Xã na mèo huyện quan sơn tỉnh thanh hóa năm 2024

Nằm cách trung tâm Huyện Quan Sơn 50 km và chỉ cách cột mốc biên giới Việt Nam - Lào chừng 300m, chợ Na Mèo thuộc xã Na Mèo đã được hình thành và hoạt động từ 30 năm nay. Điều đặc biệt là chợ này chỉ họp một phiên duy nhất vào sáng thứ 7 hàng tuần. Chợ Na Mèo không chỉ là nơi mua, bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu thể hiện tình đoàn kết hữu nghị của các dân tộc anh em vùng giáp biên giới và Nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn. Với chính quyền và Nhân dân xã Na Mèo, chợ Na Mèo có ý nghĩa rất lớn về phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Xã na mèo huyện quan sơn tỉnh thanh hóa năm 2024

Bắt đầu từ năm 2004 sau khi Cửa khẩu Na Mèo được nâng cấp thành Cửa khẩu quốc tế Na Mèo thì hoạt động giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc vùng biên giới hai huyện Quan Sơn - Viêng Xay (Lào) diễn ra sôi động hơn. Trung bình hàng năm có khoảng từ 8.000 đến 10.000 lượt người xuất nhập cảnh qua lại, trao đổi hàng hóa, hợp tác làm ăn và giao lưu tình cảm.Theo đó hoạt động giao thương và các mặt hàng ở Chợ phiên Na Mèo cũng trở nên đa dạng, phong phú và nhộn nhịp hơn.

Xã na mèo huyện quan sơn tỉnh thanh hóa năm 2024

Để khai thác tiềm năng, giá trị của Cửa khẩu quốc tế Na Mèo,thời gian qua, huyện Quan Sơn đã quan tâm đến công tác quy hoạch mở rộng không gian chợ Na Mèo và phát triển thương mại dịch vụ ở khu vực gần cửa khẩu. Đồng thời huy động các nguồn lực để đầu tư nâng cấp hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế. Thực hiện Nghị định số 114 ban hành ngày 23/12/2009 của Chính phủ về chuyển đổi mô hình quản lý chợ, từ năm 2017, UBND huyện Quan Sơn đã xúc tiến kêu gọi đầu tư, xác định được đơn vị có đủ năng lực, điều kiện và tổ chức thực hiện bàn giao chợ Na Mèo cho doanh Nghiệp quản lý đầu tư và khai thác theo đúng qui định của Pháp luật hiện hành.

Ông Chu Đình Trọng, Phó chủ tịch UBND huyện Quan Sơn

Những năm vừa qua, do ảnh hưởng và tác động xấu của đại dịch Covid-19 nên đã ảnh hưởng tới việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất chợ Na Mèo của doanh nghiệp. Ngoài một số hạng mục dãy ki ốt bán hàng phía bên ngoài đã được đầu tư và cho tiểu thương thuê kinh doanh, gần như các hạng mục phía bên trong chợ vẫn chưa được triển khai xây dựng.

Xã na mèo huyện quan sơn tỉnh thanh hóa năm 2024

Vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh, và Ủy ban nhân dân huyện Quan Sơn đã khảo sát đánh giá thực tế, gặp gỡ chủ đầu tư và đang có những giải pháp chỉ đạo tiếp theo để tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư sớm tiếp tục triển khai đầu tư xây dựng và hoàn thiện các hạng mục chợ Na Mèo theo quy hoạch, thiết kết đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cửa khẩu Na Mèo chính thức công bố là Cửa khẩu Quốc tế từ năm 2004. Nơi đây, thường xuyên diễn ra các hoạt động giao thương, giao lưu giữa người dân vùng biên Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá và các bản giáp biên (Lào) qua Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo.

Xã na mèo huyện quan sơn tỉnh thanh hóa năm 2024

Chợ phiên Na Mèo, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá mở vào thứ 7 hàng tuần.

Đây không chỉ là nơi người dân hai bên biên giới được giao lưu, buôn bán, trao đổi hàng hóa qua phiên chợ Na Mèo mà còn là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa cộng đồng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của hai nước anh em Việt Nam - Lào.

Cũng chính từ hoạt động giao thương, người dân các xã biên giới của huyện Quan Sơn và người dân các bản của nước bạn Lào lân cận lại có cơ hội trao đổi những nét văn hóa đặc sắc, kinh nghiệm làm ăn. Qua đó, càng thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị của nhân dân 2 bên biên giới.

Xã na mèo huyện quan sơn tỉnh thanh hóa năm 2024

Những công dân của nước bạn Lào thường dậy từ sáng sớm thứ 7 hàng tuần để kịp đến chợ phiên Na Mèo.

Các mặt hàng được bày bán ở đây chủ yếu là sản vật địa phương và giá thường khá rẻ như: chuột rừng phơi khô, chuột rừng nướng, cá suối nướng, vải thổ cẩm, đồ thủ công mỹ nghệ, chiếu, dưa chuột Lào, măng rừng, rau, cơm nắm, thịt bò... (của người Lào) và các mặt hàng gia dụng, giày dép, quần áo Những người đi chợ quan niệm, thu nhập từ phiên chợ chỉ là một phần, điều quan trọng là được gặp gỡ, giao lưu văn hóa sau một tuần lao động vất vả.

Xã na mèo huyện quan sơn tỉnh thanh hóa năm 2024

Chợ phiên Na Mèo là điểm giao thương của người dân Việt – Lào tại Thanh Hoá.

Nét đặc trưng nữa của phiên chợ là cùng lúc lưu thông hai loại tiền: Tiền Việt Nam đồng và tiền Kíp (Lào). Nhiều người chưa hiểu ngôn ngữ của nhau chỉ cần ra hiệu là có thể mua bán, trao đổi những mặt hàng cần thiết.

Chợ Na Mèo ngày nay không chỉ thu hút người dân bản địa mà còn có thương lái từ miền xuôi, tỉnh Thanh Hóa; huyện Viêng Xay (Lào) đến chợ tham gia trao đổi hàng hóa, tạo không khí giao thương sôi nổi, nhộn nhịp.

Xã na mèo huyện quan sơn tỉnh thanh hóa năm 2024

Các sản vật ở chợ phiên Na Mèo rất phong phú.

Cũng chính từ việc giao lưu hàng hóa đã trở thành sợi dây gắn kết tình cảm thiêng liêng của đồng bào các dân tộc ở vùng biên giới hai huyện Quan Sơn - Viêng Xay (Lào).

Xã na mèo huyện quan sơn tỉnh thanh hóa năm 2024

Nhiều mặt hàng nông sản của 2 nước được bày bán tại chợ phiên Na mèo.

Xã na mèo huyện quan sơn tỉnh thanh hóa năm 2024

Các mặt hàng nông sản như xoài, táo, ổi của Lào cũng được bày bán nhiều tại chợ phiên Na Mèo.

Xã na mèo huyện quan sơn tỉnh thanh hóa năm 2024

Chuột rừng nướng là đặc sản của người Lào mang đến chợ phiên Na Mèo nhiều nhất.

Xã na mèo huyện quan sơn tỉnh thanh hóa năm 2024

Khu vực bán các loại hàng hoá, nông sản của người dân Lào được nhiều người quan tâm.

Xã na mèo huyện quan sơn tỉnh thanh hóa năm 2024

Những con chuột rừng mới được bẫy, bày bán tại chợ phiên Na Mèo, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá.