Xuất khẩu vốn là gì

Theo Điều 28 Luật Thương mại 2005, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu được quy định định nghĩa như sau:

- Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

- Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Chính phủ sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.

Xuất, nhập khẩu là hai hoạt động cơ bản cấu thành nên hoạt động ngoại thương. Xuất, nhập khẩu là hoạt động buôn bán diễn ra trên phạm vi ngoài quốc gia. Hoạt động xuất, nhập khẩu phức tạp hơn rất nhiều so với kinh doanh trong nước, cụ thể:

- Thị trường rộng lớn, khó kiểm soát. 

- Chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp… của các quốc gia khác nhau. 

-Thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ, hàng hoá được vận chuyển qua biên giới quốc gia, phải tuân theo những tập quán buôn bán quốc tế.

Doanh nghiệp có được tự do kinh doanh xuất, nhập khẩu? [Ảnh minh hoạ]
 

Quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu của doanh nghiệp

Theo khoản 4 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu" là quyền của doanh nghiệp.

Căn cứ Điều 3 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, quy định quyền kinh doanh xuất, nhập khẩu như sau:

1. Thương nhân Việt Nam không là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các hoạt động khác có liên quan không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh Mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Chi nhánh của thương nhân Việt Nam được thực hiện hoạt động ngoại thương theo ủy quyền của thương nhân.

2. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi Điều chỉnh của Nghị định này phải thực hiện các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Danh Mục hàng hóa và lộ trình do Bộ Công Thương công bố, đồng thời thực hiện các quy định tại Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Như vậy, xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề kinh doanh nên khi ĐKKD doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu .
Khi doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì Doanh nghiệp chỉ kê khai đăng ký thông tin đăng ký thuế là có hoạt động "Xuất nhập khẩu". Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia.v.v… đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan ...

Như vậy, mọi doanh nghiệp đều có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu mà không cần xin phép. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề này, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

>> Kinh doanh dịch vụ logistic cần những điều kiện gì?

Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế oỏn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân.

Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình.

Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này.

Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên uỷ thác giao cho đơn vị xuất khẩu gọi là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình [bên nhận uỷ thác] nhưng với chi phí của bên uỷ thác. Về bản chất, chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là tiền thu lao trả cho đại lý. Theo nghị định 64-HĐBT, chi phí uỷ thác xuất khẩu không cao hơn 1% của tổng số doanh thu ngoại tệ về xuất khẩu theo điều kiện FOB tại Việt Nam.

Ưu nhược điểm của xuất khẩu uỷ thác:

-Ưu điểm: Công ty uỷ thác xuất khẩu không phải bỏ vốn vào kinh doanh, tránh được rủi ro trong kinh doanh mà vẫn thu được một khoản lợi nhuận là hoa hồng cho xuất khẩu. Do chỉ thực hiện hợp đồng uỷ thác xuất khẩu nên tất cả các chi phí từ nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng không phải chi, dẫn tới giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

-Nhược điểm: do không phải bỏ vốn vào kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh thấp không bảo đảm tính chủ động trong kinh doanh. Thị trường và khách hàng bị thu hẹp vì Công ty không có liên quan tới việc nghiên cứu thị trường và tìm khách hàng.

Trong phương thức này, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương, với tư cách là một bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được lợi ích quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc:

Giục mở L/C và kiểm tra luận chứng [nếu hợp đồng quy định sử dụng phương pháp tín dụng chứng từ], xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu nại [nếu có].

Ưu nhược điểm của hình thức xuất khẩu trực tiếp:

-Ưu điểm: Với phương thức này, đơn vị kinh doanh chủ động trong kinh doanh, tự mình có thể thâm nhập thị trường và do vậy có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, gợi mở, kích thích nhu cầu. Nếu đơn vị tổ chức hoạt động kinh doanh tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao, tự khẳng định mình về sản phẩm, nhãn hiệu ... dần dần đưa được uy tín về sản phẩm trên thế giới.

- Nhược điểm: Trong điều kiện đơn vị mới kinh doanh được mấy năm thì áp dụng hình thức này rất khó do điều kiện vốn sản xuất hạn chế, am hiểu thương trường quốc tế còn mờ nhạt, uy tín nhãn hiệu sản phẩm còn xa lạ với khách hàng

Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức kinh doanh trong đó một bên [gọi là bên nhận gia công] nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác [gọi là bên đặt gia công] để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao [ gọi là chi phí gia công]. Tóm lại, gia công xuất khẩu là đưa các yếu tố sản xuất [chủ yếu là nguyên vật liệu] từ nước ngoài về để sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của bên đặt hàng, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do hoạt động gia công đem lại. Vì vậy, suy cho cùng, gia công xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động, nhưng là loại lao động dưới dạng được sử dụng[được thể hiện trong hàng hoá] chứ không phải dưới dạng xuất khẩu nhân công ra nước ngoài.

Gia công xuất khẩu là một phương thức phổ biến trong thương mại quốc tế. Hoạt động này phát triển sẽ khai thác được nhiều lợi thế của hai bên: bên đặt gia công và bên nhận gia công.

Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi mua bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đó có thể đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân. Do vậy, xuất khẩu là hoạt động kinh tế đối ngoại để đem lại những hiệu quả đột biến cao hoặc có thể gây thiệt hại vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng khống chế được.

Xuất khẩu hàng hoá nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hoá của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Nền sản xuất xã hội phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này.

Đối với nước ta, nền kinh tế đang bước đầu phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp kém, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh nên việc đẩy mạnh xuất khẩu thu ngoại tệ cải thiện đời sống và phát triển kinh tế là cực kỳ quan trọng. Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển quan hệ đối ngoại và kinh tế đối ngoại đặc biệt hướng mạnh vào xuất khẩu hàng hoá là một chủ chương đúng đắn phù hợp với quy luật kinh tế khách quan. Hơn bao giờ hết, xuất khẩu hàng hoá thực sự có vai trò quan trọng, cụ thể là:

Thứ nhất: Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ quan trọng để đảm bảo nhu cầu nhập khẩu.

Trong kinh doanh quốc tế, xuất khẩu không phải là chỉ để thu ngoại tệ về, mà là với mục đích đảm bảo cho nhu cầu nhập khẩu hàng hoá dịch vụ khác nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, tăng trưởng nền kinh tế và tiến tới xuất siêu [xuất khẩu > nhập khẩu], tích luỹ ngoại tệ [thực chất là đảm bảo chắc chắn hơn nhu cầu nhập khẩu trong tương lai].

Xuất khẩu và nhập khẩu trong thương mại quốc tế vừa là điều kiện, vừa là tiền đề của nhau xuất khẩu để nhập khẩu và nhập khẩu để phát triển xuất khẩu. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, để phát triển kinh tế, tránh được nguy cơ tụt hậu với thế giới, đồng thời còn tìm cách đuổi kịp thời đại, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Trong đó nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại là một điều kiện tiên quyết. Muốn nhập khẩu, chúng ta phải có ngoại tệ, có các nguồn ngoại tệ sau:

- Xuất khẩu hàng hoá. dịch vụ.

- Viện trợ đi vay, đầu tư ....

- Liên doanh đầu tư nước ngoài với ta.

- Các dịch vụ thu ngoại tệ: ngân hàng, du lịch ...

Có thể thấy rằng, trong các nguồn trên thì xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ là nguồn quan trọng nhất vì: nó chiếm tỷ trọng lớn, đồng thời là khả năng bảo đảm trả được các khoản đi vay, viện trợ ... trong tương lai. Như vậy cả về dài hạn và ngắn hạn, xuất khẩu luôn là câu hỏi quan trọng cho nhập khẩu.

Thứ hai: Hoạt động xuất khẩu phát huy được các lợi thế của đất nước.

Để xuất khẩu được, các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải lựa chọn được những ngành nghề, mặt hàng có tổng chi phí [chi phí sản xuất và chi phí xuất khẩu] nhỏ hơn giá trị trung bình trên thị trường thế giới. Họ phải dựa vào những ngành hàng, những mặt hàng khai thác được các lợi thế của đất nước cả về tương đối và tuyệt đối. Ví dụ như trong các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của ta thì dầu mỏ, thuỷ sản, gạo, than đá là những mặt hàng khai thác lợi thế tuyệt đối nhiều hơn [vì chỉ một số nước có điều kiện để sản xuất các mặt hàng này]. Còn hàng may mặc khai thác chủ yếu lợi thế so sánh về giá nhân công rẻ. Tuy nhiên, phân biệt lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh chỉ mang ý nghĩa tương đối.

Hoạt động xuất khẩu vừa thúc đẩy thai thác các lợi thế của đất nước vừa làm cho việc khai thác đó có hiệu quả hơn vì khi xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị tiên tiến đưa năng suất lao động lên cao. Các lợi thế cần khai thác ở nước ta là nguồn lao động dồi dào, cần cù, giá thuê rẻ, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và địa thế địa lý đẹp.

Thứ ba: Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, định hướng sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Chúng ta biết rằng có hai xu hướng xuất khẩu: xuất khẩu đa dạng và xuất khẩu mũi nhọn.

Xuất khẩu đa dạng là có mặt hàng nào xuất khẩu được thì xuất khẩu nhằm thu được nhiều ngoại tệ nhất, nhưng với mỗi mặt hàng thì lại nhỏ bé về quy mô, chất lượng thấp [vì không được tập trung đầu tư] nên không hiệu quả.

Xuất khẩu hàng mũi nhọn: Tuân theo quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo tức là tập trung vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng mà mình có điều kiện nhất, có lợi thế so sánh hay chính là việc thực hiện chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế. Khi đó, nước ta có khả năng chiếm lĩnh thị trường, trở thành "độc quyền" mặt hàng đó và thu lợi nhuận siêu ngạch. Xuất khẩu mũi nhọn có tác dụng như đầu của một con tàu, tuy nhỏ bé nhưng nó có động cơ, do đó nó có thể kéo cả đoàn tàu tiến lên. Hiện nay, đây là hướng xuất khẩu chủ yếu của nước ta, có kết hợp với xuất khẩu đa dạng để tăng thu ngoại tệ.

Và khi mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn đem lại hiệu quả cao thì các doanh nghiệp sẽ tập trung đầu tư để phát triển ngành hàng đó, dẫn đến phát triển các ngành hàng có liên quan. Ví dụ: Khi ngành may xuất khẩu phát triển làm cho ngành dệt cũng phát triển để cung cấp nguyên vật liệu cho ngành may dẫn đến ngành trồng bông, đay cũng phát triển để cung cấp nguyên vật liệu cho ngành dệt.

Hơn nữa, xu hướng xuất khẩu là mũi nhọn làm thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất trong nền kinh tế vì cơ cấu một nền kinh tế chính là số lượng các ngành sản xuất và tỷ trọng của chúng so với tổng thể.

Rõ ràng, tỷ trọng ngành hàng mũi nhọn là tăng lên và tăng mạnh còn trong nội bộ ngành đó thì những khâu, những loại sản phẩm ưa chuộng trên thị trường thế giới cũng sẽ phát triển hơn. Tức là xuất khẩu hàng mũi nhọn làm thay đổi cơ cấu ngành và cả cơ cấu trong nội bộ một ngành theo hướng khai thác tối ưu lợi thế so sánh của đất nước.

Mặt khác, trên thị trường thế giới yêu cầu về hàng hoá dịch vụ ở mức chất lượng cao, cạnh tranh gay gắt. Chỉ có các doanh nghiệp đủ mạnh ở mỗi nước mới tham gia thị trường thế giới. Do đó, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí để tồn tại và phát triển.

Toàn bộ các tác động trên làm cho nền kinh tế phát triển tăng trưởng theo hướng tích cực. Đó là ý nghĩa kinh tế của hoạt động xuất khẩu.

Thứ tư: Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo thu nhập và tăng mức sống.

Về ngắn hạn, để tập trung phát triển các ngành hàng xuất khẩu thì phải cần thêm lao động, còn để xuất khẩu có hiệu quả thì phải tận dụng được lợi thế lao động nhiều, giá rẻ ở nước ta. Chính vì thế mà chúng ta chủ trương phát triển ngành nghề cần nhiều lao động như ngành may mặc. Với một đất nước hơn 70 triệu dân, tỷ lệ thất nghiệp tương đối cao thì đây là một vấn đề có ý nghĩa rất lớn trong điều kiện nước ta hiện nay.

Thứ năm: Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tín nước ta trên thị trường thế giới tăng cường quan hệ kinh tế đối ngoại.

Hoạt động xuất khẩu đem lại ngoại tệ, góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán, là một trong bốn điều kiện đánh giá nền kinh tế của một nước: GDP, lạm pháp, thất nghiệp và cán cân thanh toán. Cao hơn nữa là xuất siêu, tăng tích luỹ ngoại tệ, luôn đảm bảo khả năng thanh toán với đối tác, tăng được tín nhiệm. Qua hoạt động xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam được bầy bán trên thị trường thế giới, khuyếch trương được tiếng vang và sự hiểu biết.

Hoạt động xuất khẩu làm cho các quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn, làm tiền đề thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như dịch vụ du lịch, ngân hàng, đầu tư, hợp tác, liên doanh ....

Tóm lại : phát triển hoạt động xuất khẩu là một chiến lược để phát triển nền kinh tế nước ta.

Video liên quan

Chủ Đề