Bằng trung bình có xin được làm kiểm toán năm 2024

Chọn ngành học là vấn đề băn khoăn nhất của học sinh khi bước vào đại học. Một trong số các ngành nghề được nhiều bạn trẻ quan tâm là ngành Kiểm toán.

Ngành Kiểm toán có dễ xin việc không? Ảnh: Kiểm toán nhà nước

Vì sao chọn ngành Kiểm toán?

Theo thông tin từ Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội, trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, ở Việt Nam các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn lớn nhỏ ngày càng nhiều, ngành kế toán – kiểm toán lại là một cánh tay đắc lực không thể thiếu của bất kì một tổ chức lớn, nhỏ nào.

Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, kế toán – kiểm toán là một bộ phận quyết định sự thành bại, bởi những thông tin mà bộ phận kế toán cung cấp giúp các nhà quản trị có thể đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh. Do đó, nếu không có bộ phận kiểm toán – kế toán hoặc thông tin mà kế toán cung cấp bị sai lệch sẽ dẫn đến các quyết định của nhà quản trị không phù hợp, doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn.

Bên cạnh đó, bộ máy kế toán – kiểm toán cũng sẽ dựa vào nghiệp vụ của mình xác định đúng nhu cầu khi nào doanh nghiệp cần huy động vốn, nên lựa chọn nguồn tài trợ nào, lựa chọn phương thức đòn bẩy kinh doanh như thế nào để huy động vốn, để bảo toàn và phát triển được nguồn vốn, nâng cao thu nhập của công ty, doanh nghiệp.

Với một vai trò quan trọng, bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần và khao khát nguồn nhân lực ngành kế toán. Đó cũng chính là lý do mà vì sao chọn ngành kế toán – kiểm toán lại nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ.

Ngành Kiểm toán có dễ xin việc không?

Đánh giá về nhu cầu việc làm của ngành Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế - Luật , Đại học Quốc gia TPHCM cho rằng, ngành Kiểm toán có tiềm năng phát triển lớn, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế. Các chuyên gia kiểm toán có thể làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ các công ty nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia.

Đồng thời, các chuyên gia kiểm toán có thu nhập khá cao, đặc biệt là ở các công ty kiểm toán lớn. Mức lương của kiểm toán viên trung bình từ 7 - 10 triệu đồng/tháng.

Hiện nay có một số trường đại học đào tạo ngành Kiểm toán. Năm 2024, Học viện Tài chính tuyển sinh ngành Kiểm toán theo 5 phương thức: xét tuyển thẳng và ưu tiên, xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ bậc THPT, xét tuyển kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với kết quả thi tốt nghiệp, xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trường đang đào tạo ngành Kiểm toán theo 2 chương trình học, với mức học phí lần lượt là: Chương trình định hướng CCQT khoảng 50 triệu đồng/năm học và chương trình liên kết đào tạo thu 180 triệu đồng/3 năm học.

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm nay tuyển sinh ngành Kiểm toán theo 3 phương thức: Xét tuyển thẳng, xét điểm thi tốt nghiệp THPT và xét kết hợp theo đề án tuyển sinh của trường. Trong đó, xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT chỉ chiếm 18% chỉ tiêu, 80% được dành cho các phương thức xét tuyển kết hợp theo đề án riêng của trường, 2% xét tuyển thẳng.

Điểm chuẩn năm 2023 của ngành Kiểm toán là 27,2 điểm, với 4 tổ hợp môn xét tuyển: A00, A01, D01, D07.

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập 2011 quy định về tiêu chuẩn kiểm toán viên như sau:

Tiêu chuẩn kiểm toán viên
1. Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a] Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b] Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c] Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
d] Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.
....

Như vậy, theo quy định về tiêu chuẩn kiểm toán viên thì kiểm toán viên cần phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính.

Hiện nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo về các nhóm ngành này. Có thể kể đến một số trường như:

Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội

Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Mở Hà Nội

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Trường Đại học Kinh tế - Luật

Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trường Đại học Ngoại thương

Trường Đại học Kinh tế quốc dân

..... Và một số trường khác có đào tạo các chuyên ngành trên.

Muốn làm Kiểm toán viên thì có thể học các trường nào? [Hình từ Internet]

Điều kiện để đăng ký hành nghề kiểm toán gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 1 Điều 3 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định về đăng ký hành nghề kiểm toán như sau:

Đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Điều kiện đăng ký hành nghề kiểm toán:
a] Là kiểm toán viên;
b] Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu [36] tháng trở lên theo quy định tại khoản 4 Điều này;
c] Đủ giờ cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Tài chính.
.....

Như vậy, điều kiện để đăng ký hành nghề kiểm toán gồm có:

- Là kiểm toán viên;

- Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ ba mươi sáu [36] tháng trở lên theo quy định;

- Đủ giờ cập nhật kiến thức theo quy định của Bộ Tài chính.

Việc xác định thời gian thực tế làm kiểm toán được quy định như thế nào?

Căn cứ quy định khoản 4 Điều 3 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định về đăng ký hành nghề kiểm toán như sau:

Đăng ký hành nghề kiểm toán
.....
4. Xác định thời gian thực tế làm kiểm toán:
a] Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính là thời gian đã làm kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán theo hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian;
b] Thời gian thực tế làm kiểm toán được tính cộng dồn trong khoảng thời gian kể từ khi được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo nguyên tắc tròn tháng;
c] Thời gian thực tế làm kiểm toán phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đã thực tế làm việc. Trường hợp doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên làm việc đã giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu thì phải có xác nhận của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán phù hợp với thời gian mà kiểm toán viên đã làm việc tại doanh nghiệp kiểm toán đó. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp kiểm toán thời điểm đó đã không còn hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán độc lập thì phải có Bản giải trình kèm theo các tài liệu chứng minh về thời gian thực tế làm kiểm toán như bản sao sổ bảo hiểm xã hội, bản sao hợp đồng lao động.

Chủ Đề