Chuẩn mực kế toán và cđkt hiện hành năm 2024

Bản quyền © 2010-2020 bởi Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI Số 9 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Quản lý và vận hành: Trung tâm Thông tin Kinh tế Tổng đài - Lễ tân: Tel: +84-4-35742022; Fax: +84-4-35742020 Phụ trách website: Tel: +84-4-35743084; Fax: +84-4-35742773; Email: [email protected]; Website: www.vcci.org.vn; www.vcci.com.vn; www.vcci.net.vn

Liên hệ quảng cáo: +84-4-35743084 DĐ: 090 99 33 557

Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam là gì? Hay hiện nay có bao nhiêu chuẩn mực? Đây là những từ khóa được người dùng tìm kiếm rất nhiều chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt cho những nội dung này. Để giải đáp cho các bạn, bài viết này sẽ cập nhật về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam mới nhất hiện nay, với 26 chuẩn mực do Bộ Tài chính ban hành.

Chuẩn mực kế toán và cđkt hiện hành năm 2024

1. Chuẩn mực kế toán Việt Nam là gì?

Định nghĩa về chuẩn mực kế toán Việt Nam được hiểu đơn giản là các quy định về cách thức ban hành trong việc lập và lý giải các thông tin phải trình bày trên báo cáo tài chính. Trong đó, các quy định trong chuẩn mực kế toán Việt Nam được các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu và đưa ra quy định ban hành. Cụ thể, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sẽ do Bộ Tài chính chịu trách nhiệm ban hành.

Cấu trúc hình thành một chuẩn mực kế toán gồm các phần sau:

  • Trình bày mục đích của chuẩn mực
  • Phạm vi của chuẩn mực kế toán
  • Bao gồm các khái niệm sử dụng trong chuẩn mực kế toán
  • Chi tiết các nội dung chính trong chuẩn mực như: nguyên tắc, yêu cầu về việc lập và trình bày các loại báo cáo tài chính, các phương pháp cụ thể,…

2. Tại sao doanh nghiệp phải sử dụng chuẩn mực kế toán?

Việc các doanh nghiệp sử dụng chuẩn mực kế toán sẽ giúp cho Nhà nước dễ dàng quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, việc này còn giúp cho các công ty kiểm toán, kế toán dễ dàng thực hiện các báo cáo tài chính. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý của Nhà nước.

Theo các quy định được Ban tài chính ban hành, người báo cáo tài chính sẽ có những cơ sở để đưa ra được các nhận định, phân tích chính xác và thiết thực nhất. Từ đó đưa ra các đề xuất đầu tư đúng hướng mà không sợ tình trạng gian lận khi lập và giải trình báo cáo.

3. Một số nguyên tắc trong chuẩn mực kế toán Việt Nam

Chuẩn mực kế toán Việt Nam được dựa trên cơ sở của các chuẩn mực kế toán IASC công bố. Các cơ sở này hoàn toàn phù hợp với điều kiện phát triển của nền kinh tế thị trường nước ta. Và phù hợp với các điều khoản luật pháp, trình độ và kinh nghiệm kế toán của Việt Nam.

Các chuẩn mực kế toán Việt Nam cần được thể hiện rõ ràng, đơn giản và đảm bảo tuân thủ theo các quy định về văn bản pháp luật của Nhà nước. Hiện nay, mỗi chuẩn mực kế toán Việt Nam bao gồm 2 phần: quy định chung và nội quy của chuẩn mực.

Trong đó, phần quy định chung sẽ bao gồm mục đích, các nội dung cơ bản, thuật ngữ sử dụng, phạm vi áp dụng. Chuẩn mực kế toán sở hữu hệ thống quan điểm hành xử thống nhất cho các kế toán viên trước các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.

4. Chuẩn mực kế toán Việt Nam có những đặc điểm gì?

Chuẩn mực kế toán Việt Nam đang được quyết định ban hành dựa trên hai cơ sở của các chuẩn mực kế toán quốc tế dưới đây. Cụ thể:

4.1. Chuẩn mực kế toán được ban hành trên cơ sở chuẩn mực kế toán quốc tế

Giờ đây, các chuẩn mực kế toán Việt Nam đang được ban hành dựa trên các cơ sở chuẩn mực của quốc tế. Nội dung chi tiết sẽ có được điều chỉnh hoặc bổ sung sao cho phù hợp văn bản pháp luật Việt Nam. Điều này được thể hiện rõ nhất ở Luật kế toán 2015 “Bộ Tài chính đã ban hành và quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam”.

4.2. Số lượng chuẩn mực kế toán của Việt Nam chưa bằng số lượng chuẩn mực kế toán quốc tế

Mặc dù, chuẩn mực kế toán của Việt Nam được biên soạn dựa trên các chuẩn mực kế toán của quốc tế nhưng số lượng vẫn chưa tương đương. Hiện nay, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam có 26 chuẩn mực, được Bộ tài chính ban hành thông qua 5 đợt, mỗi đợt sẽ có 4 – 6 chuẩn mực được ban hành. Sau mỗi lần Bộ tài chính ban hành đều có các thông tư đi kèm về việc hướng dẫn cách hạch toán cụ thể đối với mỗi trường hợp tương ứng.

Hiện nay, chuẩn mực kế toán quốc tế đang có 38 chuẩn mực, trong đó: 9 IFRS và 29 IAS và Việt Nam còn thiếu một vài chuẩn mực tương đương. Điều này cho thấy rằng: để bắt kịp xu hướng với thế giới, Việt Nam chúng ta cần nghiên cứu và đưa ra các phương pháp biên soạn thêm các chuẩn mực nhằm phát triển cùng thế giới. Từ đó giúp kế toán, kiểm toán Việt Nam có nhiều cơ hội được hội nhập với quốc tế.

\>>> Xem thêm: Cách ghi sổ kế toán tổng hợp hiệu quả và chính xác.

5. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam

Cho tới thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính đã cho ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam thông qua 5 đợt từ năm 2000 đến năm 2005. Dựa vào tính cấp thiết của chuẩn mực tại thời điểm đó mà Ban tài chính sẽ ban hành lần lượt các chuẩn mực theo số hiệu tương ứng. Nội dung các chuẩn mực kế toán Việt Nam được ban hành theo từng đợt như sau:

5.1. Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 – Ban hành 4 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 2: Hàng tồn kho
  • Chuẩn mực 3: Tài sản cố định hữu hình
  • Chuẩn mực 4: Tài sản cố định vô hình
  • Chuẩn mực 14: Doanh thu và thu nhập khác

5.2. Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 – Ban hành 6 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 1: Chuẩn mực chung
  • Chuẩn mực 6: Thuê tài sản
  • Chuẩn mực 10: Sự ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
  • Chuẩn mực 15: Hợp đồng xây dựng
  • Chuẩn mực 16: Chi phí đi vay
  • Chuẩn mực 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

5.3. Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 – Ban hành 6 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 5: Bất động sản đầu tư
  • Chuẩn mực 7: Kế toán và các khoản đầu tư vào công ty/ doanh nghiệp liên kết
  • Chuẩn mực 8: Những thông tin tài chính về các khoản vốn góp liên doanh
  • Chuẩn mực 21: Trình bày các báo cáo tài chính
  • Chuẩn mực 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con
  • Chuẩn mực 26: Thông tin về các bên liên quan

5.4. Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC ngày 15/02/2005 – Ban hành 6 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 17: Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Chuẩn mực 22: Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự
  • Chuẩn mực 23: Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán của năm
  • Chuẩn mực 27: Báo cáo tài chính giữa niên độ
  • Chuẩn mực 28: Báo cáo bộ phận
  • Chuẩn mực 29: Thay đổi chính sách kế toán, ước tính kế toán và các sai sót

5.5. Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC ngày 28/12/2005 – Ban hành 4 chuẩn mực kế toán

  • Chuẩn mực 11: Hợp nhất kinh doanh
  • Chuẩn mực 18: Những khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
  • Chuẩn mực 19: Hợp đồng bảo hiểm
  • Chuẩn mực 30: Lãi trên cổ phiếu

Như vậy, với bài viết trên đây phần nào giúp bạn đọc hiểu thêm về hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. Từ đó, giúp bạn đọc ứng dụng chính xác các chuẩn mực phù hợp với mô hình doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoạch định tài chính, đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh đúng đắn và kịp thời nhất.