Đinh văn quế bình luận luật hình sự năm 2024

Để góp phần tìm hiểu Bộ luật Hình sự năm 2015, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp cùng tác giả Đinh Văn Quế cho ra mắt cuốn sách: BÌNH LUẬN BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015, Phần Những Quy Định Chung, Bình Luận Chuyên Sâu

(Tác giả:ThS. Đinh Văn Quế)

Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy và cho công bố nhiều tác phẩm bình luận khoa học về Bộ luật Hình sự và cũng là người trực tiếp tham gia xét xử nhiều vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tác giả đã giải thích một cách khoa học về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, đồng thời nêu ra một số vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng cần tiếp tục hoàn thiện. Qua thực tiễn xét xử và tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong những năm qua, tác giả cũng đã cung cấp những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn nhằm giúp bạn đọc, đặc biệt là cán bộ công tác trong các cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án các dấu hiệu pháp lý cơ bản đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định tại Chương XIV Bộ luật Hình sự năm 2015.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Cuốn 2:

Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người đầy đủ hơn, chi tiết hơn, phản ánh được thực trạng công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong thời gian qua; Giúp cho việc điều tra, truy tố mà đặc biệt là việc xét xử loại tội phạm này thuận lợi hơn trước đây.

Tuy nhiên, do những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nhiều điểm chưa được hướng dẫn và thực tiễn xét xử nhiều trường hợp phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng đã gặp không ít khó khăn trong việc áp dụng Bộ luật Hình Sự để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Nay Bộ luật hình sự năm 2015 lại quy định thêm nhiều điểm mới, nếu không được hiểu thống nhất sẽ càng khó khăn hơn trong việc áp dụng Bộ luật hình sự khi xét xử các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.

Để góp phần tìm hiểu Bộ luật hình sự năm 2015, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách: Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015 (phần thứ hai – Các tội phạm), Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” của tác giả Đinh Văn Quế.

Với kinh nghiệm nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy và cho công bố nhiều tác phẩm bình luận khoa học về Bộ luật hình sự và cũng là người trực tiếp tham gia xét xử nhiều vụ án về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Tác giả đã giải thích một cách khoa học về các tội xâm phậm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người; đồng thời nêu ra một số vấn đề thực tiên xét xử và tổng kết công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong những năm qua.

Cuốn 3:

Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Tuy nhiên, trong cuộc sống ở nơi này, nơi khác còn vi phạm; vẫn còn có người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, truy tố và xét xử không đúng pháp luật, thậm chí làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm. Khi đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định vụ án đã làm oan người vô tội thì việc tổ chức xin lỗi và bồi thường thiệt hại không kịp thời, khiến người bị oan bức xúc, dư luận không đồng tình.

Bên cạnh đó, công tác xây dựng pháp luật ở nước ta trong thời gian qua tuy đã có nhiều chuyển biến, đạt được những kết quả tích cực, nhưng chất lượng một số dự án luật còn hạn chế; vẫn còn văn bản pháp luật đã được Quốc hội thông qua, chưa có hiệu lực thi hành đã phải tạm dừng để sửa đổi, bổ sung. Hệ thống pháp luật còn bất cập, có những quy định trong luật chưa cụ thể nhưng không có văn bản hướng dẫn kịp thời; một số văn bản pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung.

Chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử tuy đã được nâng lên, nhưng việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đối với một số vụ án còn kéo dài; việc đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, miễn trách nhiệm hình sự trong một số vụ án chưa thật thuyết phục, thiếu căn cứ; bản án của tòa án chưa căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa…

Bộ luật Hình sự 2015 đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung, ngày 20-6-2017 theo Luật số 12/2017/QH14 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01-01-2018; đồng thời Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 41/2017/QH14 ngày 20-6-2017 về hiệu lực thi hành của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và một số luật khác.

Bộ luật Hình sự 2015 và Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có nhiều quy định mới. Việc hiểu và áp dụng chính xác hai Bộ luật này là rất quan trọng. Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản cuốn sách: Chuyện pháp đình (Bình luận án) Tac giả, Thạc sĩ, Luật sư Đinh Văn Quế, là cuốn sách được chọn lọc các sự kiện, các vụ án có thật, phản ánh trung thực đời sống xã hội; có giá trị cả về lý luận và thực tiễn; góp phần vào việc hoàn thiện đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; có nhiều bài gây tiếng vang, được một số cơ quan, tổ chức tham khảo, tiếp thu.

Chuyện pháp đình (Bình luận án) là góc nhìn, là quan điểm của tác giả, không đại diện cho một tổ chức, một đơn vị nào.

Chuyện pháp đình (Bình luận án) là cuốn sách dành cho mọi đối tượng; rất thiết thực đối với cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác tư pháp, các luật sư, các giảng viên và sinh viên học luật trong các trường đại học.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến tất cả bạn đọc!

Cuốn 4:

“Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai – Các tội phạm), Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”.Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với tác giả Đinh Văn Quế cho ra mắt cuốn sách: “Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai – Các tội phạm), Chương XV: Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; Chương XXIII: Các tội phạm về chức vụ”.

Cuốn 5:

Trong quan hệ hôn nhân, nhiều hành vi pháp luật quy định là tội phạm nhưng người phạm tội thì cho rằng đó là phong tục, tập quán! Trong gia đình, chuyện chồng đánh vợ, bố mẹ đánh con cái, thậm chí con cái đánh cả cha, mẹ, ông bà nhưng họ cho rằng đó là chuyện “nội bộ” của gia đình. Có người trốn ra nước ngoài đẻ thuê, mang tiền về nuôi con và phụng dưỡng cha mẹ vì họ nghĩ rằng “cực chẳng đã” chứ họ không muốn làm như vậy…

Kể từ ngày 01-01-2018, các hành vi nói trên, nếu đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Chương XVI (Các tội xâm phạm sở hữu) và Chương XVII (Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình) được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trên thực tế, nhận thức về pháp luật nói chung, nhất là pháp luật về hình sự của nhiều người còn hạn chế; các cơ quan tiến hành tố tụng ở nhiều nơi còn chưa thống nhất nên nhiều vụ án kéo dài, phải điều tra lại nhiều lần, gây nghi ngờ và bức xúc cho dư luận. Mặt khác, các tội xâm phạm sở hữu, cũng như các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình của Bộ luật Hình sự năm 2015 có nhiều điểm mới so với Bộ luật Hình sự năm 1999. Vì vậy, việc hiểu và áp dụng các quy định đối với các tội phạm này tại Chương XVI và Chương XVII của Bộ luật Hình sự năm 2015 trong việc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm là rất quan trọng.

Tiếp theo các cuốn: “Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai – Các tội phạm), Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”; “Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai – Các tội phạm), Chương XV: Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân; Chương XXIII: Các tội phạm về chức vụ”, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông phối hợp với tác giả Đinh Văn Quế cho ra mắt cuốn sách “Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai – Các tội phạm), Chương XVI: Các tội xâm phạm sở hữu; Chương XVII: Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình”.

Dựa vào các quy định của Chương XVI và Chương XVII, đối chiếu với thực tiễn, tác giả đã giải thích một cách khoa học về các dấu hiệu cấu thành các tội xâm phạm xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình, đồng thời nêu ra một số vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng cần tiếp tục hoàn thiện.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này đến tất cả bạn đọc!

Cuốn 6:

Trong những năm qua, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở nước ta đã đạt được những kết quả rõ rệt, tai nạn giao thông liên tục được kéo giảm cả về số vụ, số người chết và số người bị thương, ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn đã từng bước được khắc phục.

Nếu cách đây 10 năm, mỗi năm có tới 12.000 người thiệt mạng do tai nạn giao thông thì năm 2019, số người chết do tai nạn giao thông giảm còn 7.624 người, 13.624 người bị thương và 8.528 người bị thương nhẹ. Số vụ tai nạn giao thông năm 2019 giảm 5,1% so với năm 2018. Nguyên nhân chính nhờ ý thức chấp hành pháp luật giao thông của người dân được nâng lên và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông được thực hiện tích cực.

Tuy nhiên, tình hình tai nạn giao thông vẫn diễn biến phức tạp. Những hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông vẫn xảy ra hàng ngày; tình trạng lái xe sử dụng ma túy, chất kích thích, nồng độ cồn vẫn còn và không chấp hành Luật Giao thông đường bộ; việc xử phạt, giám sát điều hành giao thông còn yếu kém. Tai nạn đường sắt lại chủ yếu là do lỗi của phương tiện giao thông đường bộ và người đi bộ đã cố tình băng qua đường ray khi tàu hỏa đến gần; tình trạng xuống cấp của các công trình giao thông, kể cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không vẫn còn, có nơi rất nghiêm trọng. Trong năm 2019 đã xảy ra một số vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng: xe tải đâm 8 người đi viếng nghĩa trang tử vong tại Hải Dương; xe tải chở nước bị lật, đè chết 5 người trên quốc lộ 5; xe khách tông đoàn người đi đưa tang tại Vĩnh Phúc làm 5 người chết; xe container gây tai nạn kinh hoàng ở Long An khiến 6 người thiệt mạng, nhiều người khác bị thương…

Nhận thức của người tham gia giao thông, người điều khiển các phương tiện giao thông còn hạn chế. Việc xử lý hành vi vi phạm các quy định về an toàn giao thông có nơi, có lúc còn chưa nghiêm, chưa đúng với quy định của pháp luật.

Hệ thống pháp luật về an toàn giao thông tương đối đầy đủ; các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, còn thiếu những văn bản hướng dẫn của các ngành, các cấp, trong đó có việc hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống loại tội phạm này, trong khi các tội xâm phạm an toàn giao thông quy định tại Mục 1 Chương XXI Bộ luật Hình sự năm 2015 có nhiều điểm mới so với Bộ luật Hình sự năm 1999. Vì vậy, việc hiểu và áp dụng các quy định của pháp luật đối với các tội xâm phạm an toàn giao thông trong việc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm là rất quan trọng.

Với ý nghĩa trên, tiếp theo các cuốn “Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015…”, tác giả Đinh Văn Quế, nguyên thành viên Hội đồng Thẩm phán, Chánh tòa Hình sự Tòa án nhân dân tối cao, phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tiếp tục cho ra mắt bạn đọc cuốn “Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai – Các tội phạm), Chương XXI, Mục 1: Các tội xâm phạm an toàn giao thông”.

Dựa vào các quy định tại Mục 1, Chương XXI Bộ luật Hình sự năm 2015, đối chiếu với thực tiễn, tác giả đã giải thích một cách khoa học về các dấu hiệu cấu thành các tội xâm phạm an toàn giao thông, đồng thời nêu ra một số vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng cần tiếp tục hoàn thiện.