Khi nào tiêm mũi 2 vaccine covid astrazeneca

Vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 được sản xuất từ một loại virus khác (thuộc họ adenovirus) đã được biến đổi có chứa gen để tạo ra protein gai cho virus SARS-CoV-2. Đây là một loại protein nằm trên bề mặt của virus mà virus rất cần để có thể xâm nhập vào các tế bào trong cơ thể.

Vaccine AstraZeneca là vaccine phòng SARS-CoV-2, được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và Hãng dược nổi tiếng thế giới – AstraZeneca (Vương quốc Anh). AstraZeneca là công ty dược phẩm sinh học toàn cầu chuyên phát minh, phát triển các loại thuốc đặc trị ung thư, tim mạch, thận & chuyển hóa và hô hấp & miễn dịch. Hiện AstraZeneca có trụ sở tại Anh và hoạt động ở trên 100 quốc gia khác trên thế giới.

Vaccine AstraZeneca sử dụng vector là virus adeno đã suy yếu (virus cúm gây bệnh ở tinh tinh), có chứa vật chất di truyền là protein gai bề mặt của virus gây bệnh COVID-19 được gọi là Spike hoặc S. Protein, Spike chính là thành phần mở đường cho virus SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể con người. Và đây cũng là mục tiêu tấn công của hệ miễn dịch khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập. Sau khi vào cơ thể, vaccine sẽ mang mã di truyền của virus SARS-CoV-2 quy định protein S cho tế bào… Từ đó, cơ thể bắt đầu hình thành cơ chế tự tạo ra protein S. Các tế bào miễn dịch trong cơ thể của chúng ta sẽ nhận diện protein S là “kẻ xâm nhập” và kích hoạt phản ứng của hệ miễn dịch. Cơ thể chúng ta bắt đầu tạo ra kháng thể và tế bào miễn dịch, gọi là tế bào T nhắm mục tiêu và tiêu diệt các tế bào có mang protein S. Khi đó, các tế bào miễn dịch sẽ được có thể sản xuất nhiều hơn để giúp chống lại những “kẻ xâm nhập”. Hệ thống miễn dịch của cơ thể sau đó sẽ tạo ra các tế bào trí nhớ có thể phát hiện ra virus SARS-CoV-2 trong tương lai, bằng cách nhận ra protein S trên bề mặt của virus. Lúc này, các tế bào miễn dịch sẽ tạo ra kháng thể và sản xuất tế bào T rất nhanh, giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan và làm giảm tác hại do bệnh COVID-19 gây ra.

Trường hợp chỉ định tiêm: Hiện tại, vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca được chỉ định tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên để tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Trường hợp hoãn tiêm:

  • Các trường hợp nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh lý cấp tính khác,
  • Sốt ≥ 37.5°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C.

Trường hợp chống chỉ định tiêm:

  • Người có phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vaccine
  • Người mắc hội chứng Guillain-Barré hoặc bất cứ bệnh lý nào có tình trạng hủy myelin
  • Các trường hợp đã từng nhiễm virus SARS-CoV-2
  • Người mắc bệnh hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, gan, nội tiết, thần kinh…
  • Người có vấn đề về xuất huyết/chảy máu hoặc bầm tím, hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu).

Lịch tiêm vaccine AstraZeneca gồm 2 mũi:          - Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm          - Mũi 2: Sau mũi đầu tiên từ 4 – 12 tuần

  • Phản ứng tại chỗ tiêm: Nổi ban đỏ, chai cứng, sưng, ngứa, đỏ tại chỗ tiêm.
  • Phản ứng toàn thân: Sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ hoặc đau khớp, buồn ngủ, giảm cảm giác thèm ăn, nôn mửa, tiêu chảy.

Vaccine AstraZeneca đã được thử nghiệm lâm sàng để xác định tính an toàn và hiệu quả trên 60.000 tình nguyện viên trên toàn cầu. Các thử nghiệm lâm sàng của vaccine này giai đoạn II/III ở Anh và Brazil cho kết quả rất tích cực, có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa COVID-19. Hiệu quả của vaccine lên đến 89% khi tiêm 1/2 liều, sau đó là 1 liều đầy đủ cách nhau ít nhất 1 tháng. Ở phác đồ tiêm hai liều đầy đủ cách nhau ít nhất một tháng, hiệu quả của vaccine là 62%. Kết quả này vượt quá kỳ vọng của WHO, khi tổ chức này công bố chỉ cần đạt trên 50% hiệu lực bảo vệ trước COVID-19 là các vaccine có thể được sản xuất rộng rãi để bảo vệ người dân trước diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch trên toàn cầu.

  • Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cá nhân cần thiết như: chứng minh nhân dân/căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ khám bệnh, đơn thuốc … sử dụng trong thời gian gần đây.
  • Trong ngày tiêm chủng, khai báo y tế trước khi đến trung tâm, đeo khẩu trang, tuân thủ thông điệp 5K, ăn uống đầy đủ.
  • Tải ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử trên điện thoại và khai báo thông tin cần thiết.
  • Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như: - Tình trạng sức khỏe hiện tại - Các bệnh mạn tính đang được điều trị - Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây - Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào - Nếu lần tiêm mũi 2, bạn nên thông báo các phản ứng sau lần tiêm vaccine trước - Tình trạng nhiễm virus hoặc mắc COVID-19 (nếu có) - Các loại vaccine được tiêm hoặc uống trong vòng 14 ngày qua

    - Tình trạng mang thai hoặc nuôi con bú 

  • Ở lại điểm tiêm chủng 30 phút sau để theo dõi, phát hiện sớm và xử trí kịp thời nếu có các phản ứng xảy sau tiêm chủng. Khi về nhà, tiếp tục theo dõi sức khỏe trong vòng 3 tuần kể từ thời điểm tiêm vaccine.
  • Một số dấu hiệu thông thường sau tiêm vaccine gồm: đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, ngứa, sưng, đỏ, bồn chồn… Đây là các phản ứng thông thường sau khi tiêm vaccine cho thấy cơ thể bạn đang tạo ra miễn dịch phòng bệnh.
  • Một số phản ứng sau tiêm nghiêm trọng rất hiếm có thể xuất hiện một vài giờ hoặc một vài ngày sau tiêm phòng vaccine như: tê môi/ lưỡi; phát ban; ngứa, tắc nghẽn, căng cứng ở họng; thở dốc, khó thở,…

Nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng sau khi tiêm vaccine, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.

Hiện tại, vaccine AstraZeneca chỉ được phép tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên. Vaccine AstraZeneca đang được tiến hành thử nghiệm trên trẻ em. Các loại vaccine phòng COVID-19 khác đã được cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 đến 16 tuổi ở một số quốc gia.

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, đối với những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao phơi nhiễm với SARS-CoV-2 hoặc tăng nguy cơ mắc bệnh nặng (người đang mắc bệnh nền), có thể được tiêm vaccine phòng COVID-19 và phải được bác sĩ tư vấn, theo dõi chặt chẽ. WHO không khuyến cáo xét nghiệm chẩn đoán mang thai trước khi tiêm chủng. Đồng thời, cũng không khuyến cáo trì hoãn việc mang thai hay đình chỉ thai nghén vì lý do tiêm phòng COVID-19. Tại Việt Nam, theo Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên có thể tiêm vaccine phòng COVID-19, ngoại trừ vaccine Sputnik-V.

CÓ. Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú có thể tiêm vaccine nếu vaccine có sẵn. Tiêm vaccine an toàn cho cả mẹ và bé, vì vậy bạn không cần phải tạm ngưng cho con bú sau khi tiêm vaccine.

Trường hợp hình thành cục máu đông (huyết khối) rất hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 1/200.000 đến 1/400.000 người được tiêm chủng. Tỷ lệ này thấp hơn 0,001% so với nguy cơ tử vong nếu nhiễm COVD-19 là từ 0,5% đến 1%. Cục máu đông hình thành ở tĩnh mạch hoặc động mạch hoặc ở các vị trí bất thường như trong não hoặc bụng, kèm theo lượng tiểu cầu trong máu thấp. Tình trang này từ 5 ngày đến 4 tuần sau khi tiêm. Do đó, sau khi tiêm chủng vaccine astrazeneca, bạn cần theo dõi sức khỏe trong vòng 3-4 tuần tính từ thời điểm tiêm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như đã nói ở các phần trên thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.

Vaccine COVID-19 của AstraZeneca có phác đồ dự kiến với 2 lần tiêm cách nhau 4-12 tuần, theo những khuyến cáo của nhà sản xuất. Do đó, để đạt được miễn dịch tối đa cho cơ thể trước sự tấn công của virus SARS-CoV-2, bạn cần tuân thủ đúng lịch tiêm.

Trong văn bản về tăng cường triển khai tiêm vaccine COVID-19 gửi 9 bộ: Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Công thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng và Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế cho biết, trong thời gian gần đây, tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.4, BA.5…

Việc tiêm vaccine COVID-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế đã có đầy đủ các hướng dẫn chuyên môn về tiêm các mũi vaccine COVID-19, tuy nhiên thời gian vừa qua có những thông tin chưa chính xác về cách gọi tên các mũi tiêm.

Để thống nhất và tăng cường hơn nữa công tác triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19, tăng nhanh tỷ lệ bao phủ các mũi vaccine cho các nhóm đối tượng, đặc biệt là trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi và những người có nguy cơ cao, đảm bảo an toàn, thích ứng linh hoạt trong mọi diễn biến dịch mới có thể xảy ra theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế điều chỉnh, làm rõ về cách xác định các mũi tiêm và thời gian tiêm.

Khi nào tiêm mũi 2 vaccine covid astrazeneca

Tại hướng dẫn mới nhất về thời gian tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế nêu rõ người từ 18 tuổi trở lên tiêm mũi 3 ngay sau tiêm mũi 2 ba tháng, tiêm mũi 4 ngay sau tiêm mũi 3 bốn tháng; Người từ 12- dưới 18 tuổi tiêm mũi 3 ngay sau tiêm mũi 2 năm tháng...

Tiêm ngay cho các đối tượng ngay sau khi đủ thời gian, cụ thể:

  • Người trên 18 tuổi: Tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 ba tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh.
  • Người từ 12 - dưới 18 tuổi: Tiêm mũi 3 ngay sau mũi 2 năm tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng.

Tiêm mũi 4 ngay sau mũi 3 bốn tháng; người đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng;

Tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi: trẻ đã mắc COVID-19 thì tiêm ngay sau khi khỏi bệnh ba tháng.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về tác dụng, hiệu quả của vaccine; tập trung truyền thông và tiêm chủng cho các đối tượng, đặc biệt cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi, lưu ý các trẻ có nguy cơ cao, trẻ sống ở khu vực có tỷ lệ bao phủ vaccine thấp; tổ chức các đội tuyên truyền, vận động tiêm vaccine đến từng địa bàn dân cư.

Công khai các điểm tiêm chủng trên địa bàn (địa chỉ, người phụ trách, thông tin liên hệ) và thông tin đến người dân để người dân biết và đi tiêm chủng kịp thời.

Cũng tại văn bản này Bộ Y tế đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo tăng tốc độ tiêm chủng vaccine cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên đặc biệt ưu tiên trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi và trẻ có nguy cơ cao; nhanh chóng hoàn thành tiêm mũi 3, mũi 4 cho cán bộ, công nhân viên chức và người lao động trong ngành theo hướng dẫn của Bộ Y tế;

Tăng cường truyền thông, tư vấn cho học sinh, sinh viên, cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của trẻ em, học sinh về tác dụng, lợi ích của việc tiêm chủng, những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng và trách nhiệm bảo đảm quyền được tiêm chủng của trẻ em để tạo sự đồng thuận, vận động các em và phụ huynh, người giám hộ hợp pháp của trẻ đưa con em đi tiêm chủng đầy đủ, kịp thời.

Bộ Y tế đề nghị các Bộ chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm vaccine cho cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, quân nhân, chiến sỹ trong toàn ngành đảm bảo hoàn thành tiêm hết các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Theo thông tin của Bộ Y tế, đến hết ngày 21/7, tổng số liều vaccine COVID-19 đã được tiêm là 241.480.787 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 210.612.349 liều: Mũi 1 là 71.298.413 liều; Mũi 2 là 68.814.862 liều; Mũi 3 (vaccine Abdala) là 1.515.146 liều; Mũi bổ sung là 14.048.754 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 47.347.351 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 7.587.823 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12 - dưới 18 tuổi là 19.949.234 liều: Mũi 1 là 9.030.318 liều; Mũi 2 là 8.695.112 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 2.223.804 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi là 10.919.204 liều: Mũi 1 là 7.388.541 liều; Mũi 2 là 3.530.663 liều.

Theo đánh giá của Bộ Y tế thời gian qua, tiến độ tiêm mũi 3 và mũi 4 cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên theo hướng dẫn của Bộ Y tế còn chậm; tiến độ tiêm mũi 1 và 2 của trẻ từ 5 - dưới 12 tuổi rất chậm, đến nay nhiều địa phương tiêm mũi 2 chỉ đạt dưới 17%.

Thái Bình