ giả, các đối tượng thu từ 5 đến 10 triệu đồng.

C. Nguyên

Video liên quan

Chủ Đề