Bidv ibank lỗi giám độc duyệt không thấy lệnh năm 2024

Trong thời gian gần đây, tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng internet, mạng viễn thông, phương tiện điện tử đang diễn ra ở mức báo động. Những đối tượng lừa đảo sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để tiếp cận, chiếm trọn niềm tin và đưa “con mồi” sập bẫy. Cái giải phải trả cho sự nhẹ dạ, cả tin hoặc đôi khi là chút lòng tham về cái gọi là “việc nhẹ lương cao” mà tiền mất, tật mang.

Mục lục:

Nhận diện một số chiêu trò lừa đảo chuyển tiền

Chiêu trò 1: Lừa đảo làm việc online tại nhà bằng hình thức tuyển cộng tác viên mua hàng Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Co.opmart, Amazon…

Hiện nay, nhiều người đang gặp khó khăn về tài chính do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, bị thất nghiệp, nghỉ chờ việc, nên muốn tìm công việc, cộng tác viên qua mạng để có thu nhập. Lợi dụng điều này, tội phạm trên không gian mạng thực hiện lừa đảo làm việc online tại nhà bằng thủ đoạn đăng bài tuyển cộng tác viên bán hàng, nhưng thực chất để chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, tội phạm mạng lập các tài khoản mạng xã hội ảo đăng bài, chạy quảng cáo với nội dung “tuyển cộng tác viên mua bán hàng trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiki…”. Với mỗi lần mua hàng, người mua được hoàn tiền, cộng thêm hoa hồng từ 10 – 20% giá trị đơn hàng.

Công việc chốt đơn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Co.opmart, Amazon,… (App giật đơn) là chiêu lừa đảo rất phổ biến trong thời gian vừa qua.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline

Bidv ibank lỗi giám độc duyệt không thấy lệnh năm 2024
1900.0140 tư vấn, hướng dẫn về thủ tục tra soát/khiếu nại và các vấn đề pháp lý phát sinh trong trường hợp chuyển tiền nhầm/bị lừa đảo qua mạng.

Người mua tin tưởng làm theo sẽ được hướng dẫn vào đường link sản phẩm thật trên các sàn thương mại điện tử như Sendo, Shopee, Lazada.

Sau khi người mua tạo đơn và thanh toán, tội phạm mạng hoàn tiền kèm hoa hồng. Đối với những đơn hàng giá trị nhỏ ban đầu, bị hại được thanh toán đầy đủ, nhanh chóng kèm hoa hồng như đã hứa, nhằm tạo lòng tin và đánh vào lòng tham vì việc kiếm tiền quá dễ dàng.

Tiếp đó, người mua đặt đơn hàng lớn hơn, số tiền thanh toán nhiều hơn, đối tượng lừa đảo đưa ra nhiều lý do như sai cú pháp soạn tin, lỗi hệ thống, để dụ nạn nhân chuyển khoản thêm tiền, đồng thời dọa nếu không thực hiện theo sẽ bị mất toàn bộ tiền.

Bị hại với tâm lý muốn nhận lại tiền, lại tin vào lời hứa hoa hồng nên liên tục chuyển tiền cho đối tượng cho đến khi không còn khả năng chi trả thì bị chặn liên lạc. Đã có nhiều bị hại mất hàng trăm triệu đồng.

Bidv ibank lỗi giám độc duyệt không thấy lệnh năm 2024
Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên Tiki

Chiêu trò 2: Dụ theo dõi, thả tim trên TikTok, Facebook, nghe nhạc MP3,… để nhận tiền

Kiếm tiền online từ tương tác video Tiktok thực chất là một hình thức vẽ ra nhiệm vụ trá hình và đều có một kịch bản lừa đảo chung là đánh vào sự nhẹ dạ, cả tin của người tham gia, mong muốn kiếm tiền nhanh, chỉ cần những thao tác đơn giản trên mạng như “like – share – thả tim” vẫn có thể kiếm được tiền.

Hình thức lừa đảo này, các đối tượng chủ yếu hướng đến những người rảnh rỗi như các bà nội trợ, học sinh, sinh viên…thường xuyên sử dụng các ứng dụng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Telegram….

Để lấy được lòng tin của người bị hại, ban đầu các đối tượng sẽ trả tiền làm nhiệm vụ, sau đó sẽ liên tục mời gọi nâng cấp các nhiệm vụ với số tiền cao hơn, khi đầu tư càng cao thì thu nhập, lợi nhuận về càng cao, đánh vào tâm lý mong muốn kiếm tiền nhanh. Đến khi các bị hại tham gia nhiệm vụ nâng cao với số tiền đầu tư lớn, các đối tượng sẽ tìm cách không cho người bị hại rút tiền hoặc đánh sập trang web, xóa ứng dụng nhằm chiếm đoạt tài sản.

Trước tình hình trên, Bộ Công an khuyến cáo người dân phải nâng cao tinh thần cảnh giác trước các lời mời gọi tham gia kiếm tiền trên các ứng dụng Tiktok, Telegram…, cần tìm hiểu kỹ các hình thức kiếm tiền, kiểm chứng rõ các thông tin tuyển cộng tác viên trên mạng bằng cách liên hệ trực tiếp đến số hotline của doanh nghiệp hoặc các ứng dụng mạng xã hội.

Khi làm cộng tác viên cho bất kỳ đơn vị nào thì phải gặp trực tiếp người có thẩm quyền để ký hợp đồng làm cộng tác viên; kiểm tra rõ về các thông tin công việc, mức và hình thức trả lương, hoa hồng nhận…

Đặc biệt cảnh giác với các công việc cần phải bỏ tiền để đầu tư, yêu cầu đặt cọc, chuyển khoản tiền trước; kiểm tra, xác minh các tài khoản mạng xã hội, những số điện thoại lạ mời gọi tham gia đầu tư; không cung cấp hình ảnh, thông tin cá nhân như căn cước công dân, tài khoản ngân hàng… cho người lạ; không truy cập, đăng nhập vào các đường link, ứng dụng lạ khi chưa rõ thông tin.

Thường xuyên cập nhật, tìm hiểu về các hình thức lừa đảo qua mạng, đồng thời tuyên truyền, chia sẻ đến người thân, bạn bè các hình lừa đảo này để phòng ngừa.

\>>> Liên hệ ngay hotline: 1900.0140 để được phản ánh nếu phát hiện trường hợp có dấu hiệu lừa đảo cũng như để được hỗ trợ xử lý.

Chiêu trò 3: Hack tài khoản giả mạo người thân, bạn bè để vay tiền

Chiêu trò của đối tượng lừa đảo là tạo facebook giả mạo hoặc hack tài khoản facebook những người thân, bạn bè của khách hàng và nhờ khách hàng nhận hộ tiền gửi qua các hình thức chuyển tiền từ nước ngoài.

Đây là cách thức khá xưa cũ nhưng vẫn được tội phạm ưa thích sử dụng. Chỉ cần 1 tin nhắn với nội dung dạng “chị ơi, em có khoản tiền nước ngoài mới chuyển về, chị vào đường link này đăng nhập tài khoản internet banking và OTP để nhận tiền giúp em với” thì không ít khách hàng sẽ làm theo. Và đó là một đường link độc hại (không phải của ngân hàng) khiến khách hàng mất hết dữ liệu cá nhân và các khoản tiền có trong ngân hàng.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline

Bidv ibank lỗi giám độc duyệt không thấy lệnh năm 2024
1900.0140 tư vấn, hướng dẫn về thủ tục tra soát/khiếu nại và các vấn đề pháp lý phát sinh trong trường hợp chuyển tiền nhầm/bị lừa đảo qua mạng.

Chiêu trò 4: Giả mạo cơ quan chức năng bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án,…

Đây là chiêu thức mà bọn tội phạm sử dụng để đánh vào những nhóm đối tượng hơi “yếu bóng vía”. Chúng sẽ tự xưng là cơ quan công an và thông báo cho bạn rằng tài khoản của bạn đã bị tội phạm xâm nhập trái phép, bạn cần cung cấp số tài khoản, mật khẩu và OTP để cán bộ tiến hàng điều tra và tìm cách xử lý.

Khoảng 14h ngày 18-2-2023, bà Trần (trú ở phường Trần Phú, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đang ở nhà thì có số điện thoại 88223638768; gọi điện thoại vào số di động, giới thiệu là nhân viên bưu điện, nói bà Trần có 1 thư bảo mật, hỏi có cần xem trước nội dung không.

Bà Trần đồng ý xem trước nội dung, thì được thông báo rằng bà có mở một thẻ ngân hàng 9704063412345229 của ngân hàng Đông Á chi nhánh Đà Nẵng; và thẻ trên đang nợ số tiền hơn 38 triệu đồng.

Bà Trần nói không mở tài khoản nào như thế và yêu cầu kiểm tra lại thì đối tượng nói là bà Trần có muốn “báo án” không, thì sẽ chuyển máy sang bên báo án, và yêu cầu bà Trần giữ máy điện thoại không được tắt.

Chiêu trò 5: “Chuyển nhầm” tiền để lừa đảo, ép vay nặng lãi

Bỗng nhiên nhận được một khoản tiền chuyển đến tài khoản ngân hàng mà không rõ lý do, bạn hãy cẩn thận vì đó có thể là một trò lừa đảo tinh vi. Trên thực tế, chiêu thức lừa đảo này đã từng được một số kẻ gian sử dụng vào năm ngoái, nhắm vào những người hiền lành, nhẹ dạ cả tin.

Cụ thể, sau khi đã có được một số thông tin cá nhân của người dùng, như tên tuổi, số điện thoại hay thậm chí là địa chỉ, các đối tượng lừa đảo sẽ cố ý “chuyển nhầm” một khoản tiền đến cho “con mồi”.

Kẻ lừa đảo sẽ giả danh là người thu hồi nợ của một công ty tài chính nào đó để liên hệ với “con mồi”. Lúc này, chúng có thể yêu cầu người dùng trả lại số tiền kia như một khoản vay cùng với một khoản lãi “cắt cổ”.

Một trường hợp khác là những kẻ lừa đảo có thể đóng giả làm nhân viên ngân hàng để xử lý khoản tiền “chuyển nhầm” trên.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline

Bidv ibank lỗi giám độc duyệt không thấy lệnh năm 2024
1900.0140 tư vấn, hướng dẫn về thủ tục tra soát/khiếu nại và các vấn đề pháp lý phát sinh trong trường hợp chuyển tiền nhầm/bị lừa đảo qua mạng.

Chiêu trò 6: Mua hàng online, chuyển tiền trước – nhận hàng sau

Việc mua hàng trực tuyến qua các trang mạng xã hội đã quá quen thuộc với người tiêu dùng, tuy nhiên một số đối tượng núp dưới cái mác người bán hàng trên facebook, zalo,… yêu cầu khách hàng chuyển khoản trước, có thể là toàn bộ số tiền hoặc cọc trước một khoản tiền để giữ hàng. Sau khi nhận được tiền của khách hàng rồi mới gửi.

Những trường hợp như này càng nhiều về những năm gần đây, thường thì không mấy shop bán hàng uy tín yêu cầu khách hàng thanh toán trước. Tuy nhiên, do vội vã mà khách hàng không kiểm tra thông tin và độ uy tín của shop bán hàng, người dùng đã vội vã chuyển khoản. Sau khi nhận tiền, đối phướng cũng chặn số, chặn tài khoản và hàng thì dĩ nhiên là cũng chẳng thấy đâu.

Chiều trò 7: Lừa đảo nhận bưu phẩm từ nước ngoài (chuyển khoản trả thuế hải quan để nhận quà/tiền gửi từ nước ngoài)

Lừa đảo nhận bưu phẩm từ nước ngoài (hay Người nước ngoài lừa đảo qua Whatsapp) cũng là một chiêu trò diễn ra trong khoảng 2-3 năm trở lại đây. Bằng cách giả làm người nước ngoài để tiếp cận “con mồi” từ mạng xã hội trong một khoảng thời gian dài, cố gắng tìm mọi cách để lắng nghe, chia sẻ tâm sự với con mồi của mình như một “người bạn tốt”. Những đối tượng này thường bày trò (i) gửi quà khủng từ nước ngoài về hoặc (ii) nhờ “con mồi” giữ dùm một số tiền lớn được để trong hành lý mà đối tượng này gửi qua trước và sẽ qua Việt Nam. Nhưng thực chất đứng sau là tổ chức lừa đảo chuyên nghiệp mang tính hệ thống (bạn trai nước ngoài lừa đảo là từ khóa thường được tìm kiếm cho trường hợp này). Sau đó chúng gọi đến số người dùng cung cấp và tự nhận bên bộ phận hải quan, an ninh yêu cầu người nộp tiền phí, thuế vào một tài khoản chúng cho sẵn để nhận hàng, người dùng nhẹ dạ cả tin nộp xong thuế thì chúng yêu cầu nộp phạt vì trong hành lý gửi có rất nhiều tiên đô ($)… để đánh vào tâm lý của những người nhẹ dạ cả tin. Thậm chí, khi đó “người bạn tốt” kia cũng liên tục nhắn tin, gọi điện hối thúc “con mồi” chuyển khoản nộp thuế, nộp phạt để nhận quà/hành lý. Một bên yêu cầu – một bên hối thúc khiến cho “con mồi” càng dễ sập bẫy. Đến khi nhận thấy không còn dụ dỗ được “con mồi” nữa thì “lặn không sủi tăm”. Cuối cùng, cái kết quen thuộc là tiền mất tật mang. Quà đâu không thấy nhưng gánh luôn một khoản nợ.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline

Bidv ibank lỗi giám độc duyệt không thấy lệnh năm 2024
1900.0140 tư vấn, hướng dẫn về thủ tục tra soát/khiếu nại và các vấn đề pháp lý phát sinh trong trường hợp chuyển tiền nhầm/bị lừa đảo qua mạng.

Tuy nghe có vẻ thiếu thực tế nhưng rất nhiều người dùng bị lừa gạt với số tiền khủng, thậm chí ảnh hưởng đến tài sản trong gia đình. Đa số “con mồi” mà những đối tượng lừa đảo này nhắm tới là chị em phụ nữ dễ siêu lòng trước những lời dụ dỗ ngon ngọt.

Chiêu trò 8: Giả mạo nhân viên ngân hàng

Đây là chiêu thức được tội phạm sử dụng nhiều nhất bởi nhiều khách hàng có tâm lý tin tưởng và không đề phòng đối với nhân viên ngân hàng.

Kịch bản 1: Anh/chị đang có món tiền treo trên hệ thống chờ nhận, hãy cung cấp OTP để nhận tiền

Thường thì tội phạm sẽ gọi điện cho bạn và tự xưng là nhân viên ngân hàng, sau đó sẽ thông báo với bạn rằng bạn đang có một món tiền treo trên hệ thống chờ nhận và cần cung cấp số chứng minh thư nhân dân và mã OTP để ngân hàng hoàn tất thủ tục nhận tiền. Mặc dù ngân hàng luôn khuyến cáo khách hàng không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai, kể cả ngân hàng, một số khách hàng vẫn bị kẻ gian lừa dẫn đến mất tài khoản internet banking và mất tiền.

Thực tế thì, kẻ gian muốn lấy OTP từ bạn khi:

  • Chúng đã lấy trộm được thông tin đăng nhập vào internet banking của bạn và đang làm lệnh chuyển tiền đi. Chỉ chờ bạn cấp OTP là chúng hoàn thành lệnh chuyển tiền khỏi tài khoản của bạn.
  • Chúng muốn lấy OTP để đổi mật khẩu internet banking của bạn.

Kịch bản 2: Anh/chị đã trúng thưởng của ngân hàng, hãy cung cấp OTP để nhận thưởng

Một cách phổ thông khác, tội phạm sẽ thông báo là bạn đã trúng thưởng và nếu muốn nhận quà, bạn sẽ phải cung cấp số tài khoản, mật khẩu và mã OTP để ngân hàng có thể tiến hàng trao thưởng. Thực tế, ngân hàng sẽ không bao giờ hỏi mã OTP của khách hàng trong bất kỳ trường hợp nào. Nếu ai đó hỏi OTP của bạn, đó chắc chắn là đối tượng lừa đảo.

Chiêu trò 9: Giả danh chuyên gia chứng khoán để lừa đảo

Liên tục gần đây xuất hiện nhiều ứng dụng đầu tư chứng khoán giả mạo, không rõ nguồn gốc. Môi giới các ứng dụng này có hành vi mời chào, dụ dỗ nhà đầu tư tham gia bằng cách quảng cáo: cho giao dịch T+0, giao dịch bằng tài khoản của tổ chức sẽ được đẩy thẳng lệnh trực tiếp lên sàn, không cần thông qua các công ty chứng khoán, được mua cổ phiếu với giá rẻ, mang lại lợi nhuận cao…

Dù là giả mạo và không rõ nguồn gốc, nhưng các ứng dụng trên đây lại có những chiêu trò để dụ dỗ nhà đầu tư rất hấp dẫn, khiến không ít người dù có nghi ngờ nguồn gốc của các ứng dụng này nhưng vẫn cứ mạo hiểm đầu tư thử. Điều nguy hiểm là khi thấy lợi nhuận trong tài khoản tăng lên trong những lần giao dịch đầu, nhà đầu tư đã không giữ được sự tỉnh táo và thận trọng mà càng bỏ thêm tiền vào.

Tài khoản của nhà đầu tư thực chất không sở hữu cổ phiếu. Việc sở hữu của nhà đầu tư chỉ thể hiện trên app mạo danh đó và hoàn toàn là ảo. Còn thực tế, nhà đầu tư không hề sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào.

Loại tội phạm này thường sử dụng mạng xã hội Facebook, Zalo, Telegram… để đưa ra các thông tin đánh vào sự thiếu hiểu biết và lòng tham, muốn kiếm tiền dễ dàng, nhanh chóng của các nạn nhân là sẽ không phải mất nhiều công sức và chắc chắn sẽ được hưởng lợi nhuận một số tiền lớn. Để dụ dỗ người bị hại thì ngay từ ban đầu đối tượng sẽ cho người bị hại được hưởng lợi nhuận một cách đơn giản để làm tin. Sau khi cho hưởng lợi nhuận thì đối tượng tiếp tục dụ dỗ đầu tư thêm tiền để thu lại được nhiều lợi nhuận hơn.

Chưa dừng lại, các đối tượng tiếp tục tung tin là bị thua lỗ nên cần đầu tư thêm để gỡ lại số tiền đã thua lỗ. Chính vì tiếc số tiền đó nên người bị hại đã đi vay thêm tiền để tiếp tục đầu tư với hy vọng sẽ lấy lại được số tiền đã đầu tư trước đó, cho đến khi không còn khả năng nữa người bị hại mới nghi ngờ đây là lừa đảo.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline

Bidv ibank lỗi giám độc duyệt không thấy lệnh năm 2024
1900.0140 tư vấn, hướng dẫn về thủ tục tra soát/khiếu nại và các vấn đề pháp lý phát sinh trong trường hợp chuyển tiền nhầm/bị lừa đảo qua mạng.

Chiêu trò 10: Giả mạo nhân viên nhân viên nhà mạng

Sử dụng sim không chính chủ mạo danh nhân viên nhà mạng gọi điện, nhắn tin cho chủ thuê bao, lấy lý do hỗ trợ khách hàng nâng cấp sim từ 3G lên 4G, yêu cầu khách hàng làm theo cú pháp, truy cập đường link chúng nhắn. Nếu làm theo, sim của chủ thuê bao sẽ bị khóa, thông tin của số thuê bao được chuyển sang sim mới của đối tượng. Trong thời gian chiếm quyền kiểm soát sim, bọn tội phạm bẻ khóa, truy cập vào các tài khoản của chủ thuê bao gắn với số điện thoại cá nhân, nhất là tài khoản thẻ tín dụng. Mục đích hack sim (chiếm quyền sử dụng SĐT) để phá bảo mật 2 lớp, nhận mã OTP từ nhà cung cấp dịch vụ hay ngân hàng để có thể bẻ khóa, xâm nhập chiếm đoạt tài sản trong tài khoản.

Bidv ibank lỗi giám độc duyệt không thấy lệnh năm 2024
Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng

Nếu bạn còn biết đến những chiêu trò lừa đảo chuyển tiền khác. Vui lòng cung cấp thông tin cho chúng tôi bằng cách phản hồi ở phía dưới mục bình luận. Xin chân thành cảm ơn!

Khi bạn trở thành nạn nhân của một trong những chiều trò lừa đảo chuyển tiền ở trên thì bạn cần ngay lập tức xử lý theo hướng dẫn dưới đây:

Bước 1: Bạn cần ngay lập tức phản ánh qua đường dây nóng 1900.0140 hoặc qua quầy giao dịch gần nhất của ngân hàng chủ quản để thông báo áp dụng biện pháp tạm giữ số tiền liên quan đến giao dịch chuyển tiền phát sinh do bị lừa đảo qua mạng.

Bước 2: Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố để gửi đến cơ quan chức năng theo hướng dẫn gồm: Đơn tố giác về hành vi lừa đảo qua mạng, sao kê ngân hàng hoặc ảnh chụp màn hình giao dịch thành công và những giấy tờ, tài liệu, chứng cứ thể hiện hành vi lừa đảo.

Quy trình tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố

* Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Trước khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố với cơ quan Công an, đề nghị xác định sơ bộ về tính chất, mức độ vụ việc, trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết của cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền để từ đó cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố đến đúng cơ quan có thẩm quyền, tránh mất thời gian, gây khó khăn cho công tác tiếp nhận, điều tra, khám phá tội phạm.

Việc xác định cơ quan Công an các cấp có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định tại Điều 9 và Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của cơ quan Công an tương ứng với thẩm quyền xét xử của Tòa án. Theo đó, chỉ có cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp quận, huyện, thị xã; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; cơ quan An ninh điều tra, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có chức năng giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Lưu ý: Các cơ quan Công an được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (được quy định tại Khoản 6, Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015); Công an xã, phường, thị trấn; đồn Công an, trạm Công an không có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết kiến nghị khởi tố.

* Lựa chọn hình thức và tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Cơ quan, tổ chức, cá nhân tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể bằng các hình thức sau:

– Bằng miệng (trực tiếp đến trình báo hoặc tố giác, báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1);

– Bằng văn bản (gửi trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính (bưu điện) tới cơ quan có thẩm quyền được xác định tại bước 1).

Khi tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố tới cơ quan có thẩm quyền, cá nhân, cơ quan, tổ chức tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố cần cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu và trình bày rõ những hiểu biết của mình liên quan đến tội phạm mà mình tố giác, báo tin.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline

Bidv ibank lỗi giám độc duyệt không thấy lệnh năm 2024
1900.0140 tư vấn, hướng dẫn về thủ tục tra soát/khiếu nại và các vấn đề pháp lý phát sinh trong trường hợp chuyển tiền nhầm/bị lừa đảo qua mạng.

* Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

– Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

– Khi hết thời gian giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Những lưu ý trong quá trình giải quyết khi bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking

1. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Có rất nhiều bài viết chia sẻ trên internet về cách xử lý khi bị lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking nhưng hầu hết đều không chính xác, copy và xào lặn nội dung từ những nguồn không chính cống khiến cho người đọc hiểu sai bản chất của vấn đề cũng như quy định của pháp luật hiện hành.

Bidv ibank lỗi giám độc duyệt không thấy lệnh năm 2024
Những nội dung hướng dẫn cách lấy lại tiền khi bị lừa chuyển khoản qua Internet Banking không chính xác được chia sẻ trên nhiều website

Đối với trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cơ quan tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm là cơ quan công an chứ không phải là tòa án. Tức là bạn sẽ phải nộp đơn sang cơ quan công an (được xác định theo quy định tại Điều 9 và Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) thay vì tòa án như như nội dung mà nhiều website vẫn đăng tải.

Trường hợp nộp đơn sang tòa án để yêu cầu xem xét, giải quyết là đối với trường hợp kiện đòi tài sản. Ví dụ: Trường hợp bạn chuyển tiền nhầm vào tài khoản của người khác nhưng đợi mãi người đó vẫn không chịu hoàn lại cho bạn số tiền này. Mặc dù bên phía ngân hàng hoặc thậm chí là bạn đã có thông báo/đề nghị chủ tài khoản hoàn trả số tiền do giao dịch nhầm lẫn nhưng họ vẫn chây lì, không chịu hoàn trả.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline

Bidv ibank lỗi giám độc duyệt không thấy lệnh năm 2024
1900.0140 tư vấn, hướng dẫn về thủ tục tra soát/khiếu nại và các vấn đề pháp lý phát sinh trong trường hợp chuyển tiền nhầm/bị lừa đảo qua mạng.

2. Thời gian giải quyết

Nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ cần phản ánh với ngân hàng là ngay lập tức ngân hàng sẽ tiến hành phong tỏa tài khoản và hoàn lại cho người chuyển số tiền bị lừa. Hoặc khi tiếp nhận được tố giác, tin báo cơ quan công an sẽ qua ngân hàng để yêu cầu ngân hàng hoàn tiền cho người chuyển nếu vẫn còn số dư trong tài khoản của đối tượng lừa đảo. Bởi vậy, thời gian giản quyết chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày là xong.

Còn thực tế thì thời gian giải quyết đối với những trường hợp bị lừa chuyển tiền qua Internet Banking cũng tương tự như thời gian để giải quyết một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Không phải ngày một ngày hai, mà thậm chí phải tính bằng nhiều tháng… tùy thuộc vào tính chất, mức độ của từng vụ.

Những nội dung liên quan: Cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng, bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao, Lừa đảo chuyển tiền qua Internet Banking có lấy lại được không, Lừa đảo chuyển khoản thành công, Bị hack tiền trong tài khoản có lấy lại được không, Bị kẻ gian hack nick FB lừa người quen chuyển tiền có lấy lại được ko, Làm gì khi bị hack fb lừa tiền, Bị người nước ngoài lừa đảo trên Facebook, Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mới trên Facebook, Những chiêu lừa đảo trên Facebook, Bị lừa tiền qua facebook có lấy lại được không, Lừa đảo lấy mã OTP, Giả danh ngân hàng lừa đảo qua điện thoại, Kịch bản lừa đảo qua điện thoại, Chiêu thức lừa đảo qua điện thoại, Lừa đảo qua điện thoại nhận bưu phẩm, Quý khách có một bưu phẩm chưa nhận, Tránh sập bẫy cuộc gọi báo có bưu phẩm, Thủ đoạn lừa đảo chuyển tiền từ nước ngoài

Bidv ibank lỗi giám độc duyệt không thấy lệnh năm 2024

Cách để phòng tránh những chiêu thức lừa đảo qua internet banking?

Khách hàng cần lưu ý là không được để lộ bất kỳ một thông tin cá nhân nào như tên đăng nhập, mật khẩu, mã OTP,… cho bất kì ai, kể cả người tự xưng là nhân viên ngân hàng, cơ quan chức năng hay người quen. Khách hàng cũng cần chủ động bảo quản các thiết bị cá nhân như di động, máy vi tính,… có sử dụng dịch vụ internet banking. Ngoài ra, khách hàng cũng không nên đăng nhập tài khoản internet banking tại các thiết bị của người khác không phải của mình. \>>> Nếu đã chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo, bạn vui lòng liên hệ ngay hotline: 1900.0140 để được hỗ trợ thông báo ngăn chặn giao dịch và các bước xử lý tiếp theo.

Đường dây nóng phản ánh về hành vi lừa đảo qua mạng?

Bạn hãy qua cơ quan chức năng trên địa bàn bạn đang cư trú (thường trú/tạm trú) để trình báo hoặc liên hệ ngay hotline: 1900.0140 để được hỗ trợ thông báo ngăn chặn giao dịch và các bước xử lý tiếp theo một cách nhanh chóng, kịp thời.