Giám định pháp y là gì năm 2024

Thông tư này áp dụng đối với công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giám định pháp y, pháp y tâm thần.

Theo Thông tư 11/2022/TT-BYT, bên cạnh điều kiện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp, không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp, giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể sau:

Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y

Đối với giám định viên pháp y, về trình độ chuyên môn: Có trình độ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành đào tạo quy định tại Thông tư số 09/2022/TT-BGDĐT ngày 6/6/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Danh mục thống kê ngành đào tạo của giáo dục đại học phù hợp với mỗi lĩnh vực giám định. Cụ thể: Nhóm ngành đào tạo y học (trừ ngành đào tạo y học dự phòng) đối với người thực hiện giám định về lĩnh vực pháp y; nhóm ngành đào tạo dược học, ngành đào tạo hóa học đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực độc chất; nhóm ngành đào tạo sinh học, sinh học ứng dụng đối với người thực hiện giám định pháp y về lĩnh vực y sinh; nhóm ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực giám định pháp y khác.

Về nghiệp vụ giám định: Phải có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ giám định pháp y do Viện Pháp y Quốc gia cấp.

Thời gian thực tế hoạt động chuyên môn: Phải có thời gian thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo theo quy định tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ đủ 5 năm trở lên. Trường hợp đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y tâm thần thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 3 năm trở lên.

- Hiện nay, rất nhiều người nhầm lẫn giữa giám định pháp y và giám định y khoa. Đây là hai đơn vị khác nhau. Tại TP.HCM có Hội đồng Giám định y khoa (105 Bùi Hữu Nghĩa, P.5, Q.5) là nơi giám định thương tật liên quan đến lao động. Ví dụ: Giám định thương tật tai nạn lao động, giám định sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp... Mục đích của công tác giám định này nhằm giúp các đơn vị sử dụng lao động giải quyết các chế độ liên quan đến người lao động như cho nghỉ việc vì mất sức lao động, được hưởng chế độ trợ cấp do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp...

Trung tâm Giám định pháp y TP.HCM (336 Trần Phú, P.7, Q.5) là nơi giám định thương tật do đánh nhau, do tai nạn giao thông hoặc giám định nguyên nhân gây nên tử vong cho các nạn nhân... Mục đích của việc giám định này phục vụ cho công tác tố tụng. Việc giám định tại Trung tâm Giám định pháp y phải có quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tố tụng như cơ quan điều tra công an, tòa án, viện kiểm sát.

Việc giám định y khoa hay giám định pháp y đều phải có giấy giới thiệu hoặc yêu cầu của cơ quan, đơn vị, hoặc cơ quan tố tụng... Không giải quyết trường hợp tự xin giám định. Nếu không đồng ý với kết quả giám định thì đương sự có quyền khiếu nại xin được giám định ở cấp cao hơn. Ví dụ, nếu không đồng tình với kết quả của Hội đồng Giám định y khoa TP.HCM thì có quyền khiếu nại và xin được giám định tại Phân Hội đồng Giám định y khoa Trung ương 1 đặt tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Nếu không đồng tình với kết quả giám định pháp y của Trung tâm Giám định pháp y TP.HCM thì có quyền khiếu nại kết quả này và xin được giám định tại Viện Pháp y quốc gia.

Ngoài ra còn có các phân viện và các trung tâm giám định pháp y khác đóng tại TP.HCM hoặc các trung tâm giám định y khoa khác như Trung tâm Giám định y khoa tâm thần...

Khi nhắc đến ngày 27/02 thì hầu hết mọi người đều biết đó là ngày Thầy thuốc Việt Nam, ngày để vinh danh những chiến sỹ áo trắng là những người đưa bệnh nhân trở về cửa tử. Nhưng có lẽ không mấy ai biết người bác sỹ pháp y, người bắt tử thi lên tiếng, những người thầm lặng miệt mài đi tìm công lý bên những tử thi phục vụ cho công tác điều tra phá án.

Cũng chọn nghiệp áo trắng để mưu sinh và cống hiến, nhưng giám định pháp y là nghề chẳng ai muốn chọn bởi đây là công việc chỉ chuyên tiếp xúc và làm việc với xác chết. Công việc đầy ám ảnh, vất vả, đầy thử thách. Chế độ lương phụ cấp cho bác sỹ pháp y còn nhiều thiếu thốn. Có lẽ bởi thế mà vấn đề thiếu hụt nhân lực là điều thường xuyên xảy ra.

Lâu nay, viện pháp y rất mệt mỏi với chuyện thiếu nhân lực giám định viên, tuyển được người nào và họ ở lại chịu làm việc là mừng lắm. Lần đó có một bác sỹ trẻ về làm và hứa hẹn sẽ cống hiến cho nghề bác sỹ phụng sự công lý này. Viện đã tạo điều kiện hết mức có thể đưa đi học, ký hợp đồng để giữ người. Thế nhưng chỉ sau đêm đầu tiên thực hiện giám định cho tử thi, họ đã cởi áo blouse và bỏ việc. Ít lâu sau xảy ra một vụ hiếp dâm. Nạn nhân là một người phụ nữ tâm thần lang thang, đây là lần cho cậu bác sỹ trẻ học việc chuẩn bị giám định thì điện mất nên thay vì đứng sau học tập thì cậu bác sỹ trẻ phải cầm đèn đứng quan sát. Người tâm thần lang thang ngoài đường không tắm rửa, mà lại là phụ nữ nên không mô tả cũng đủ hiểu. Bác sỹ trẻ mặt tái xanh, mồ hôi vã ra đầm đìa và một thời gian ngắn sau người ấy xin nghỉ việc không có cách nào giữ chân được. Đó là nỗi niềm của rất nhiều người đã và đang theo nghề giám định pháp y. Với những người đã, họ không thể vượt qua được sự lựa chọn giữa gia đình và nghề nghiệp, còn với những người đang thì phải chấp nhận sự tan vỡ gia đình để giữ nghề.

TS. Nguyễn Hồng Long – Phó Viện trưởng Viện Pháp y quốc gia cho biết: “Quan niệm người dân ảnh hưởng tương đối lớn. Ví dụ như là đối với những bác sỹ trẻ vừa ra trường, khi vào làm trong chuyên ngành pháp y thì ngoài vấn đề lương thu nhập không đủ sống, thấp hơn so với các bác sỹ khác thì vấn đề áp lực về yếu tố tâm linh cũng ảnh hưởng rất lớn vì tác động của gia đình không muốn con em mình làm trong nghề pháp y, mà khám chữa bệnh cho người sống để vinh dự hơn, cao quý hơn, ngành pháp y thì lại không muốn làm. Cái đó sẽ ảnh hưởng, nhất là những bạn mà chưa có người yêu, gia đình thì tác động bên phía người yêu và tác động từ gia đình không muốn bạn của mình tham gia khám nghiệm tử thi ảnh hưởng, làm cho xui xẻo và không ai muốn.”

Thấu hiểu được khó khăn trong việc tuyển người của pháp y, Bộ y tế đã cho viện một cơ chế đặc cách tuyển dụng để viện có thể toàn quyền xét tuyển và sau đó báo cáo bộ, không nặng nề về quy trình tuyển dụng công chức như các đơn vị khác. Thế nhưng tình hình nhân lực cũng không tốt hơn là mấy. Nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt trầm trọng bác sỹ pháp y, viện Pháp y quốc gia đã xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2015-2020. Mục tiêu của đề án là đào tạo 7 tiến sĩ, 10 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 80 thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa cấp I cùng hơn 300 người được đào tạo đại học hệ liên thông. Sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi sẽ được hỗ trợ ngay 20 tháng lương tối thiểu nếu đăng ký làm việc và cam kết làm việc lâu dài. Tiến sĩ bác sĩ chuyên khoa cấp II sẽ được trợ cấp ưu đãi ban đầu với số tiền bằng 50 lần mức lương tối thiểu. Với thạc sĩ và bác sĩ chuyên khoa cấp I là 40 lần. Hấp dẫn là vậy nhưng chẳng mấy ai lựa chọn và ở lại với nghề pháp y. Theo ông Long, bởi quan niệm xã hội quá nặng nề với nghề này, xã hội nhìn nhận nghề giám định chỉ có duy nhất việc khai quật mồ mả và mổ xác chết mà không hiểu hết đóng góp sâu rộng của nó với cuộc sống – công lý.

Nhiều bậc phụ huynh không muốn con sau nhiều năm học ở trường y danh giá lại ra làm công việc này. Và nếu ai cũng chọn công việc nhẹ nhàng thì gian khổ sẽ dành phần ai?

Nguồn: "Giám định pháp y: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai?..." - Pháp luật media - Báo Pháp luật Việt Nam - Cơ quan Bộ Tư pháp. https://baophapluat.vn/media/giam-dinh-phap-y-ai-cung-chon-viec-nhe-nhang-gian-kho-biet-danh-phan-ai-post9877.html