Cậu nguyện theo ý đức giáo hoàng là gì năm 2024

Chúng ta hãy cầu nguyện để những người liều mạng vì Tin Mừng ở nhiều nơi trên thế giới có thể thấm nhuộm lòng can đảm và động lực truyền giáo của họ vào Giáo hội. (Giáo hoàng Phanxicô – Tháng Ba 2024)

Tháng này, tôi muốn kể cho các bạn một câu chuyện là một phản tỉnh về Giáo hội ngày nay. Đó là câu chuyện ít được biết đến về một chứng tá đức tin.

Khi đến thăm một trại tị nạn ở Lesbos, một người đàn ông nói với tôi: “Thưa Đức Thánh Cha, tôi là người Hồi giáo. Vợ tôi là một Kitô hữu. Những kẻ khủng bố đã đến chỗ chúng tôi, nhìn chúng tôi và hỏi về tôn giáo của chúng tôi. Họ đến gần vợ tôi với một cây thánh giá và yêu cầu cô ấy ném xuống đất. Cô ấy đã không thực hiện và họ đã cắt cổ cô ấy ngay trước mặt tôi”. Đó là những gì đã xảy ra.

Tôi biết anh ấy không hề có ác cảm gì. Anh chú tâm tới tấm gương của vợ mình về tình yêu, một tình yêu dành cho Chúa Kitô đã khiến cô đón nhận và trung tín cho đến chết.

Thưa anh chị em, giữa chúng ta luôn có những vị tử đạo. Đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang đi đúng đường.

Một người biết đã nói với tôi rằng ngày nay có nhiều vị tử đạo hơn thời kỳ đầu của Kitô giáo.

Sự can đảm của các vị tử đạo, chứng tá của các vị tử đạo là một phúc lành cho mọi người.

Chúng ta hãy cầu nguyện để những người liều mạng vì Tin Mừng ở nhiều nơi trên thế giới có thể thấm nhuộm lòng can đảm và động lực truyền giáo của họ vào Giáo hội. Và sẵn sàng đón nhận ơn tử đạo.

Trong video ý cầu nguyện trong tháng 3, được Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Giáo hoàng công bố ngày 27/2/2024, Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu nguyện "để những người sẵn sàng hy sinh mạng sống vì Tin Mừng ở nhiều nơi trên thế giới có thể thấm nhuộm lòng can đảm và động lực truyền giáo của họ vào Giáo hội".

Vatican News

Mở đầu video Đức Thánh Cha kể một câu chuyện mà theo ngài là sự phản chiếu của Giáo hội ngày nay. "Khi tôi đến thăm một trại tị nạn ở Lesbos, một người đàn ông nói với tôi: 'Thưa Đức Thánh Cha, tôi là người Hồi giáo. Vợ tôi là một Kitô hữu. Những kẻ khủng bố đã đến chỗ chúng tôi, nhìn chúng tôi và hỏi về tôn giáo của chúng tôi. Họ đến gần vợ tôi với một cây thánh giá và yêu cầu cô ấy ném xuống đất. Cô ấy đã không thực hiện và họ đã cắt cổ cô ấy ngay trước mặt tôi'". Ngài nói rằng người vợ này đã để lại một "gương mẫu của tình yêu" dành cho Chúa Kitô và sự trung thành "cho đến chết".

Trong video, câu chuyện của người phụ nữ này được xen kẽ với những hình ảnh khác về các cộng đồng Kitô giáo đang lữ hành và trưng dẫn những tấm gương can đảm, ví dụ như vị Tôi Tớ Chúa đầu tiên đến từ Pakistan – Akash Bashir – người đã qua đời vào năm 2015 để ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố vào một Nhà thờ có đông đảo tín hữu ở Lahore.

"Chứng tá của các vị tử đạo là một phúc lành cho mọi người"

Xuyên suốt dòng lịch sử của Giáo hội, nhiều tín hữu đã bị bách hại và sát hại vì đức tin của họ. Có rất nhiều vị tử đạo âm thầm, những anh hùng của thế giới ngày nay, những người sống cuộc sống bình thường một cách chính trực và can đảm chấp nhận ân sủng là chứng nhân cho đến cùng, thậm chí cho đến chết. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng "giữa chúng ta luôn có những vị tử đạo. Đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng. Sự can đảm của các vị tử đạo, chứng tá của các vị tử đạo là một phúc lành cho mọi người".

Có các vị tử đạo nghĩa là có những người đã liều mạng đi theo Chúa Giêsu, sống theo thông điệp của Người và đưa Tin Mừng tình yêu, hòa bình và tình huynh đệ của Người vào thế giới. Họ không chối bỏ hay quên Người, nhưng vẫn vững vàng trong đức tin, qua đó chứng tỏ lòng trung thành của họ với Chúa Giêsu Kitô. Đây là cách họ chỉ ra con đường đúng đắn cho Giáo hội.

"Làm thế nào chúng ta có thể làm chứng cho Chúa Kitô ngay tại nơi chúng ta đang sống?"

Theo Cha Frédéric Fornos S.J., Giám đốc Quốc tế của Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu của Đức Thánh Cha, video ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha đặt ra thách đố cho chúng ta: "Làm thế nào chúng ta có thể làm chứng cho Chúa Kitô ngay tại nơi chúng ta đang sống?" Cha nhận định rằng không phải ai cũng được kêu gọi sẵn sàng hy sinh mạng sống để trung thành với Chúa Giêsu Kitô. Nhưng mỗi người chúng ta có thể tự hỏi: "Khi tôi gặp những tình huống tại nơi làm việc, trong các hoạt động, mạng lưới xã hội hoặc trong gia đình mình trái ngược với đạo đức Kitô giáo hoặc Tin Mừng, tôi có đứng lên đi theo dấu chân Chúa Kitô bất chấp những khó khăn, thách thức có thể nảy sinh? Hay tôi trốn tránh nó?"

Vì vậy, cha mời gọi, cùng với Đức Thánh Cha, "chúng ta hãy cầu nguyện để tất cả những người ở nhiều nơi trên thế giới đang chấp nhận nguy hiểm vì Tin Mừng có thể thấm nhuần lòng can đảm và động lực truyền giáo của họ vào Giáo hội".

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Nếu bạn muốn nhận các bản tin qua email, vui lòng đăng ký newsletter bằng cách nhấp vào đây.