Đồng bằng sông cửu long có bao nhiêu tỉnh

Vùng đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là Vùng Tây Nam Bộ, Cửu Long hay Miền Tây, có phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Nơi đây có tổng diện tích hơn 40.000km2, chiếm 12,8% diện tích cả nước.

Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh thành gồm: Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.

2. Tỉnh nào có diện tích lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long?

Cà Mau Kiên Giang Long An An Giang

Chính xác

Với diện tích tự nhiên hơn 6.300km2, Kiên Giang có diện tích tự nhiên lớn nhất trong số 13 tỉnh, thành ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Xếp sau đó là Cà Mau với khoảng 5.300km2, Long An với khoảng 4.500km2.

Xét trong khu vực miền Nam (Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ), Kiên Giang có diện tích lớn thứ 2, chỉ sau tỉnh Bình Phước.

3. Tỉnh nào đông dân nhất đồng bằng sông Cửu Long?

An Giang Long An Kiên Giang Tiền Giang

Chính xác

Dù có diện tích đứng thứ 4 khu vực đồng bằng sông Cửu Long, sau Kiên Giang, Cà Mau và Long An, nhưng An Giang đứng đầu về dân số, với khoảng 2,4 triệu dân. Tỉnh có dân số thấp nhất đồng bằng sông Cửu Long là Hậu Giang với hơn 950.000 dân.

4. Tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long nào sau đây không giáp biển?

Trà Vinh Bến Tre Bạc Liêu Vĩnh Long

Chính xác

Vĩnh Long là tỉnh không giáp biển. Tuy nhiên, địa phương này lại nằm giữa hai nhánh sông chính của sông Cửu Long là sông Tiền và sông Hậu.

Trung tâm Vĩnh Long cách TP. HCM khoảng 100km về phía Nam, cách TP. Cần Thơ khoảng 33km về phía Bắc.

Địa hình của tỉnh thuộc dạng đồng bằng ngập lụt cửa sông, độ cao trung bình khoảng 0,6-1,2m so với mực nước biển. Vĩnh Long thuộc một trong các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của quá trình biến đổi khí hậu, dẫn đến mất đất và ngập mặn.

5. Tỉnh nào ở đồng bằng sông Cửu Long được mệnh danh là “Vương quốc trái cây”?

Kiên Giang Tiền Giang Hậu Giang An Giang

Chính xác

Tỉnh Tiền Giang được xem như “Vương quốc trái cây” của miền Nam. Sản lượng trái cây của tỉnh thường xuyên dẫn đầu cả nước.

Theo thống kê cuối năm 2021, diện tích cây ăn trái của tỉnh đạt 82.000ha, sản lượng khoảng 1,6 triệu tấn. Huyện Cái Bè có diện tích cây ăn trái lớn nhất, đạt 22.000ha.

Một số loại sản vật nổi tiếng của tỉnh có thể kể đến như sầu riêng (Cai Lậy), thanh long (Chợ Gạo), dứa (Tân Phước), xoài cát (Hòa Lộc), mãng cầu xiêm (Tân Phú Đông)...

Nghị quyết số 13 của Bộ Chính trị về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nhấn mạnh việc phải hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc nối Đồng bằng sông Cửu Long với khu vực Đông Nam bộ.

Theo kế hoạch, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có 13 dự án giao thông với tổng mức đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng được triển khai và hoàn thành riêng trong giai đoạn 2021-2025. 12 dự án đường bộ khác với tổng mức hơn 100.000 tỷ đồng cũng đang được chuẩn bị triển khai.

Trong số này, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Hậu Giang - Cà Mau và dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng là 2 dự án giữ vai trò quan trọng. Hiện, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã có 6 dự án đường bộ với tổng vốn đầu tư gần 30.000 tỷ đồng đã hoàn thành và đưa vào khai thác. Theo Bộ Giao thông vận tải, nếu được bố trí vốn và triển khai đúng kế hoạch thì đến cuối năm 2026, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có 400-500 km đường bộ cao tốc. Ngoài ra, Bộ cũng đang nghiên cứu báo cáo Chính phủ, Quốc hội chủ trương xây dựng tuyến đường sắt kết nối TP Hồ Chí Minh với TP Cần Thơ.

Được biết, sau khi thực hiện Nghị quyết 21 năm 2003 của Bộ Chính trị, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn thành nâng cấp 6 tuyến vận tải thủy chính kết nối TP Hồ Chí Minh và Đông Nam bộ; Hệ thống đường bộ đang được đầu tư với chiều dài trên 2.600 km, tăng 52% so với năm 2002, trong đó nhiều công trình cầu lớn đã được xây dựng như: cầu Mỹ Thuận, cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu…

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng vẫn chưa cao, chưa phát huy và khai thác đúng tiềm năng và lợi thế tự nhiên của khu vực. Một trong những nguyên nhân quan trọng là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế, đặc biệt là hệ thống đường bộ cao tốc, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải với khối lượng lớn, tốc độ nhanh, an toàn. “Nguyên nhân chủ yếu do nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông cho khu vực chưa đáp ứng được nhu cầu. Bởi điều kiện địa hình bị chia cắt, nền địa chất yếu, ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, nước biển dâng nên suất đầu tư xây dựng lớn (suất đầu tư đường bộ cao tốc tại ĐBSCL cao hơn 1,3 - 1,5 lần so với các khu vực khác). Chính vì vậy, số lượng công trình được đầu tư chưa được nhiều, đồng thời khả năng kêu gọi nguồn lực từ xã hội bị hạn chế”- đại diện lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải cho biết.

Xác định hạ tầng giao thông là động lực cho sự phát triển, nên ngay từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã hết sức quan tâm, quyết liệt chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế chính sách có tính đột phá, tập trung ưu tiên bố trí mọi nguồn lực nhằm phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của khu vực.

Trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải đã rà soát, đánh giá và căn cứ điều kiện đặc thù, lợi thế của vùng để triển khai lập đồng thời 05 quy hoạch ngành quốc gia. Đây là điều kiện thuận lợi để hoàn thành xây dựng quy hoạch hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại bảo đảm kết nối hiệu quả giữa các phương thức nhằm tái cơ cấu thị phần vận tải, nâng cao chất lượng vận tải và giảm chi phí logistics. Phấn đấu đến năm 2050 vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1.180km đường cao tốc. Trước mắt đến năm 2030 có khoảng 760 km và sau năm 2030 tiếp tục đầu tư thêm khoảng 420 km.

Trong giai đoạn 2021-2025, ngành Giao thông sẽ cố gắng cùng các địa phương hoàn thành cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ và cầu Mỹ Thuận 2, hoàn thành cơ bản cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Trình chủ trương đầu tư cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Khởi công cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh vào năm 2023… đến năm 2025, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có khoảng 460 km đường bộ cao tốc, nâng tổng số lên khoảng 550 km cao tốc trong Vùng.

Giai đoạn 2026-2030 tiếp tục hoàn thành khoảng 637 km với nhu cầu vốn ước tính trên 200.000 tỷ đồng gồm: cầu Cần Thơ 2 và đường dẫn 2 đầu cầu dài 15km, đoạn Chơn Thành - Đức Hòa (qua Long An dài 21 km), đoạn Đức Hòa - Mỹ An dài 74km, đoạn Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu dài 212 km, đoạn An Hữu - Trà Vinh dài 90 km, đoạn Trà Vinh - Hồng Ngự dài 68 km và tuyến cao tốc từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Sóc Trăng dài 150 km./.

Đồng bằng sông Cửu Long hiện có bao nhiêu tỉnh?

Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành: TP. Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Long An, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Bến Tre, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Hậu Giang, tỉnh Bạc Liêu, tỉnh Cà Mau và tỉnh Kiên Giang.

Đồng bằng sông Cửu Long là từ đâu đến đâu?

Đồng bằng sông Cửu Long được giới hạn bởi (a) phía Bắc là biên giới Việt Nam-Campuchia; (b) phía Tây là biển Tây; phía Đông là biển Đông; và (c) phía Đông-Bắc là sông Vàm Cỏ Đông và thành phố Hồ Chí Minh.

sông Cửu Long có bao nhiêu cưa đổ ra biển?

Sông Cửu Long hiện nay chảy ra biển Đông tại các cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Bát Xắc, Định An và Tranh Đề.

Đồng bằng sông Cửu Long có bao nhiêu đảo?

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất cực nam của Tổ quốc, có bờ biển dài hơn 700km, với khoảng 360.000km2 vùng biển chủ quyền Việt Nam. Vùng biển Đồng bằng sông Cửu Long có hai đảo lớn Việt Nam là đảo Phú Quốc (589,23km2) và đảo Côn Sơn (76 km2) cùng với vài chục đảo nhỏ nằm trong vùng Biển Tây nối với Vịnh Thái Lan.