Đánh giá các chiến lược truyền thông của apple

Thương hiệu Apple là thương hiệu sản xuất thiết bị công nghệ nổi tiếng trên toàn cầu. Để có được thành công mang tầm quốc tế như vậy, Apple đã phải thực hiện rất nhiều các chiến lược khác nhau. Để lý giải cho sự thành công của Apple, cùng Ori tìm hiểu chiến lược kinh doanh của Apple nhé!

I. Giới thiệu về thương hiệu Apple

Apple hay Apple Inc. là một tập đoàn công nghệ của nước Mỹ. Trụ sở chính của Apple được đặt tại thành phố Cupertino, bang California. Công ty được thành lập vào ngày 01/4/1976, được đặt tên là Apple Computer, Inc., sau đó được nhà sáng lập đổi tên thành Apple Inc. vào đầu năm 2007.

Sản phẩm đầu tiên của công ty Apple là chiếc Apple I có giá trị 666.66 USD. Hiện nay, công ty đã trở thành thương hiệu sản xuất thiết bị công nghệ hàng đầu trên thế giới nhờ chiến lược định vị thương hiệu của Apple.

.jpg)

Apple hay Apple Inc. là một tập đoàn công nghệ của nước Mỹ

II. Nhân tố chính trong chiến lược kinh doanh của Apple

1. Mục tiêu chiến lược của Apple

Trong mọi chiến lược kinh doanh, mục tiêu chiến lược luôn là điều mà thương hiệu cần xác định rõ ràng. Mục tiêu trong chiến lược kinh doanh của Apple luôn được thay đổi trong từng giai đoạn nhất định. Tuy nhiên, hãng vẫn luôn tập trung vào các vấn đề liên quan đến doanh thu, lợi nhuận cũng như giá trị của thương hiệu và mức độ ảnh hưởng.

2. Khách hàng mục tiêu của Apple

Khách hàng mục tiêu Apple xác định là những người tiêu dùng có mức thu nhập cao tức là ở phân khúc thị trường cao cấp.

Đánh giá các chiến lược truyền thông của apple

Khách hàng mục tiêu của Apple nằm trong phân khúc thị trường cao cấp

3. Thị trường của Apple

Trong mỗi chiến lược kinh doanh, việc xác định thị trường mục tiêu luôn là điều cần thiết. Nếu việc xác định không đúng sẽ khiến doanh nghiệp lãng phí các nguồn lực lại không đem về hiệu quả như mong muốn. Apple phân chia thị trường của mình thành nhiều phân đoạn khác nhau. Đặc biệt thực hiện các hoạt động tập trung vào thị trường chính. Trong đó, thị trường chính của Apple là những khu vực, quốc gia mà người dân có mức thu nhập cao như Mỹ hay Trung Quốc.

III. Phân tích mô hình SWOT của Apple

1. Điểm mạnh (Strengths)

1.1. Sản phẩm sáng tạo cùng thiết kế vô cùng độc đáo

Apple trở thành công ty hàng đầu sản xuất thiết bị công nghệ nhờ khả năng tự thiết kế từ phần cứng cho tới phần mềm trong các sản phẩm.

Mỗi năm, Apple đều tung ra sản phẩm mới dựa vào việc cải tiến các sản phẩm đã có từ thiết kế đến chức năng. Đó là chiến lược thương hiệu của Apple giúp hãng luôn chiếm lĩnh được thị trường mặc dù sản phẩm luôn định giá cao hơn các đối thủ.

1. 2. Giới thiệu các dịch vụ mới
Apple đã cho ra mắt các dịch vụ mới nhờ sự cải tiến của công nghệ, có thể kể đến các dịch vụ như: Apple TV +, Apple Music, iTunes, Apple Card và Apple Arcade. Từ đó, họ liên tục cho ra đời các sản phẩm cũng như đổi mới các danh mục sản phẩm đã trở thành thế mạnh cạnh tranh lớn trong chiến lược kinh doanh của Apple.
1.3. Văn hóa doanh nghiệp

Nhờ nhờ văn hóa công ty mà Apple liên tục lọt top các thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới bởi chiến lược kinh doanh của Apple là cung cấp các sản phẩm chất lượng cao. Họ luôn áp dụng tư duy đổi mới, sáng tạo sản phẩm liên tục đã giúp phát triển văn hóa nội bộ mạnh mẽ. Ngoài ra, Apple có một văn hóa là giữ bí mật tuyệt đối. Apple giới hạn tối đa các vấn đề giao tiếp với truyền thông, khách hàng và cổ đông của mình.

Đánh giá các chiến lược truyền thông của apple

Apple liên tục lọt top các thương hiệu công nghệ hàng đầu thế giới

1.4. Công nghệ xuất sắc
Chiến lược phát triển sản phẩm của Apple tập trung vào chất lượng và đó đang là yếu tố tiên quyết để khách hàng thể hiện lòng trung thành với thương hiệu. Apple đã cho đổi mới liên tục, và đáp ứng chất lượng sản phẩm tốt nhất nhưng vẫn hướng tới sự đơn giản đã giúp nhà Táo có thể đánh bại hoàn toàn các đối thủ cạnh tranh. Apple đi ngược các đối thủ cạnh tranh của mình bằng việc luôn đơn giản hóa sản phẩm nhất có thể.

2. Điểm yếu (Weaknesses)

2.1. Mạng lưới phân phối hạn chế

Bởi Apple đang tự bán sản phẩm của mình nên mạng lưới phân phối của họ đang bị hạn chế, họ có rất ít cửa hàng trên khắp thế giới. Hầu hết những người có nhu cầu mua sản phẩm đều thông qua các bên trung gian khiến khả năng tiếp cận cũng như tính tiện lợi cho người mua hàng bị hạn chế.

2.2. Thiếu khả năng tương thích
Các sản phẩm của nhà Táo không cho các phần mềm hoặc công nghệ khác hỗ trợ mà các sản phẩm của Apple chỉ tương thích với các phụ kiện chính hãng. Điều đó, đã giúp Apple tăng thêm doanh thu nhờ việc khách hàng phải mua các phụ kiện tương thích để sử dụng sản phẩm.
2.3. Giá cao
Trong chiến lược định giá của Apple, “ông trùm công nghệ” đang định giá các sản phẩm của mình ở phân khúc cao cấp. Vì vậy, với các nước có nền kinh tế kém phát triển người dân thường lựa chọn các sản phẩm có mức giá rẻ hơn như Samsung.

Đánh giá các chiến lược truyền thông của apple
Sản phẩm của Apple ở phân khúc cao cấp

3. Cơ hội (Opportunities)

3.1. Mức độ trung thành với thương hiệu

Các sự kiện ra mắt sản phẩm của Apple luôn được hưởng ứng vô cùng vô cùng mạnh mẽ. Ngoài ra, thương hiệu cũng đang có tỷ lệ giữ chân khách hàng cao là 92%.

Với lợi thế này, thương hiệu đã luôn thống lĩnh được thị trường và tăng tỉ lệ bằng thực hiện phát triển nhiều ý tưởng sáng tạo hơn nữa để làm hài lòng các khách hàng của mình.

3. 2. Bổ sung vào dòng sản phẩm
Chiến lược kinh doanh của Apple gồm rất nhiều yếu tố, nhờ sự tập trung đầu tư phát triển các yếu tố thương hiệu, sản phẩm, quảng cáo,... cũng như nguồn nhân lực đã giúp Apple đã vị thế như hiện nay. Hy vọng nhà táo sẽ tiếp tục có thể phát triển hơn nữa để cuộc sống của chúng ta tiện nghi và hiện đại hơn.