Bai thi tìm hiểu văn hóa biên hòa đòng nai năm 2024

Nhằm tiếp tục thực hiện Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trong giai đoạn 2021-2025, từ đó đẩy mạnh và nâng cao chất lượng các hoạt động phát triển văn hóa đọc để đạt được các mục tiêu đặt ra trong Đề án, đưa văn hóa đọc lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng, đồng thời mong muốn mang đến một sân chơi thú vị, bổ ích để những người yêu sách đặc biệt là các em học sinh có thể chia sẻ những cuốn sách hay và lan tỏa thói quen đọc sách tới cộng đồng; Căn cứ Kế hoạch số 1545/KH-SVHTTTDL-SGDĐT ngày 31/5/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giáo dục và Đào tạo về Kế hoạch phối hợp tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2023, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2023 đến đông đảo các em học sinh trên địa bàn tỉnh.

Qua 3 tháng phát động, Ban tổ chức đã nhận được 2.169 bài dự thi của các em học sinh thuộc 3 nhóm: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông dưới nhiều hình thức phong phú: bài viết, video clip, mô hình,…

Kết quả: có 30 bài đạt giải, trong đó 14 bài được thể hiện bằng hình thức VIDEO-CLIP. Những video-clip năm nay được đầu tư công phu, sáng tạo; nội dung bài cảm nhận sâu sắc, ấn tượng; giọng nói truyền cảm, hấp dẫn, có sức lôi cuốn; hình ảnh, âm thanh sống động, phù hợp với nội dung tác phẩm. Một số thí sinh đã thể hiện niềm say mê và dành nhiều tâm huyết của mình để thực hiện tạo dựng clip dự thi có chất lượng cao. Nhiều clip dự thi xây dựng được kịch bản với các hiệu ứng tốt. Một số bài sử dụng phụ đề tiếng Anh và ngôn ngữ ký hiệu, khiến khả năng lan tỏa các giá trị của sách được cao hơn.

Để giá trị cuộc thi không chỉ dừng lại trong khuôn khổ một sự kiện, Thư viện tỉnh Đồng Nai giới thiệu các video-clip đạt giải Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Đồng Nai năm 2023 trên Website Thư viện tỉnh Đồng Nai, kênh Youtube và Facebook THƯ VIỆN TỈNH ĐỒNG NAI. Hy vọng, các video-clip này sẽ góp phần truyền cảm hứng, khơi dậy niềm đam mê, phong trào đọc sách, hình thành thói quen, phương pháp đọc sách hiệu quả, tình yêu sách đến với mọi người…

Hội thi “Tìm hiểu về giá trị Văn hóa-Lịch sử Đồng Nai năm 2011” do Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai và Ban tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp tổ chức lần đầu tiên đã thu hút 28.656 bài dự thi của các tập thể, cá nhân trong tỉnh gửi về tham dự.

Chấm thi vòng sơ khảo Hội thi “Tìm hiểu về giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai” là hoạt động nghiên cứu khoa học trên lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn. Thông qua hội thi giúp cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, các lực lượng vũ trang và các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu về giá trị văn hóa - lịch sử; đồng thời còn là hoạt động thiết thực góp phần giáo dục những truyền thống văn hóa - lịch sử, động viên các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể vững mạnh, góp phần xây dựng Đồng Nai thành tỉnh cơ bản công nghiệp hóa, hiện đại hóa vào năm 2015. Các bài dự thi đạt giải đều là những bài viết hay, chất lượng, có nội dung phong phú, trình bày đẹp… Các giám khảo chấm thi vòng chung khảo Sau 6 tháng phát động (từ 30-6-2011 đến 30-11-2011), Hội thi đã thu hút 28.656 bài dự thi của các tập thể, cá nhân đến từ các đơn vị, địa phương, các trường học trong tỉnh. Căn cứ vào qui chế chấm thi, thường trực Ban tổ chức đã tiến hành công tác phân loại chọn được 922 bài đạt yêu cầu đưa vào chấm thi ở 03 vòng: Vòng loại, vòng sơ khảo và vòng chung khảo. Căn cứ vào kết quả chấm điểm của Ban giám khảo, Ban Tổ chức đã tiến hành họp xét trao giải chính thức cho 49 cá nhân, tập thể có bài dự thi đạt điểm cao. Trong đó có: 4 giải Nhất thuộc về các tác giả Hà Thị Thanh Thúy (Báo Đồng Nai), Nguyễn Thị Thắng (Sở LĐ-TB&XH), Lê Thị Hạnh Ngân (Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh), Trần Thị Ngọc Diệp (Trường Đại học Lạc Hồng). Ban tổ chức cũng xét trao 6 giải Nhì, 10 giải Ba và 29 giải Khuyến khích; Bên cạnh đó, Ban tổ chức Hội thi còn xét trao giải cho 3 tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức, vận động được nhiều bài dự thi và có nhiều bài dự thi gồm: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Sở Khoa học và Công nghệ và Công an tỉnh Đồng Nai; Ban Tổ chức cũng xét trao 6 giải đặc thù cho các cá nhân. Ngoài ra, Chi hội Văn nghệ Dân gian tỉnh cũng xét trao thưởng cho 2 cá nhân. Diệu Linh

Trung tâm Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai) đã phát động Hội thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai. Nhằm “tuyên truyền, giáo dục cho toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về những giá trị văn hóa – lịch sử của những di tích lịch sử, nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử, văn hóa và con người Đồng Nai qua các thời kỳ; khuyến khích công tác nghiên cứu về khoa học xã hội, chú trọng văn hóa – lịch sử Đồng Nai; khuyến khích toàn xã hội tham gia tìm hiểu những văn hóa – lịch sử về con người và vùng đất Biên Hòa – Đồng Nai trong gần 320 năm hình thành và phát triển”.

Hội thi được phát động từ tháng 9/2017 và tới ngày 11/12/2017 mới chính thức kết thúc nhận bài dự thi. Nhận thấy ý nghĩa tích cực của cuộc thi nên ngay từ khi mới nhận được thông tin phát động của Ban tổ chức, Ban giám đốc Thư viện tỉnh đã phát động phong trào tới toàn thể cán bộ, đảng viên, viên chức trong cơ quan và khuyến khích phát phiếu mời tham gia cho toàn thể độc giả tham dự Hội thi này.

Thư viện tỉnh với chức năng tuyên truyền giáo dục và phổ biến thông tin đến mọi tầng lớp nhân dân, đã khai thác hiệu quả kho tài liệu phong phú trong thư viên như: lập mục Văn hóa các dân tộc Đồng Nai và phát động nhân viên trong cơ quan viết bài cho chuyên mục này. Hưởng ứng hành động đó là một loạt các bài viết tìm hiểu về văn hóa các dân tộc đã được duyệt và đăng trên trang Web của Thư viện với các bút danh: Như Quỳnh, Thanh Vân, Hồng Hạnh, Đinh Nhài, Nguyễn Sen, Dung Nguyen, Đào Thanh… Tới nay đã có 48 bài viết của nhân viên Thư viện trong chuyên mục này. Nhờ có một kho sách phong phú và đầy đủ của Thư viện, các cây viết này đã cho độc giả đọc và biết thêm được nhiều kiến thức bổ ích về văn hóa của các dân tộc ở Đồng Nai một cách chắt lọc mà cũng chi tiết; từ các lĩnh vực như y học dân gian, kiến trúc nhà ở, âm nhạc truyền thống, nghệ thuật múa trong lễ hội, món ăn đặc trưng của từng dân tộc, tín ngưỡng thờ cúng, đến trang phục truyền thống hay địa vị của người phụ nữ trong xã hội… Các bài viết này đã xoáy sâu, tìm hiểu kỹ từng khía cạnh cụ thể, có thể là những chi tiết vô cùng nhỏ trong văn hóa truyền thống của họ, giúp cho độc giả dễ hình dung nhất về con người của các dân tộc anh em. Trong đó có diện mạo văn hóa của người Mạ, người Dao Thanh Y, người Chơ Ro, người Xtiêng, người Hoa, người Thái, người Rơ Măm, người Kơ Ho, người Tày, người Nùng… Cũng chính chuyên mục này là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đối tượng là cán bộ, công chức, viên chức và quần chúng nhân dân tham gia Hội thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai năm 2017, vì nhóm đối tượng này sẽ trả lời một câu hỏi như sau trong bài thi; “Anh/Chị nêu những đặc điểm văn hóa truyền thống của các dân tộc ở Đồng Nai”.

Độc giả đến thư viện tỉnh tìm tài liệu phục vụ cho việc viết bài dự thi mỗi năm một nhiều. Nên bên cạnh việc mở kho Phòng Địa Chí, Thư viện tỉnh còn cho rút chọn những cuốn sách địa chí Đồng Nai ra khỏi kệ sách trong kho Phòng Mượn, tạo ra khung kệ mới tự chọn, chuyên trưng bày những cuốn sách Địa chí để độc giả có thể dễ dàng nhìn thấy đầy đủ tài liệu tham khảo hơn, mượn đọc mà không cần mất thời gian tra cứu trên máy tính. Bạn đọc sẽ bắt gặp ngay những tên sách khi nhìn vào kệ như: Địa danh hành chính - văn hóa - lịch sử Đồng Nai, Văn hóa - văn vật Đồng Nai, Danh thắng Đồng Nai, Địa chí Đồng Nai, Biên Hòa xưa, Biên Hòa – Đồng Nai xưa và nay… Tất cả những cuốn sách này đều giúp ích rất lớn cho những ai muốn tìm hiểu và nghiên cứu về con người và vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai. Sự điều chỉnh này đã nhận được sự hưởng ứng cùng phản hồi tích cực từ bạn đọc và nhân viên trong Thư viện.

Bai thi tìm hiểu văn hóa biên hòa đòng nai năm 2024
Trong suốt mấy tháng qua, Thư viện đã phục vụ không biết bao độc giả đến mượn sách viết bài cho cuộc thi này, từ các em học sinh, các thầy cô giáo, các bậc hưu trí đến cả những bạn công nhân… Nhưng năm nay để lại ấn tượng mạnh mẽ cho nhân viên Thư viện có lẽ là hai độc giả Nguyễn Đào Xuân Thảo và Đặng Minh Thắng. Luôn nở nụ cười tươi rói trên môi với chiếc răng khểnh duyên dáng là cô giáo Nguyễn Đào Xuân Thảo, một cô giáo với thân hình nhỏ nhắn nhưng tràn đầy năng lượng. Là giáo viên tại Trường Lê Quý Đôn Long Bình Tân, cô giáo Nguyễn Đào Xuân Thảo cho biết “Em đã mấy lần dẫn các em học sinh của mình tới Thư viện, để cho các em mượn sách về viết bài cho Hội thi tìm hiểu giá trị văn hóa – lịch sử Đồng Nai. Và hôm nay em lại đến đây mượn sách viết cho bài thi của mình. Năm nào em cũng tham gia Hội thi này và năm nào em cũng mượn sách của Thư viện, vì chỉ ở đây mới có nhiều sách và đầy đủ thông tin như vậy. Không những thế, trang chủ của Thư viện tỉnh còn có thêm mục Văn hóa các dân tộc là tài liệu rất thích hợp mà em cần tìm cho bài thi năm nay”. Cô giáo trẻ này còn cho biết thêm “ Em rất vui và hạnh phúc khi các học sinh của mình, các trò là mầm xanh tương lai của đất nước thích đến Thư viện giống như em”. Cũng là độc giả thân thiết của Thư viện tỉnh những năm qua, bạn Đặng Minh Thắng, thường trú tại Phường Tân Hiệp, hiện đang làm công nhân. Mỗi khi có ngày nghỉ bạn lại đến Thư viện. Lần gần đây nhất khi vào mượn sách, bạn đã được nhân viên thư viện nói về Hội thi và đưa cho bạn phiếu mời tham gia. Bạn đã rất hào hứng tham gia cuộc thi và chia sẻ với chúng tôi : “mình thấy Hội thi này rất có ý nghĩa, nó giúp cho thế hệ trẻ như mình có cái nhìn bao quát hơn, cụ thể hơn về mảnh đất Đồng Nai nơi mình đang sinh sống, về những con người anh hùng đã hy sinh biết bao mồ hôi sương máu gìn giữ và phát triển cho vùng đất Đồng nai được như ngày hôm nay. Không ai khác Thư viện lại chính là cầu nối, là người giúp cho mình tìm về lịch sử, tìm về cội nguồn một cách khách quan và chủ động. Mình sẽ đến Thư viện thường xuyên hơn, và sẽ trở thành độc giả lâu năm ở đây”. Chúng tôi những người làm công tác thư viện chúc cho hai bạn cũng như các độc giả luôn nhiều sức khỏe và đạt giải cao trong Hội thi lần này.

Song song với độc giả thì hàng năm nhân viên Thư viện cũng có nhiều người tham gia Hội thi trên. Điển hình như chị Nguyễn Thị Sen, chị Đinh Thị Nhài, chị Đào Thị Thanh… Với lòng nhiệt tình và sự đam mê tìm hiểu của mình, hầu như năm nào những nhân viên này cũng tích cực tham gia Hội thi. Không chỉ cá nhân họ tham gia viết bài mà họ còn vận động những người thân trong gia đình hưởng ứng, đặc biệt là các bé đang ở độ tuổi đi học, giúp các bé biết và hiểu hơn về lịch sử mảnh đất mà ông bà cha mẹ các bé sinh sống, lao động và phát triển. Đây là một hành động đẹp của nhân viên Thư viện đáng để nêu gương trước mọi người.

Chỉ qua vài hành động thiết thực đó thôi, cũng đủ cho mọi người thấy tinh thần hưởng ứng Hội thi một cách hết sức nhiệt tình của tập thể Thư viện tỉnh. Ban giám đốc, cùng nhân viên Thư viện ý thức rất rõ việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa của bản thân cũng như của mọi người quan trọng như thế nào. Vì như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói “dân ta phải biết sử ta”. Biết sử ta để làm gì? Để con người lấy đó mà làm nền tảng, làm động lực xây dựng cho đất nước ngày càng giàu đẹp hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn. Để cho thế hệ trẻ hiểu rằng cha ông tổ tiên của họ đã phải đánh đổi những gì mới có được cuộc sống hòa bình như hôm nay, để cho con cháu có điều kiện được học tập, được vươn mình ra thế giới. Đồng thời cũng giúp cho mọi người hiểu được những gì còn khó khăn, hay những gì còn lạc hậu của các dân tộc anh em để cùng chung tay giúp sức cho họ sớm bước đến sự tiến bộ và khoa học.Hãy là một người Công dân tốt, một người Công dân có ích cho xã hội Việt Nam.