Nghị định số 43 2023 nđ-cp về nhãn hàng hóa năm 2024

Điển hình như nhãn hàng hóa đối với thực phẩm phải có định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, cảnh báo, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản; nhãn hàng hóa đối với rượu phải ghi định lượng, hàm lượng etanol, hạn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, cảnh báo, mã nhận diện lô.

2. Ngày sản xuất, hạn sử dụng được ghi trên nhãn hàng hóa

Theo quy định tại Nghị định số 43/CP, ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi theo thứ tự ngày, tháng, năm của năm dương lịch.

Trường hợp bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng mà nhãn hàng hóa đã ghi ngày sản xuất thì được phép ghi hạn sử dụng là khoảng thời gian kể từ ngày sản xuất, nếu nhãn hàng hóa đã ghi hạn sử dụng thì được phép ghi ngày sản xuất là khoảng thời gian trước sử dụng.

Đối với hàng hóa được san, chiết, đóng gói thì theo quy định tại Nghị định 43 năm 2017 phải thể hiện ngày san, chiết, đóng gói và hạn sử dụng được tính từ ngày sản xuất.

3. Những thông tin bắt buộc thể hiện đối với hàng hóa dạng rời hoặc hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản

Những hàng hóa có bao bì đóng gói đơn giản, hàng hóa dạng rời ví dụ như phụ gia thực phẩm, hóa chất, bán trực tiếp cho người tiêu dùng theo quy định của Nghị định số 43/NĐ-CP năm 2017 phải được công khai những thông tin sau:

- Tên hàng hóa;

- Hạn sử dụng;

- Tên cá nhân, tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa;

- Hướng dẫn sử dụng;

Cảnh báo an toàn (nếu có).

4. Xuất xứ và thông tin cảnh báo trên nhãn hàng hóa

Nghị định 43 quy định tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu có trách nhiệm ghi xuất xứ hàng hóa (nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra hàng hóa) theo quy định về xuất xứ hàng hóa hoặc Hiệp định mà Việt Nam là thành viên.

Ngoài ra, cũng theo Nghị định số 43/2017, thông số kỹ thuật và thông tin cảnh báo phải tuân thủ quy định của pháp luật (nếu có).

Hàng điện, điện tử, máy móc, thiết bị phải ghi thông số kỹ thuật. Hàng thuốc dùng cho người, vắc xin phải ghi chỉ định, cách dùng, chống chỉ định, số đăng ký lưu hành, dạng bào chế, quy cách đóng gói,...

Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về nhãn hàng hóa, cách ghi nhãn hàng hóa và các thông tin bắt buộc trên nhãn hàng hóa có hiệu lực từ ngày 1/6/2017 và bãi bỏ Nghị định 89/2006 về nhãn hàng hóa.

Nhiệt liệt hưởng ứng Tháng hành động vì an toàn thực phẩm 2024 ***** Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm của chính quyền các cấp, của toàn xã hội ***** Sản xuất, kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, vì sự phát triển bền vững ***** Kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm ***** Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, ưu tiên phát triển các vùng chuyên canh sản xuất an toàn thực phẩm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế và khu vực ***** Vì sức khỏe người tiêu dùng, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, kháng sinh ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản ***** Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc xuất xứ cho bữa ăn an toàn ***** Để đảm bảo an toàn thực phẩm hãy ăn chín, uống chín, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng ***** Phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mỗi người ***** Phát triển chuỗi giá trị nông sản thực phẩm an toàn vì sự phát triển nông nghiệp bền vững

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007; Căn cứ Luật thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005; Căn cứ Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ngày 30 tháng 11 năm 2010; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ; Chính phủ ban hành Nghị định về nhãn hàng hóa. Nội dung nghị định 43/2017/NĐ-CP như sau:

về nhãn hàng hóa Số ký hiệu 43/2017/NĐ-CP Ngày ban hành 14/04/2017 Loại văn bản Nghị định Ngày có hiệu lực 01/06/2017 Nguồn thu thập công báo Ngày đăng công báo … Ngành Khoa học và công nghệ Lĩnh vực Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Phạm vi Toàn quốc Thông tin áp dụng Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực

Chương I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu.
  2. Những hàng hóa sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này:
  3. Bất động sản;
  4. Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển;
  5. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển;
  6. Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá;

Tải file dưới đây để xem đầy đủ thông tin nghị định: