Con chim đại tươc còn có tên gọi là gì năm 2024

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến

2 giờ150 liên quan

Kỷ niệm trọng thể 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

ĐCSVN

31 phút64 liên quan

Giá vàng hôm nay 17/4/2024: SJC tăng ngoạn mục 600 nghìn, vượt 84,3 triệu đồng

1 giờ5277 liên quan

Chơi gì ở TP.HCM khi Giỗ tổ Hùng Vương chỉ nghỉ một ngày?

40 phút2 liên quan

Lý do Nga quyết chiếm 'pháo đài' Chasiv Yar của Ukraine

1 giờ16 liên quan

HLV U23 Thái Lan nói gì sau chiến thắng 'địa chấn' trước U23 Iraq?

1 giờ4 liên quan

Thời tiết miền Bắc bất ngờ thay đổi: Chiều tối nay Hà Nội và một số tỉnh thành có mưa

2 giờ1639 liên quan

IDF im lặng khi Iron Dome bị UAV đánh trúng

1 giờ33 liên quan

Bốn người Việt bị bắt ở Đài Loan (Trung Quốc) vụ sát hại đồng hương

27 phút4 liên quan

Khoan giếng gặp luồng khí lạ, châm lửa đốt thì cháy như lửa gas

1 giờ1 liên quan

Đã rõ tại sao Nga mua tên lửa Triều Tiên chứ không phải của Iran?

6 giờ106 liên quan

TP.HCM: Nhiều chủ xe máy bất ngờ khi nhận thông báo phạt nguội

1 giờ838 liên quan

Đội hình U23 Việt Nam đấu U23 Kuwait: Loạt trò cưng của HLV Troussier góp mặt?

27 phút401 liên quan

Hà Nội: Bé gái 12 tuổi mang thai 38 tuần, nghi bị xâm hại

1 giờ3 liên quan

Chim đại bàng biểu tượng cho sức mạnh, lòng can đảm, tầm nhìn xa và sự bất tử. Nếu như sư tử là chúa sơn lâm, cá mập là sát thủ của biển khơi thì loài đại bàng vàng từ lâu cũng được mệnh danh là chúa tể bầu trời với sức mạnh của mình. Đại bàng còn được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần tối cao và xứng danh chúa tể bầu trời. Theo thần thoại Hy Lạp, người Hy Lạp coi đại bàng là biểu trưng của thần Zeus, những người La Mã coi đại bàng là biểu trưng của Jupiter, bởi các bộ lạc Đức thì coi nó là Odin và người theo Kitô giáo thì là biểu tượng của Thiên Chúa.

Trong quân sự[sửa | sửa mã nguồn]

Con chim đại tươc còn có tên gọi là gì năm 2024
Con đại bàng trên quốc huy Đức

Đại bàng được đánh giá là kẻ rất mạnh mẽ và hùng dũng. Vì thế, nó đã trở thành biểu tượng quân sự của nhiều nước tư bản và quân chủ. Từ những thế kỉ trước công nguyên, đế quốc La Mã và đế quốc Babylon đã chọn loài đại bàng vàng làm biểu tượng cho quân đội của nước mình. Vào thời kì Trung Cổ và Phục Hưng, đa số các quốc gia châu Âu đã chọn đại bàng làm biểu tượng cho quân đội. Các hình vẽ đại bàng trên khiên của binh lính đã được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ thời Phục Hưng, Trung Cổ, La Mã và trên những hình vẽ trong truyện cổ tích châu Âu được mô phỏng lại.

Trong văn học[sửa | sửa mã nguồn]

Trong văn học cổ điển, truyện phân chia ra các vương quốc do các loài vật đứng đầu là truyện thường thấy. Sư tử thì thường có vai trò làm vua của các vương quốc. Tuy nhiên, việc đại bàng làm vua của các nước được tưởng tượng này thì cũng không hiếm gặp, ví dụ như trong truyện Con dơi hèn nhát thì đại bàng là kẻ thủ lĩnh của lũ chim. Hay như trong truyện ngụ ngôn Châu Âu, những con đại bàng thường làm vua nhiều như sư tử. Ngoài vai trò làm hoàng đế trong các truyện cổ thì đại bàng đôi khi còn "thủ vai" của một kẻ được coi là lưu manh, độc ác.

2. Khổng Tước, tục danh con công, cũng còn gọi là con cuông, là Việt điểu, thuộc họ trĩ, bộ gà; người xưa bảo tiếng gáy của nó thốt ra nghe như tiếng “đô hô”, phần nhiều khổng tước thường sống ở cây to trên núi cao, gò cao để có thể bay dễ dàng. Trước đây, rừng núi các tỉnh nước ta đều có, nhưng nổi tiếng và người ta dễ gặp nhiều là ở vùng Gò Công, tỉnh Tiền Giang, Nam Bộ; vùng đền Cuông, tỉnh Nghệ An; vùng Tu Bông, Vạn Giã, tỉnh Khánh Hòa; các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng đều có. Nó là loại chim không chịu ở chốn rừng rậm, làm tổ đơn giản, đẻ vào khoảng tháng 5 tháng 6, mỗi lứa chừng 4 đến 6 trứng có màu trắng đục, kích thước trứng trung bình. Ấp độ 28 ngày thì nở. Ban đêm nó thường ngủ trên cành cây cao gần chỗ kiếm ăn. Ngoài mùa sinh sản công thường sống theo đàn hay từng gia đình. Cả con trống và mái đều không có cựa. Theo các nhà Đông y, thịt chim công có nhiều dược tính công dụng rất cao trong việc giải độc; ngược lại lông của nó có nhiều độc tố không được để đụng chạm vào mắt vì có thể làm mù; mật của chim công rất độc, khi làm thịt người ta phải bỏ mật đi; thịt công chần qua rồi làm nem, là món rất quí trong hàng bát trân, ngày xưa chỉ vua quan mới được dùng món “nem công chả phượng”. Sách An Nam chí chép rằng: Chim công trống sau khi nở được một năm, đuôi dài chừng vài thước, gặp gió thì xòe đuôi để múa, trông óng ánh như bánh xe gấm. Lại có một loại công trắng, lông trắng tinh, toàn thân như tuyết, vào đời vua Minh Mạng, quan quân tỉnh Biên Hòa bắt được một con đem dâng lên.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho chạm hình tượng chim công vào Nhân đỉnh.

Do môi trường sống tại các cánh rừng núi nước ta hiện nay bị xâm phạm quá mức; một phần lại bị đơm bẫy nên các cá thể quí hiếm trong đó có loài chim công còn rất ít, hơi khó gặp. Muốn tận mắt xem nó múa thì có thể đến các vườn thú ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh may ra sẽ còn gặp. Còn muốn nghiên cứu đặc tính, tìm hiểu kỹ loài công này thì có thể đến các khu bảo tồn của rừng Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình hay vườn quốc gia Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, sẽ thấy.

Công là loại chim tuyệt đẹp, được người xưa quan niệm, loài chim mang ý nghĩa may mắn, cát tường “Khổng tước thái bình”, xứng đáng ở ngôi “hoa hậu của rừng xanh” rất cần được bảo tồn nòi giống.

ĐẠI MẠO

Con chim đại tươc còn có tên gọi là gì năm 2024

3. Đại Mạo, tục danh con đồi mồi, thuộc họ vích, bộ rùa, chúng sống chủ yếu ở biển sâu và cạnh các hải đảo, nhất là những nơi có nhiều san hô; khi lên cạn nó có khả năng nhịn đói dài ngày nhưng phải được giữ ấm bằng nước biển.

Đồi mồi có nhiều giá trị kinh tế, thịt rất ngon, có nhiều chất dinh dưỡng, là vị thuốc dùng chữa bệnh nhiệt, mê sảng, kinh giản, ung nhọt; vảy và mai làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu. Vùng biển nước ta từ tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng trở vào Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Phú Quốc, chúng sống rất nhiều.

Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho khắc hình tượng con đồi mồi lên Nhân đỉnh.

NGỰ BÌNH SƠN

Con chim đại tươc còn có tên gọi là gì năm 2024

4. Ngự Bình Sơn, tức núi Ngự Bình, lại gọi Hòn Mô ở về phía tây bắc huyện Hương Thủy - nay thuộc phường An Cựu, thành phố Huế. Núi này nổi vọt lên ở quãng đất bằng như bức bình phong, cao chừng 104 mét, được xem là tặng vật trời ban để làm lớp án thứ nhất trấn giữ trước Kinh thành Huế. Tên xưa của núi là Mạc Sơn, hoặc là Bằng Sơn, vì trông nó tựa như một con chim bằng đang đậu, mặt quay về phía bắc với đôi cánh hơi khuỳnh ra hai bên trông thật khỏe. Đời Gia Long xây dựng kinh thành, vua lên núi chơi, thấy đỉnh núi bằng phẳng, hình dáng uy nghi, cân đối, đẹp như một ngọn núi nhân tạo, khắp nơi trồng cây thông, cho tên núi là Ngự Bình. Năm Minh Mạng thứ 2, 1821, nhà vua ngự giá lên chơi, xem xét hình thế, thấy hai bên tả hữu núi đất đứng đối nhau, nhân đấy gọi tên núi phía tả là Tả Phù, núi phía hữu là Hữu Bật. Năm Minh Mạng thứ 17, đúc xong Cửu đỉnh, cho chạm hình tượng núi này vào Nhân đỉnh; năm Mậu Tuất, 1838, nhân tiết Trùng Dương (nhằm ngày 9 tháng 9 âm lịch), nhà vua lại ngự lên núi, cho bá quan theo hầu ăn yến ở trên núi, nhân đấy, ngự soạn bài thơ ghi lại việc này. Tiết Trùng cửu, các vua Nguyễn lên chơi núi bắt đầu từ đấy. Năm Thiệu Trị thứ 4, ngự chế tập thơ “Thần Kinh nhị thập cảnh”, tức Hai mươi bài thơ tả cảnh đẹp ở Kinh sư, trong ấy có bài vịnh núi này, đầu đề là “Bình Lãnh Đăng Cao”. Bài thơ ấy được khắc vào một tấm bia bằng đá thanh khá đẹp, đặt trong một nhà bia xây gạch kiểu vòm cuốn, tọa lạc ngay dưới chân núi. Bây giờ, nhà bia đã hư hỏng, nhưng tấm bia vẫn còn y nguyên.

Theo gương người xưa, ngày nay hễ đến dịp Nguyên tiêu, hay tiết Trùng cửu, người Huế thường rủ nhau lên núi ngắm trăng, làm thơ...

Cạnh núi Ngự Bình nhìn về phía tây nam bên trái có ngọn núi Bân, thường gọi núi Tam Tầng, là chỗ ngày xưa Nguyễn Huệ sai đắp đàn để tế cáo trời đất lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Quang Trung, rồi xuất đại binh ra Bắc đánh tan 29 vạn quân nhà Thanh xâm lược giải phóng đất nước. Nơi ấy bây giờ người ta xây dựng một công viên văn hóa, có tượng đài vua Quang Trung oai hùng lẫm liệt nhìn ra phương Bắc...

Núi Ngự Bình là biểu tượng tự nhiên của vùng đất văn hóa lịch sử vốn được các chúa Nguyễn chọn đóng thủ phủ, đến vua nhà Nguyễn chọn làm kinh đô. Ngự Bình được ví như người tình muôn thuở của nàng sông Hương thơ mộng, mải mê đứng ngắm tình nhân suốt đời. Vì vậy, từ xa xưa nhiều người vẫn thường gọi xứ Huế là miền của “núi Ngự sông Hương”.