Tại sao card màn hình không chạy

Đa số các dòng Laptop đời mới hiện nay đều được tích hợp cả Card màn hình Onboard và Card màn hình rời. Khi bạn sử dụng các phần mềm nhẹ hoặc đơn giản chỉ là lướt web, soạn thảo văn bản … không thôi thì máy tính sẽ sử dụng Card Onboard để tiết kiệm điện năng.

Còn ngược lại, máy tính của bạn sẽ tự động sử dụng Card rời khi bạn chạy các ứng dụng, phần mềm hoặc chương trình nặng để nhằm mục đích nâng cao hiệu suất làm việc của máy tính.

Và lẽ đương nhiên, trước khi bán ra thì trường thì nhà sản xuất đã thiết lập sẵn cho các bạn hết rồi.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có thể là do máy tính của bạn bị lỗi hoặc cũng có thể là do bạn cài đặt thiếu driver … dẫn đến lỗi hệ thống không thể tự động chuyển sang Card màn hình rời khi bạn chạy các phần mềm hay ứng dụng nặng.

Vậy trong trường hợp này bạn phải xử lý như thế nào ? nếu bạn đang đặt ra câu hỏi bên trên và bạn đang bế tắc thì mời bạn theo dõi bài hướng dẫn sau đây nhé.

Đọc thêm:

#1. Kiểm tra xem máy tính đã có đầy đủ driver của Card màn hình hay chưa?

Okey ! Để xem máy tính của bạn đã cài đặt đầy đủ driver cho Card màn hình chưa thì bạn làm như sau:

Thực hiện:

Nhấn chuột phải vào Computer [This PC] => chọn Manage => chọn tiếp Device Manager => sau đó ở cột bên phải bạn hãy tìm đến phần Display adapter như hình bên dưới.

Nếu có 2 dòng như hình bên trên thì có nghĩa là máy tính của bạn đã được cài đặt driver đầy đủ rồi đó. Còn nếu chưa có thì sao ? Rất đơn giản thôi, bạn hãy vào bài viết này để cài đặt driver Card màn hình nhé.

#2. Thiết lập để tự động sử dụng Card rời khi chạy phần mềm bất kỳ

Có nghĩa là ngoài chế độ tự động chuyển sang sử dụng Card rời khi sử dụng các phần mềm nặng do nhà sản xuất thiết lập sẵn cho bạn ra, thì bạn có thể tự thiết lập theo ý của bạn.

Thực hiện:

Nhấn chuột phải vào màn hình Desktop => chọn Configure Switchable Graphics như hình bên dưới. Nếu như ở menu chuột phải không có thì bạn có thể tìm kiếm thông qua thanh Search có trên Windows.

Note: Đây là phần Config của Card rời AMD, các hãng card rời khác bạn làm hoàn toàn tương tự nhé.

Cửa sổ cấu hình hiện ra, tại phần Graphics Settings có các lựa chọn như:

  • High performance
  • Power saving.
  • Based on power source.

=> Chọn High performance đối với các ứng dụng/phần mềm mà bạn muốn nó sử dụng Card rời => sau đó nhấn Apply để áp dụng thay đổi.

Tương tự đối với Card màn hình NVIDIA

Bạn có thể vào phần quản lý của nó thông qua Menu chuột phải.

Đây là phần giao diện cấu hình của Card NVIDIA. Tại đây bạn có thể chọn Auto-select để máy tính tự động chuyển sang Card rời khi sử dụng các ứng dụng nặng.

Hoặc là bạn có thể chuyển qua tab Program Settings nếu như bạn muốn thiết lập thủ công các ứng dụng/phần mềm sẽ sử dụng Card rời.

#3. Lời kết

Okey, như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho các bạn cách thiết lập tự động sử dụng Card màn hình rời khi sử dụng các phần mềm hoặc các chương trình nặng rồi nhé.

Một thủ thuật nhỏ nhưng mình nghĩ là rất hữu ích trong nhiều trường hợp 😀 Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Cắm card màn hình máy không lên hình

E không rành lắm nên đôi chỗ viết rất vụng mong cám bác thông cảm Chào các bác máy e dạo này dở chứng quá, e đang xài con card rời 256m thì bỗng nhưng 1 ngày mở máy không lên màn hình, reset nhiều lần thì lâu lâu lên, nhưng tới giờ thì không lên màn hình luôn Máy vẫn chạy, tất cả đều hoạt động trừ màn hình , nó đen như lúc chưa mở máy á E rút cáp ra cắm qua công trên main thì cũng như vậy Khi em gỡ hẳn cảrd rời khỏi main xài card onbroad thì lên mình thường E vừa mua con card 1g mới về cắm vào khe, cáp vẫn để onbroad nhưng vẫn không lên Card này mua lại của bạn, chưa có driver nên không cắm thẳng cáp vô được

Các bác giúp em chuẩn bệnh với :s main mới mua vài tháng đã đem đi bảo hành từ lúc nó dở chứng nhưng về vẫn không hết hic hic

2

67 bình luận

  • Thích
  • Yêu
  • Haha
  • Wow
  • Khóc
  • Giận

Card màn hình là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng để một chiếc máy tính có thể hoạt động và sử dụng đúng chức năng của nó. Tuy nhiên trong quá trình lắp đặt, nâng cấp hay sử dụng sẽ không tránh khỏi những lỗi, bất cập,... Một vài lỗi thường gặp với card màn hình có thể chỉ cần khởi động lại là được, nhưng cũng có những lỗi cần khắc phục một cách chuyên nghiệp hơn. Và những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây sẽ giúp đỡ bạn. 

Card màn hình là bộ phận không thể thiếu với một chiếc máy tính

Xem thêm: VGA - Card Màn Hình, Card Đồ Họa hiệu năng mạnh mẽ, chất lượng siêu bền, giá cả phải chăn 

Tổng hợp các lỗi thường gặp với card màn hình

Card màn hình chính là thiết bị vô cùng quan trọng trong việc nhận những thông tin đã được xử lý từ CPU và hiện lên màn hình bằng hình ảnh, video, con số, chữ cái,.. giúp người dùng có thể biết được. Tuy nhiên, đây cũng là bộ phận dễ bị lỗi nhất trong máy tính do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Dưới đây là tổng hợp một số lỗi phổ biến nhất và thường gặp nhất ở người dùng:

- Lỗi khi card màn hình hiển thị rất nhiều dọc ngang, sọc dọc, đứt quãng, chỗ thì dày đặc, khiến người dùng không thể nhìn nhận bất cứ thông tin nào.

- Hình ảnh hiển thị mờ nhòe, đôi khi còn ngả hẳn sang một tông màu khác biệt hơn. Điều này khiến việc quan sát trở lên khó khăn hơn.

- Quạt của card màn hình không hoạt động, nhiều lúc có hoạt động nhưng lại rất chậm, máy dễ bị nóng lên, không tản nhiệt. Đây là lỗi card màn hình rời PC mà người dùng thường gặp nhất hiện nay.

- Các chi tiết ở card đồ họa bị phồng lên, sưng to. 

- Màn hình có hiển thị hình ảnh, video, tuy nhiên lại có hiện tượng giật, lag, nhảy hình, nhấp nháy, chập chờn. 

- Trường hợp thay card mới nhưng lắp vào không lên được hình ảnh. 

- Lỗi driver khiến cho phông chữ, hình ảnh màu sắc bị lộn xộn, lung tung. 

- Trên màn hình có những điểm đốm trắng, đen chỗ có chỗ không. 

- Màn hình tối đen hoặc xanh hết một màu. 

Trong quá trình lắp đặt và sử dụng dễ xuất hiện lỗi ở card màn hình

Cách khắc phục một số lỗi quan trọng

Phần lớn những lỗi mà bài viết liệt kê ở trên đây là do người dùng khi thay thế hoặc lắp đặt card có sai sót như lệch chân card, cài sai độ phân giải, cài sai mã nguồn,... Những lỗi này đều không quá lo ngại và chỉ cần lắp cẩn thận lại là được.  

Tuy nhiên cũng vẫn có những lỗi phức tạp hơn mà người dùng cần có hiểu biết chuyên nghiệp mới khắc phục được. Dưới đây là một số lỗi khó và hướng dẫn cách khắc phục ngày tại nhà đơn giản và dễ thực hiện nhất cho mọi người. 

Đã cài driver nhưng màn hình không lên hình

Đây còn được gọi là lỗi card màn hình không lên thường xảy ra khi chúng ta thay thế, nâng cấp, tháo lắp card ra ngoài và lắp lại. Cách xử lý vấn đề này cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần tháo card ra một lần nữa, khởi động lại máy và cài lại driver sau đó lại lắp lại một lần nữa, màn hình sẽ lên. 

Lỗi màn hình không lên thường thấy nhất

Xem thêm: CPU - Bộ vi xử lý giá tốt, chính hãng bao gồm CPU INTEL Core i5, Core i7, Core i9 và AMD Ryzen

Chơi game bị giật, bị lag

Với lỗi chơi game bị giật lag thường do card đồ họa không tương thích với cấu hình máy, card chưa được lắp vào nên không nhận được tín hiệu haowjc driver chưa đúng.

Khắc phục lỗi này bạn có thể kiểm tra xem đã lắp card đúng chuẩn hay chưa, cũng như kiểm tra driver trên máy. Bạn cần tìm hiểu cách lắp card đúng để đảm bảo sự tương thích và ổn định trong quá trình sử dụng.

Font chữ bị biến dạng, nhảy lung tung

Với lỗi này nguyên nhân chính là do card được lắp vào không đúng theo độ phân giải của màn hình. Cách xử lý thông thường nhất chính là cắm lại card, kiểm tra độ phân giải và kiểm tra luôn cả bản driver mà máy đang chạy, sử dụng.

Lỗi màn hình xanh/ đen dù đã cắm đúng card

Lỗi này thường xuất hiện khi máy sử hai loại card màn hình vừa card onboard vừa card rời. Nếu người dùng muốn dùng card rời thì bắt buộc phải vô hiệu hóa BIOS card onboard trước. Sau đó tắt máy tính và khởi động lại, máy sẽ chỉ sử dụng card rời. 

Lỗi Out of Scan range trên màn hình

Mỗi một chiếc màn hình máy tính đều chỉ hiển thị một độ phân giải tối đa nhất định và khi vượt qua đó, card sẽ không hoạt động được và xuất hiện lỗi. Cách khắc phục chỉ có thể sử dụng card mới hoặc cài đặt lại độ phân giải và điều chỉnh về chế độ Default.

Lỗi xuất hiện Out Of Scan Range

Xem thêm: Mua Bán Bo Mạch Chủ - Mainboard chính hãng. Đơn vị phân phối của Gigabyte, Asus, MSI, Intel, Ecs.

Màn hình xuất hiện đốm, các vạch màu lạ

Đây là biểu hiện của tình trạng card màn hình đang bị nóng lên do hệ thống tản nhiệt bị hỏng hoặc không hoạt động, chân cắm lỏng. Để giải quyết bạn tắt máy tính, tháo card và vệ sinh nhẹ nhàng. Sau đó, lại lắp card lại và khởi động kiểm tra. Một cách khác là cắm card sang một khe cắm khác. 

Trên đây là một số thông tin về về lỗi thường gặp với card màn hình và cách khắc phục thường được áp dụng hiện nay. Hoàng Hà PC Hy vọng qua đây giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách giải quyết một số vấn đề nhỏ khi dùng máy tính. Việc gặp lỗi ở card màn hình khá thường xuyên vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ để có được cách khắc phục tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề