Đánh giá phim cà chớn anh đừng đi năm 2024

Mẹ mất sớm, Tuệ Nhi lớn lên trong tình thương của người cha nhưng không may mắc bệnh tim nặng. Từng là cô gái nữ tính nhưng cô bé chuyển sang lối ăn mặc tomboy sau khi mối tình đầu tan vỡ. Định mệnh khiến cô gặp anh họa sĩ Hải Sơn vẽ tranh đẹp và làm thơ hay. Nhi quyết định nhờ Sơn viết lời cho ca khúc đầu tay.

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ DI ĐỘNG TRỰC TUYẾN

Lầu 6, Toà nhà Phú Mỹ Hưng, số 8 Hoàng Văn Thái, khu phố 1, P. Tân Phú, Q. 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Lầu 6, Toà nhà Phú Mỹ Hưng, số 8 Hoàng Văn Thái, khu phố 1, P. Tân Phú, Q. 7, Thành phố Hồ Chí Minh©Copyright M_Service 2024

Cà chớn, anh đừng đi là tác phẩm của đạo diễn kiêm biên kịch Đỗ Cường kể câu chuyện tình của cặp oan gia cô tiểu thư đang là sinh viên khoa sáng tác Tuệ Nhi và chàng họa sĩ nghèo Hải Sơn.

Họ gặp nhau lần đầu tiên tại cổng trường của Tuệ Nhi khi cô bị một đứa bé cướp mất điện thoại, tuy nhiên vì hiểu lầm nên ấn tượng của cả hai về nhau không tốt, thậm chí là có phần ghét nhau. Rồi một lần tình cờ Tuệ Nhi đi chơi với bạn và gặp Hải Sơn đang vẽ tranh chân dung kiếm sống và từ đó mối quan hệ như nước với lửa của hai người bắt đầu.

Tuy nhiên ông bà ta có câu “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, đối với Tuệ Nhi – Hải Sơn cũng vậy. Sau rất nhiều lần gây gổ, cả hai đã hiểu rõ tính cách đối phương và dần dần dành tình cảm cho đối phương. Thế nhưng không phải yêu nhau là bộ phim kết thúc, chuyện tình của cả hai gặp phải nhiều sóng gió và rắc rối lớn hơn khi Tuệ Nhi mắc bệnh tim và đang trong giai đoạn nguy kịch, còn Hải Sơn lại phát hiện ra kẻ gây tai nạn cho gia đình mà mình tìm kiếm cả chục năm qua lại là cha của người con gái mình yêu.

Những rắc rối liên tiếp xảy ra đã đẩy đôi bạn trẻ rời xa nhau hơn. Tuy nhiên với tình yêu chân thành dành cho nhau, cuối cùng sợi dây tơ hồng không thể đứt thậm chí còn gắn bó với nhau bền chặt hơn.

Kịch bản phim Cà chớn, anh đừng đi khá đơn giản nên khán giả hoàn toàn có thể hiểu được diễn biến phát triển của phim sau khi theo dõi trailer và phim chiếu được khoảng 20 phút. Tuy nhiên cách kể chuyện của đạo diễn lại chưa thực sự ấn tượng với khán giả, khiến bộ phim chỉ ở mức bình bình như nhiều bộ phim tình cảm lãng mạn khác. Đây cũng chính là lý do khiến nhiều khán giả đưa ra những đánh giá tiêu cực sau khi theo dõi phim.

Trong bối cảnh điện ảnh Việt Nam ngày càng có nhiều tác phẩm điện ảnh chất lượng hiện nay như Hai Phượng, Lật mặt: Nhà có khách… Cà chớn, anh đừng đi còn khá yếu. Vậy nên giới điện ảnh khi thực hiện một tác phẩm nào đó cần phải hết sức nỗ lực để mang đến cho khán giả tác phẩm chỉn chu nhất.

Diễn viên và diễn xuất

Kiều Trinh (vai Tuệ Nhi) là gương mặt đã khá quen với khán giả điện ảnh khi từng có màn thể hiện trong Em chưa 18 và Ông nội tuổi 30. Trong Cà chớn, anh đừng đi cô cũng đã đảm nhận khá tốt vai diễn của mình, mang đến hình ảnh một tiểu thư có phần mong manh, yếu đuối nhưng tâm hồn lại mạnh mẽ và quật cường.

Đảm nhận vai chính Hải Sơn trong phim, Xuân Phúc có vẻ yếu thế hơn bạn diễn của mình khi chưa có nhiều kinh nghiệm diễn xuất. Các phân cảnh đòi hỏi tâm lý nhân vật phức tạp Xuân Phúc vẫn chưa thể hiện được. Tuy nhiên bù lại anh lại có vẻ đẹp đầy nam tính có thể giết chết trái tim của bao thiếu nữ.

Tuyến nhân vật phụ trong phim ấn tượng nhất chắc hẳn là Trang Hý, diễn xuất tự nhiên cùng với bản tính hài hước của mình đã mang đến cho khán giả những tiếng cười đầy thú vị.

Đánh giá phim cà chớn anh đừng đi năm 2024

Âm thanh, hình ảnh

Cà chớn, anh đừng đi có phần hình ảnh khá đẹp mắt với những góc quay ấn tượng miêu tả vẻ đẹp của mảnh đấ Sài Gòn và nhiều địa danh khác của Việt Nam. Tuy nhiên bộ phim lại có lỗi về phần hậu kỳ cắt ghép phim, khiến nhiều cảnh bị dừng đột ngột gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảm xúc của khán giả theo dõi phim.

Phần âm thanh của bộ phim cũng được xử lý khá tốt với giai điệu âm nhạc bắt tai, đặc biệt ca khúc chủ đề của bộ phim. Nhưng thật đáng tiếc khi phần lồng tiếng của nhân vật trong phim chưa thực sự tốt.

Chưa bao giờ có cảm giác thất vọng xen lẫn tức giận đến thế sau khi xem xong một phim Việt Nam. Bước ra khỏi rạp với niềm đau to lớn và lo lắng vô hạn cho tương lai của điện ảnh nước nhà, bị phá hoại bởi những người không biết cách làm một bộ phim đúng nghĩa là như thế nào.

Câu chuyện phim Cà Chớn, Anh Đừng Đi! kể về hành trình tình yêu của Tuệ Nhi (Kiều Trinh Xíu) và Hải Sơn (Xuân Phúc) từ cuộc đụng độ hiểu lầm đến khi hóa giải oán thù của cha mẹ rồi trở lại bên nhau. Một mô-típ quen thuộc thường thấy ở các truyện ngôn tình mạng tự chế, đáng tiếc là nó cũng không đủ hay để được đón nhận. Chưa bao giờ có một câu “chuyện tình” nhạt nhòa, sống sượng đến như vậy trong lịch sử các loại hình nghệ thuật. Tôi không hiểu làm cách nào mà đoàn làm phim sau khi xem xong kịch bản, có thể chọn tin là có mối tình hình thành từ những tình huống sắp đặt ngây ngô và vô lý đến như thế.

Đánh giá phim cà chớn anh đừng đi năm 2024

Poster của phim Cà Chớn, Anh Đừng Đi!

Đầu tiên hãy nói về kiến thức căn bản nhất của việc làm phim. Phim là loại hình nghệ thuật kể chuyện bằng hình ảnh động, không thể lầm lẫn với các thể loại kể chuyện bằng nguồn chất liệu khác. Âm nhạc bằng âm thanh, kịch bằng biểu diễn hình thể và lời thoại, văn chương bằng ngôn từ, hội họa bằng bố cục các màu sắc… Không thể kể chuyện phim bằng cách dẫn dắt kiểu truyện tranh hay bộc lộ cá tính, câu chuyện về các nhân vật qua lời thoại, đó là điều đại kỵ trong điện ảnh. Cà Chớn, Anh Đừng Đi! có cốt truyện không thể kết nối các dữ kiện để khán giả hiểu về nhân vật, và đường dây chính muốn nói lại phải thông qua lời dẫn hay lời thoại đã là một sự xúc phạm đến điện ảnh, chưa kể đó là sự thất bại thảm hại của biên kịch lẫn đạo diễn.

Tiếp theo là vấn đề kỹ năng diễn xuất của các diễn viên. Các diễn viên được quảng cáo là đã tham gia một số phim nhưng khi xem Cà Chớn, Anh Đừng Đi!, tôi ngạc nhiên vì không tìm được một người nào có thể gọi là tạm chấp nhận được ở khâu diễn xuất. Tất cả đều được làm quá lố, không cho người xem một chút cảm xúc thật nào, mọi thứ đều trông giả tạo, nghiệp dư đến mức khó chấp nhận được. Không một diễn viên nào làm tôi đồng cảm với số phận nhân vật, mọi thứ trôi qua tuồn tuột, đôi khi lại dây dưa đến cạn kiệt sự kiên nhẫn. Trước khi quay bất cứ phân cảnh nào, đạo diễn thường làm công việc giải thích cho diễn viên biết bối cảnh và cảm xúc cần biểu lộ, và thẩm định mức độ thành công khi diễn tả điều đó từ các diễn viên, nhưng ở bộ phim này, không thể tìm được một cảnh nào giúp tôi nghĩ họ làm được yêu cầu tối thiểu đó.

Dựng phim và biên tập thật sự là thảm họa tồi tệ. Tôi đã tìm hiểu về đạo diễn Đỗ Cường nhưng chưa tìm ra dự án nào ngoài phim này nên không biết anh ta có từng làm phim hay học về dựng phim hay chưa. Từng cảnh phim rời rạc, khiên cưỡng và vụn vặt đến mức không thể nào hình dung được vì sao lúc biên tập, đoàn làm phim không ai nhận ra đây là sản phẩm lỗi. Các phân cảnh cứ thế liên tiếp phơi bày những lỗ hổng trong kịch bản, diễn xuất, càng làm tồi tệ hơn những yếu điểm đáng lý phải được che bớt đi. Tất cả những tình tiết quan trọng nhất đều được tiết lộ qua vài câu thoại mà không được trình bày bằng các cảnh quay đúng nghĩa, ngược lại nhiều cảnh lố lăng vô thưởng vô phạt lại được đưa vào. Hàng đống những thứ phi lý, sắp đặt vụng về được nhồi nhét lại mà hy vọng khán giả sẽ không nhận ra. Bây giờ, khán giả Việt đã đòi hỏi một bộ phim giải trí và khéo léo, chứ không dễ dàng chấp nhận một món giải trí đầy thất vọng như Cà Chớn, Anh Đừng Đi!.

Lựa chọn âm nhạc trong phim cũng rất đáng phàn nàn. Ca khúc chủ đề lẫn bài hát của hai diễn viên chính đều không ổn và không liên quan mấy đến câu chuyện phim, không hỗ trợ cho tình tiết phim và không tạo điểm nhấn cho bộ phim. Trang phục của dàn diễn viên đều nhạt nhòa, thậm chí có thể gọi là xấu. Bối cảnh, thiết kế cảnh trí đều trông giả tạo, nhàm chán, không có tính nghệ thuật, cứ như thiết kế cảnh trí của một vở kịch truyền hình. Việc lồng tiếng cũng là một lựa chọn khả dĩ vì không phải diễn viên nào cũng có đài từ tốt hay thu âm trực tiếp ổn, nhưng việc các nhà làm phim chọn lồng tiếng hầu hết các phân cảnh trong Cà Chớn, Anh Đừng Đi!, kể cả các đoạn hát ngoài trời làm sự giả tạo, thiếu cảm xúc cho những đoạn cần thể hiện tình cảm chân thật.

Đã đến lúc phải từ bỏ lối tư duy xí xóa, ủng hộ phim Việt Nam một cách vô điều kiện, đôi khi phải “giết” một phim để cứu các phim còn lại. Những sản phẩm kém chất lượng cần phải bị loại bỏ nếu không công chúng sẽ dần ác cảm với điện ảnh Việt và một ngày nào đó, đa số khán giả sẽ sợ phải đi xem phim Việt. Giờ đây, khán giả là người quyết định việc đến xem một bộ phim và họ hoàn toàn có thể từ chối một sản phẩm kém chất lượng. Người viết thật sự đau lòng khi phải chê một bộ phim nội địa, là một người Việt Nam tôi cũng muốn điện ảnh nước nhà phát triển, nhưng nó sẽ không có cơ hội nếu chúng ta tiếp tục dung túng những sản phẩm văn hóa kém chất lượng.