C trong kết quả đo khuẩn hp là gì năm 2024

  1. pylori là xoắn khuẩn gram âm kỵ khí, sống ở phần sâu của lớp nhầy bao phủ niêm mạc dạ dày. Nhiễm HP là một trong những nhiễm khuẩn thường gặp nhất ở người. Khi nhiễm HP, một số người không bao giờ có triệu chứng nhiễm trùng, một số người khác có thể bị viêm dạ dày, loét dạ dày và thậm chí là ung thư dạ dày.

Hiện nay, có nhiều phương pháp để xét nghiệm nhiễm H. pylori bao gồm:

- Phương pháp không xâm hại: xét nghiệm hơi thở (C13), tìm kháng thể (IgA/IgG) với vi khuẩn H.pylori trong huyết thanh, máu toàn phần hoặc nước tiểu, dùng PCR chẩn đoán H. pylori trong phân, phát hiện kháng nguyên trong phân.

- Phương pháp ít xâm hại qua nội soi dạ dày tá tràng: thử nghiệm urease, nuôi cấy vi khuẩn, xác định acid nhân của vi khuẩn (AND), chẩn đoán mô bệnh học, phản ứng chuỗi polymerase PCR.

Trong đó xét nghiệm Helicobacter pylori Ag test nhanh là một loại xét nghiệm tìm kháng nguyên trong phân được sử dụng rất phổ biến. Kháng nguyên là những chất kích hoạt phản ứng miễn dịch.

2. Mục đích và lợi ích của xét nghiệm Helicobacter pylori Ag test nhanh

Xét nghiệm H.pylori phát hiện sớm nhiễm virus để người bệnh được điều trị sớm nhằm:

- Ngăn chặn tổn thương niêm mạc, điều trị tình trạng viêm, cải thiện chức năng niêm mạc dạ dày.

- Giảm nguy cơ phát triển thành loét dạ dày, ung thư dạ dày.

- Giảm nguy cơ biến chứng đường tiêu hóa ở bệnh nhân điều trị bằng NSAID.

- Giảm nguy cơ lây nhiễm cho những người xung quanh.

- Giảm chi phí y tế (chẩn đoán, điều trị) liên quan do biến chứng từ nhiễm HP.

Xét nghiệm Helicobacter pylori Ag test nhanh có các ưu điểm:

- Giúp đưa ra chẩn đoán ban đầu nhiễm H. pylori hoặc loại trừ.

- Độ nhạy 93,8%, độ đặc hiệu 96,7%.

- Ít tốn kém, hiệu quả về chi phí.

3. Ai cần thực hiện xét nghiệm Helicobacter pylori Ag test nhanh

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm H. pylori thường không được sử dụng như một xét nghiệm thường quy trong kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thường xét nghiệm chỉ được chỉ định khi nghi ngờ người bệnh nhiễm vi khuẩn này.

Triệu chứng của nhiễm khuẩn Helicobacter pylori:

- Đau bụng

- Giảm sự thèm ăn

- Ợ hơi

- Tăng chảy máu nướu răng

- Cảm giác đầy bụng

- Buồn nôn

- Mùi vị khó chịu trong miệng

Xét nghiệm cũng có thể được chỉ định sau khi đã hoàn thành một đợt điều trị bằng kháng sinh đối với H. Pylori nhằm theo dõi hiệu quả điều trị và sự tái phát của nhiễm trùng.

C trong kết quả đo khuẩn hp là gì năm 2024
Xét nghiệm H. pylori Ag phát hiện vi khuẩn HP trong phần

4. Cách thực hiện xét nghiệm Helicobacter pylori Ag test nhanh

Thuốc kháng sinh có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Vì vậy chỉ nên thực hiện xét nghiệm này sau khi ngừng kháng sinh ít nhất 4 tuần.

- Thu thập và lưu trữ phân trong một lọ chứa do nhân viên y tế cung cấp, thường là loại lọ nhựa, khô, sạch và có nắp đậy.

- Đảm bảo mẫu bệnh phẩm không lẫn nước tiểu hay giấy vệ sinh.

- Đậy kín nắp lọ chứa bệnh phẩm và gửi lại càng sớm càng tốt cho nhân viên y tế để làm xét nghiệm.

5. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm Helicobacter pylori Ag test nhanh

Nếu kết quả âm tính có nghĩa là bạn không bị nhiễm H. Pylori. Tuy nhiên, xét nghiệm âm tính không loại trừ khả năng nhiễm H. pylori, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm bổ sung nếu thấy cần thiết.

Nếu kết quả dương tính, có nghĩa là bạn bị nhiễm H.pylori và cần phối hợp với bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng và có phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý: Kết quả xét nghiệm kháng nguyên trong phân có thể bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng Bismuth, PPI và kháng sinh.

6. Cần làm gì nếu kết quả xét nghiệm Helicobacter pylori Ag test nhanh dương tính

Nhiễm trùng H. pylori có thể điều trị được bằng cách kết hợp dùng thuốc kháng sinh và các loại thuốc khác để điều trị nhiễm trùng và giảm đau.

Bạn cần tuân thủ theo đơn thuốc và hướng dẫn của bác sĩ. Ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất, bạn cũng cần sử dụng đúng liều thuốc quy định, không tự ý ngưng thuốc.

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày – tá tràng và các bệnh lý đường ruột liên quan. Xét nghiệm HP qua hơi thở giúp xác định sự có mặt của vi khuẩn HP ở bệnh nhân. Đây là phương pháp xét nghiệm đơn giản, cho kết quả chính xác, nhanh chóng, rất có giá trị trong việc phát hiện và điều trị các bệnh lý tiêu hóa do vi khuẩn này gây ra.

Xét nghiệm HP bằng hơi thở là gì?

Xét nghiệm HP bằng hơi thở (còn gọi là test hơi thở Ure hoặc test hơi thở C13) là kỹ thuật không xâm lấn (non-invasive), dựa trên nguyên tắc là người bệnh sẽ được uống 1 viên thuốc hoặc 1 dung dịch có chứa Ure gắn phân tử Carbon đồng vị C13. Nếu có HP trong dạ dày thì vi khuẩn HP sẽ tạo ra men urease và thủy phân Ure trong thuốc uống vào thành Amoniac và khí Cacbonic. Khí Cacbonic với phân tử C13 này được hấp thu vào máu và đào thải qua phổi. Người ta sẽ đo lượng C13 thải ra trong hơi thở của người thử, từ đó xác định được vi khuẩn HP có hoạt động (sinh ra urease) trong dạ dày không.

Kết quả phát hiện nhiễm vi khuẩn HP được đánh giá theo số đếm nhấp nháy trong một phút (cpm: counts per minute) như sau:

  • Giá trị từ 0 – <25 cpm là (-) tính: bệnh nhân hiện không bị nhiễm H.pylori.
  • Giá trị từ 25-<50 cpm là không xác định.
  • Giá trị > 50 cpm là (+) tính: bệnh nhân đang bị nhiễm H. pylori.

Xét nghiệm HP hơi thở có 2 loại là: Sử dụng Carbon 13 (C13) hoặc sử dụng Carbon 14 (C14). Tại Khoa Xét Nghiệm BUH đang triển khai xét nghiệm HP bằng C13 với những ưu điểm như sau: Có độ nhạy và chính xác tương đương với C14. Phương pháp này không có chất phóng xạ nên an toàn cho tất cả mọi người, kể cả trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ đang mang thai, tuy nhiên giá thành cao hơn nhiều so với sử dụng C14.

Ưu điểm của xét nghiệm HP bằng hơi thở

Xét nghiệm HP bằng hơi thở tại BUH có những ưu điểm vượt trội sau:

  • Phát hiện nhanh vi khuẩn HP.
  • Không cần dùng kỹ thuật nội soi, độ nhạy và độ đặc hiệu cao.
  • Dễ kiểm tra sau khi điều trị.
  • Giảm thiểu rủi ro sai số khi lấy mẫu.
  • Không có tia phóng xạ.
  • Đơn giản và nhanh chóng.
  • Có thể dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em.

Xét nghiệm HP bằng hơi thở rất có ý nghĩa trong việc theo dõi hiệu quả điều trị vi khuẩn HP: Sau khi bệnh nhân điều trị bệnh lý dạ dày có vi khuẩn HP với một phác đồ điều trị đều cần phải kiểm tra lại tình trạng nhiễm khuẩn HP, việc kiểm tra lại trong đa số các trường hợp không cần phải tiến hành nội soi dạ dày mà có thể thực hiện xét nghiệm HP bằng hơi thở.

Tuy nhiên, phương pháp xét nghiệm HP hơi thở không cần nội soi dạ dày nên chỉ kiểm tra được người bệnh có nhiễm HP hay không chứ không quan sát được niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng để đánh giá tình trạng viêm, loét; do đó mà có thể bỏ sót các tổn thương đường tiêu hóa trên như viêm loét dạ dày tá tràng, polype và các loại u thực quản, dạ dày…

Lưu ý: Xét nghiệm này thường không được các bác sĩ chỉ định cho đối tượng có các dấu hiệu nguy hiểm như: nôn hay đại tiện ra máu, đau dạ dày dai dẳng, sụt cân bất thường, chán ăn, ăn không ngon, người lớn tuổi…

Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm HP bằng hơi thở

  • Người có biểu hiện về rối loạn tiêu hóa như: Đầy hơi, đau vùng thượng vị, ợ chua, buồn nôn, khó tiêu,…
  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày hoặc nhiễm vi khuẩn HP.
  • Người đã và đang điều trị bệnh lý dạ dày cần đánh giá hiệu quả của điều trị vi khuẩn HP mà không cần nội soi.

Các lưu ý trước khi xét nghiệm HP bằng hơi thở

  • Xét nghiệm kiểm tra cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên.
  • Nhịn ăn 6 giờ trước khi tiến hành xét nghiệm, tốt nhất là qua đêm.
  • Xét nghiệm phải được thực hiện sau:
    • 4 tuần sau liệu pháp kháng sinh.
    • 2 tuần sau lần dùng cuối thuốc giảm tiết axit dạ dày.
  • Nếu bệnh nhân nghi ngờ hay bị nhiễm trùng dạ dày hoặc một chứng viêm nào đó của niêm mạc dạ dày (viêm teo dạ dày) có thể cho kết quả dương tính giả.

Quá trình thực hiện xét nghiệm HP bằng hơi thở tại BUH

Bước 1: Bệnh nhân hít sâu, nín thở 15 giây sau đó: thổi mạnh vào túi thở thứ nhất, và vặn chặt nắp ngay.

C trong kết quả đo khuẩn hp là gì năm 2024

Bước 2: Cho bệnh nhân uống dung dịch thử nghiệm.

C trong kết quả đo khuẩn hp là gì năm 2024

Bước 3: Cho bệnh nhân uống dung dịch “ bột ure 13 C” ngay sau khi pha.

Bước 4: Bệnh nhân hít sâu, nín thở 15 giây sau đó: thổi mạnh vào túi thở thứ hai, và vặn chặt nắp ngay.

Kết quả xét nghiệm HP là gì?

Thực hiện xét nghiệm vi khuẩn HP nhằm mục đích xác định xem bạn có bị nhiễm vi khuẩn HP ở dạ dày và tá tràng hay không. Vi khuẩn HP có thể gây viêm loét dạ dày nhưng không phải tất cả những người nhiễm vi khuẩn này đều bị bệnh. Chính vì vậy việc xét nghiệm vi khuẩn HP dương tính là rất cần thiết.

Làm sao để biết bị nhiễm vi khuẩn HP?

Triệu chứng nhiễm H..

Đau hoặc khó chịu (thường ở bụng trên).

Phình hoặc trướng bụng..

Cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn..

Chán ăn..

Buồn nôn hoặc nôn..

Phân sẫm màu hoặc màu hắc ín..

Vết loét chảy máu có thể gây thiếu máu và mệt mỏi..

Xét nghiệm mẫu HP bao lâu có kết quả?

Thời gian nhận kết quả: Xét nghiệm tìm Hp trong phân thường có kết quả sau 1 - 4 ngày. Có thể phát hiện một số bệnh lý tiêu hóa khác thông qua xét nghiệm, mẫu phân.

Dạ dày HP dương tính kiêng an gì?

Khi có triệu chứng này xảy ra acid dễ dàng đi vào thực quản và gây ợ nóng, khó tiêu và đau. Những thực phẩm mà bệnh nhân nhiễm HP không nên ăn bao gồm: cà phê, sôcôla, thực phẩm cay nóng, rượu, thực phẩm có tính acid như cam, quýt, cà chua...