Tai vách mạch rừng là gì năm 2024

“Rút dây động rừng” và “Tai vách mạch rừng” là những câu thành ngữ quen thuộc của người Việt, được Nguyễn Du đưa vào hai câu thơ trong Truyện Kiều: “Rút dây, sợ nữa động rừng lại thôi” (câu 1580) và “Ở đây, tai vách mạch rừng” (câu 1.755). Tuy nhiên, vào khoảng đầu thế kỷ 20, một số nhà nghiên cứu đã cải biến chữ “rừng” trong 2 câu thành ngữ trên thành chữ “dừng” (nghĩa là bức tường, bức vách), rồi sửa luôn cả 2 câu thơ 1.580 và 1.755 trong Truyện Kiều, làm sai ý sai lời của đại thi hào họ Nguyễn. Tuy vẫn có nhiều nhà khảo chú Truyện Kiều không chấp nhận sự cải biến ấy, nhưng chưa thấy ai lên tiếng chấn chỉnh, để cho tình trạng sai đúng lẫn lộn song hành trong suốt cả một thời gian dài.

Bài viết này khảo luận về hai câu thành ngữ nói trên, với mong muốn có thể xác định dứt khốt một chữ “rừng” hay “dừng” trong hai câu thành ngữ nói trên, như một bước tìm về nguyên tác Truyện Kiều.

ABSTRACT

A step of returning to the original of The tale of Kiều investigating into two proverbs

“Rút dây động rừng” and “Tai vách mạch rừng” (cont.)

“Rút dây động rừng” [A chain is no stronger than its weakest link] and “Tai vách mạch rừng” [Fields have eyes, and woods have ears/Walls have ears] are the familiar Vietnamese proverbs inserted into two verses in the Tale of Kiều by Nguyễn Du: “Rút dây, sợ nữa động rừng lại thôi” (verse 1,580) and “Ở đây, tai vách mạch rừng” (verse 1,755). However, in the early 20th century, due to misunderstanding great poet Nguyễn Du’s idea and words, some researchers changed the word “rừng” [woods/forest] in these two proverbs into “dừng” [wall, wattle], then changed two verses 1,580 and 1,755 in the Tale of Kiều. Although many annotators of the Tale of Kiều do not accept that change, no one expresses his opinion to correct it, which has caused confusion for a length of time.

This article aims to investigate into two proverbs mentioned above, with the desire to be able to definitively determine which word is correct, “rừng” [woods/forest] or “dừng” [wall, wattle], as a step of returning to the original of the Tale of Kiều.

Trước đây, tôi từng được đọc bài “Từ rút dây động rừng đến Tai vách mạch dừng” trên mục “Cà kê chuyện chữ nghĩa” của Báo Thanh Hóa, nhưng không thấy nói đến gốc Hán, hay là chuyện cách âm. Vậy xin chuyên mục cho biết thực hư của lời giải thích trên đây thế nào”.

Trả lời:

1.Gốc của câu “Tai vách mạch dừng”

Không có căn cứ nào để khẳng định câu này xuất phát từ câu “Tường hữu phùng, bích hữu nhĩ”, bởi dân gian ở nhiều nơi trên thế giới có lối nói tương tự:

- Người Pháp có câu: “Les murs ont des oreilles” (Các bức tường đều có những cái tai); hay “Le bois a des oreilles et le champ des yeux” (Khu rừng có tai, cánh đồng có mắt).

- Người Anh có câu “Walls have ears” (Các bức tường đều có tai); “Doors have eyes” (Các cánh cửa đều có mắt); hay “Fields have eyes, and woods have ears” (Các cánh đồng đều có mắt, các khu rừng đều có tai).

- Người Nga cũng có câu: (Khu rừng nghe thấy, cánh đồng nghe thấy).[*]

- Ngoài dị bản “Nhà có ngạch, vách có tai”, thì phương ngữ Thanh Hóa có câu “Bờ vách có tai, bờ rào có mắt”, hình tượng có khác, nhưng ý nghĩa tương tự.

Chúng ta thấy rằng hai câu “Les murs ont des oreilles” (Các bức tường đều có những cái tai - Pháp); “Walls have ears” (Các bức tường đều có tai - Anh) giống hệt câu “Tường bích hữu nhĩ - (Tường vách đều có tai) của người Hán. Tuy nhiên, những dẫn chứng trên đây buộc chúng ta phải nghĩ đến sự độc lập trong sáng tác, nhưng tương đồng, trùng hợp về tư duy, diễn đạt của dân gian. Điều này không khó lý giải. Vì tuy không cùng không gian sống và cộng đồng ngôn ngữ, nhưng sự việc, sự vật giống nhau, cùng vận hành, diễn biến theo một quy luật, thì sẽ có tư duy, cách ứng xử và đúc kết kinh nghiệm giống nhau, kể cả sự liên tưởng, diễn đạt. Đây cũng là đặc điểm của văn học dân gian, đặc biệt là thành ngữ, tục ngữ. Theo đây, thay vì quy về gốc Hán thì chỉ nên dẫn “Tường hữu phùng, bích hữu nhĩ”, với ý nghĩa là bản đồng nghĩa của dân tộc khác để tham khảo mà thôi.

2.“Tường hữu phùng” không phải là “tường có tai”

Trong câu “Tường hữu phùng, bích hữu nhĩ - thì “phùng” nghĩa là “kẽ hở, vết nứt”. Bởi thế “Tường hữu phùng” phải được hiểu và dịch là “Tường có mạch”, để đối với “bích hữu nhĩ” là “vách có tai”, chứ không phải “bức tường thì nó có cái tai của nó”. Điều này rất quan trọng, vì nếu quy về gốc Hán, thì “Tường có tai” lại là nghĩa của câu “Tường hữu nhĩ

Sách Quản Tử (chương Quân thần hạ) có câu: “Cổ giả hữu nhị ngôn: Tường hữu nhĩ, phục khấu tại trắc. Tường hữu nhĩ giả, vi mưu ngoại tiết chi vị dã”, nghĩa là: “Cổ nhân có câu câu: Tường có tai, kẻ thù giấu mặt ở ngay bên cạnh. Câu “Tường có tai”, ý nói bí mật [dễ] bị tiết lộ”; [nguyên văn: trích Hán ngữ đại từ điển].

3.Về chuyện “tường cách âm”

Lý giải “trước đây tường không cách âm được cho nên chuyện nghe lén rất dễ...” là máy móc, nếu không nói là sai. Bởi nếu như vậy thì ngày nay tường vách được cách âm tốt sẽ không còn lo ngại bí mật bị tiết lộ, và câu tục ngữ không còn đúng nữa chăng?

Thực ra về nghĩa đen, những tường, vách, bờ rào, cánh cửa, khu rừng, cánh đồng,... xuất hiện trong các câu tục ngữ chỉ là tượng trưng cho sự kín đáo, vắng vẻ, sự vô giác vô tri của sự vật xung quanh. Theo đây, ý dân gian muốn nói: ngay kể cả nơi bốn bề tường vách, rào dậu kín đáo, hay đồng ruộng, núi rừng vắng vẻ, hoang vu, thì bí mật vẫn có thể bị tiết lộ. Vì sao? Vì “phục khấu tại trắc” - kẻ thù giấu mặt ở ngay bên cạnh, tai mắt đối phương ở khắp mọi nơi! Sự rò rỉ thông tin có thể xuất phát ngay từ nội bộ, hoặc một sự tình cờ nào đó không thể ngờ tới. Bởi thế, từ việc làm đến lời nói cần phải thận trọng, giữ mồm giữ miệng, không được chủ quan khinh suất.

Mẫn Nông (CTV)

[*] Dẫn theo Lê Mạnh Chiến (Một bước tìm về nguyên tác Truyện Kiều: Khảo luận về các thành ngữ “Rút dây động rừng” và “Tai vách mạch rừng”- Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển - 2015).

Tay vách mạch rừng nghĩa là gì?

Theo đó, Giáo sư Nguyễn Lân (1906-2003) giải thích thế này: "Dừng mạch vách tai" là câu thành ngữ thể hiện việc một người cần phải cẩn thận khi nói chuyện với người khác vì lời nói của mình có thể lọt vào tai người thứ ba. Từ "Dừng" và "Rừng" là hai từ dễ nhầm lẫn nhất trong câu thành ngữ ngày.

Vách có tai là gì?

Người xưa làm vách nhà bằng đất (chưa xây tường gạch hoặc đổ bê-tông như ngày nay), đan ngang dọc các thanh tre vào nhau để làm cốt, sau đó trát đất sét lên. Từ đó hình thành thành ngữ “dừng (có) mạch, vách (có) tai” và dần dần tỉnh lược thành “dừng mạch vách tai”.

Rút dây động đúng nghĩa là gì?

Dừng cũng được từ điển này nói đến trong mục từ “rút dây động dừng”. Theo đó, “rút dây động dừng” nghĩa là: “(Dừng là cốt để trát bức vách). Ý nói: Đả động đến điều này thì ảnh hưởng đến điều khác. (Có người nói lầm là: Rút dây động rừng)”.

Ý nghĩa của thành ngữ như lai giữa rừng là gì?

Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời. Câu ca dao ca ngợi sự kiên định, ý chí kiên cường, không bỏ cuộc của con người. Chúng ta vững chãi như cây mọc giữa rừng, dù có bị tác động mạnh nhưng vẫn không đổi thay tấm lòng.