Bài tập sos ánh luật dân sự 2023 năm 2024

FDVN trân trọng giới thiệu tài liệu “So sánh và tổng hợp những điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 so với năm 2014” do các Luật sư/ Chuyên viên pháp lý của FDVN tổng hợp, thực hiện.

Tài liệu này phục vụ cho mục đích học tập, nghiên cứu, công tác và được chia sẻ hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi phản đối việc sử dụng tài liệu này vào mục đích thương mại và mục đích khác trái pháp luật.

LINK TÀI LIỆU: So sánh và tổng hợp những điểm mới của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 so với năm 2014

  • 1. thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT - TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT SO SÁNH Đề 1: Phân tích các đặc trưng cơ bản của họ pháp luật Civil Law: nguồn gốc, nguồn pháp luật, tư duy pháp lý, cấu trúc nội tại của pháp luật, mô hình tố tụng và tổ chức tư pháp. Theo anh/chị, hệ thống Civil law có ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật Việt Nam hay không và nếu có thì ảnh hưởng như thế nào? Họ và tên : Mã sinh viên : Lớp : Năm 2021
  • 2. thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................1 I. PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................2 1. Lý do lựa chọn đề tài..............................................................................................2 2. Kết cấu bài Tiểu luận.............................................................................................2 II. PHẦN NỘI DUNG ...................................................................................................3 1. Các đặc trưng cơ bản của họ pháp luật Civil Law .............................................3 1.1. Nguồn gốc............................................................................................................3 1.2. Nguồn pháp luật .................................................................................................4 1.3. Tư duy pháp lý....................................................................................................5 1.4. Cấu trúc nội tại của pháp luật...........................................................................5 1.5. Mô hình tố tụng và tổ chức tư pháp .................................................................6 2. Những ảnh hưởng của hệ thống Civil Law đến hệ thống pháp luật Việt Nam7 III. PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................10
  • 3. suốt một học kỳ qua, với những lời chia sẻ kinh nghiệm cùng bài giảng thuộc môn Luật So sánh do thầy/cô ..... trực tiếp giảng dạy, bản thân em đã được truyền đạt, tiếp thu và học tập nhiều kiến thức bổ ích. Trước hết, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung đã tạo điều kiện, giúp đỡ về mọi mặt để bản thân em và cả lớp có thể lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất và hoàn thành tốt học kỳ này. Đặc biệt hơn nữa, em xin cảm ơn giảng viên ..... đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để nghiên cứu và mang tới cho chúng em những kiến thức thú vị, thiết thực về môn học Luật So sánh. Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy/cô thật nhiều sức khỏe và thành công. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện
  • 4. ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Với sự đa dạng về đặc trưng dân tộc và truyền thống của mỗi quốc gia, việc xây dựng hệ thống pháp luật cũng của các các nước trên thế giới cũng trở nên phong phú hơn. Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu đưa ra các họ pháp luật khác nhau trên thế giới dựa trên những tiêu chí khác nhau, tuy nhiên, các dòng họ pháp luật được xác định quen thuộc với các nhà luật học hiện nay lại được xác định gồm: dòng họ Common Law, dòng họ Civil Law, dòng họ pháp luật XHCN và một số nhóm pháp luật khác gắn với những tôn giáo khác nhau như luật Hồi giáo, luật Hindu. Là một trong những dòng họ pháp luật trên thế giới, Civil Law được nhiều nước lựa chọn tiếp thu và chọn lọc áp dụng tại quốc gia mình. Civil Law có những đặc trưng nhất định về hệ thống pháp luật, từ nguồn pháp luật, tư duy pháp lý, cấu trúc nội tại của pháp luật cho đến mô hình tố tụng và tổ chức tư pháp. Việt Nam chúng ta, với lý do lịch sử cùng đặc trưng riêng của đất nước cũng chịu sự ảnh hưởng nhất định bởi dòng họ pháp luật này. Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “Phân tích các đặc trưng cơ bản của họ pháp luật Civil Law: nguồn gốc, nguồn pháp luật, tư duy pháp lý, cấu trúc nội tại của pháp luật, mô hình tố tụng và tổ chức tư pháp. Theo anh/chị, hệ thống Civil law có ảnh hưởng đến hệ thống pháp luật Việt Nam hay không và nếu có thì ảnh hưởng như thế nào?” làm đề tài bài Tiểu luận kết thúc môn Luật So sánh của mình. Qua đó, em có thể nghiên cứu và hiểu rõ hơn về dòng họ pháp luật Civil Law cùng những ảnh hưởng của dòng họ pháp luật này tới hệ thống pháp luật Việt Nam. 2. Kết cấu bài Tiểu luận Để triển khai nghiên cứu đề tài này, em chia nội dung bài Tiểu luận theo kết cấu gồm 2 phần như sau: Mục 1: Các đặc trưng cơ bản của họ pháp luật Civil Law Mục 2: Những ảnh hưởng của hệ thống Civil Law đến hệ thống pháp luật Việt Nam.
  • 5. DUNG 1. Các đặc trưng cơ bản của họ pháp luật Civil Law 1.1. Nguồn gốc Civil Law là hệ thống pháp luật lục địa châu Âu, hay còn có tên gọi khác là hệ thống pháp luật La Mã – Đức. Theo đó, nền tảng của họ pháp luật này xuất phát từ luật La Mã cổ đại. Đây là dòng họ pháp luật lớn nhất trên thế giới, được các nước lục địa châu Âu áp dụng. Có thể kể đến một số quốc gia như: Pháp, Italia, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha, Bỉ, Áo, Scotland, Hà Lan, phần lớn các nước châu Phi, hầu hết các nước châu Mỹ Latinh và các nước phương Đông.1 Dòng họ Civil Law được hình thành và phát triển qua 3 giai đoạn lớn2 : Đầu tiên là giai đoạn pháp luật tập quán. Giai đoạn này diễn ra vào trước thế kỷ XIII. Theo đó, cũng như tên gọi của nó, đây là thời kỳ pháp luật hình thành từ những tập quán địa phương. Pháp luật trong giai đoạn này vẫn mang tính độc lập, riêng biệt, phân tán và không có sự đồng đều, thống nhất. Xuất phát từ lý do lịch sử thì trong suốt khoảng thời kỳ này, luật La Mã cổ đại đã có những ảnh hưởng lớn ở đây, đồng thời pháp luật cũng chịu ảnh hưởng nhiều từ những tư tưởng tôn giáo. Đơn cử như nhiều quốc gia đã áp dụng luật lệ nhà nước theo luật lệ nhà thời. Tiếp theo, giai đoạn phát triển pháp luật thành văn. Giai đoạn này diễn ra từ thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XVIII. Trong suốt thời kỳ này, với sự phát triển của hoạt động giao lưu giữa các quốc gia trên thế giới, hệ thống pháp luật chung của lục địa châu Âu đã ra đời và được gọi là Jus Commune. Tuy nhiên hệ thống pháp luật này không hoàn toàn giống nhau giữa những quốc gia này mà được thể hiện đa dạng, tùy thuộc vào đặc trưng, tính chất của mỗi quốc gia. Có thể nói đây là hệ thống pháp luật mềm dẻo, tuy nhiên lại hoàn toàn khác so với hệ thống Common Law hiện nay của nước Anh. Cuối cùng, giai đoạn pháp điển hóa pháp luật và phát triển mở rộng ra ngoài lục địa châu Âu. Đây là giai đoạn kế tiếp, bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX và vẫn đang tiếp tục cho đến ngày nay. Tiêu biểu và đặt dấu mốc quan trọng cho giai đoạn này chính là các văn bản pháp luật quan trọng, được coi là cuộc cách mạng lớn trong sự phát triển về tư tưởng pháp luật của thế giới như: Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền 1 TS. Nguyễn Quốc Hoàn – Chủ biên (2017), Đại học Luật Hà Nội – giáo trình Luật So sánh (tr99). 2 Như chú thích 1 (tr103)
  • 6. Pháp. Có thể nói đây chính là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho một ngành luật mới ra đời của nhân loại. Tiếp theo đó là sự ra đời của hàng loạt những bộ luật nổi tiếng khác do nước Pháp ban hành, đánh dấu một bước phát triển rực rỡ của khoa học pháp lý. Mặt khác, với tính chất lịch sử về thuộc địa trong giai đoạn này, hệ thống pháp luật Civil Law dần được phát triển và lan rộng tới nhiều quốc gia khác, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới. Có thể nói rằng hệ thống pháp luật của các quốc gia thuộc dòng họ Civil Law có trình độ hệ thống hóa, pháp điển hóa cao nhất trong các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới. 1.2. Nguồn pháp luật Nguồn pháp luật trong hệ thống pháp luật Civil Law được hiểu là những cơ sở pháp lý để các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật đưa ra quyết định của mình.Theo đó, dòng họ Civil Law có những nguồn pháp luật như sau: Thứ nhất, pháp luật thành văn. Đây là nguồn pháp luật quan trọng, được coi trọng nhất trong các nguồn pháp luật thuộc hệ thống pháp luật Civil Law. Các văn bản thuộc nguồn pháp luật thành văn trong dòng họ Civil Law bao gồm: (i) Hiến pháp: Đây được coi là đạo luật cơ bản, đạo luật gốc của một nhà nước, là văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất. (ii) Các công ước quốc tế: Thông thường, những công ước quốc tế khi ký kết không được trái với hiến pháp quốc gia. Tuy nhiên, tùy theo quy định của mỗi quốc gia mà công ước quốc tế có thể có hiệu lực cao hơn nội luật. (iii) Bộ luật: Bộ luật là nguồn pháp luật thành văn bao gồm các văn bản luật tổng hợp và trình bày có hệ thống các quy phạm điều chỉnh những quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định. (iv) Luật: Đây là những văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bao gồm hệ thống nhiều quy phạm pháp luật khác nhau. (v) Một số nguồn pháp luật thành văn khác như: sắc lệnh, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư do những chủ thể có thẩm quyền nhất định ban hành. Thứ hai, tập quán pháp luật. Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến vai trò của tập quán pháp luật trong nguồn luật thuộc hệ thống Civil Law. Tuy nhiên, nhìn chung các nước áp dụng dòng họ Civil Law đều có sự thừa nhận chung rằng với vai trò là
  • 7. xử sự hình thành một cách tự phát, tồn tại từ lâu đời, có tính di truyền qua nhiều thế hệ, trở thành thói quen mang tính tự nhiên, thì tập quán pháp mang tính bắt buộc chung như quy định pháp luật. Thứ ba, án lệ. Mặc dù theo quan điểm lý luận phổ biến của các hệ thống pháp luật ở lục địa châu Âu, án lệ không được coi là nguồn cơ bản của pháp luật bởi lẽ những nguyên tắc hay giải pháp pháp lý được rút ra từ án lệ không có giá trị như luật thành văn, nó có tính không chắc chắn, có thể bị hủy bỏ và sửa đổi của nó. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, án lệ đã và đang ngày càng được thừa nhận và áp dụng tại những quốc gia thuộc dòng họ Civil Law. Theo đó, có thể kể đế như lĩnh vực bồi thường thiệt hại ở Pháp hiện nay được giải quyết dựa chủ yếu trên án lệ.3 Thứ tư, một số nguồn khác. Ngoài những nguồn pháp luật chính được kể nêu trên, hệ thống pháp luật Civil Law còn áp dụng dựa trên một số nguồn khác như: Học thuyết; các nguyên tắc chung của pháp luật. 1.3. Tư duy pháp lý Với việc sử dụng nguồn pháp luật chính là luật thành văn, có thể thấy được những đặc điểm nổi bật trong tư duy pháp lý của hệ thống pháp luật Civil Law đó là theo chủ nghĩa duy lý. Hay nói theo cách khác, đây là “lối tư duy diễn dịch, đi từ các phổ quát đến trường hợp cá biệt”4 . Lối tư duy pháp lý này bắt nguồn từ đặc điểm coi trọng pháp điển hóa, khái quát các trường hợp trong thực tế của họ Civil Law. Tư duy pháp lý này giúp đảm bảo tính chính xác, cụ thể, rõ ràng trong quá trình lập pháp, áp dụng pháp luật. Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận rằng, phương pháp tư duy này có thể dẫn tới hệ thống pháp luật kém linh hoạt, các thẩm phán bị giới hạn trong việc áp dụng những văn bản pháp luật có sẵn, tạo ra xu thế ỷ lại, bị động và kém sáng tạo trong hoạt động xét xử. 1.4. Cấu trúc nội tại của pháp luật Cấu trúc nội tại của pháp luật thuộc dòng họ Civil Law được xác định dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau. 3 Như chú thích 1 (tr140) 4 Thế giới luật, trích theo cuốn: Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam. Link: https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Tieu-luan-luat-so-sanh--Dac-diem-noi-bat-cua-hai-he-thong- Common-Law-va-Civil-Law-duoi-goc-do-so-sanh-9667/
  • 8. thống pháp luật Civil Law phân chia thành công pháp và tư pháp.5 Theo đó, việc phân chia công pháp, tư pháp căn cứ trên chủ thể được điều chỉnh. Công pháp bao gồm các ngành luật điều chỉnh quan hệ giữa những cơ quan công quyền với nhau và giữa các cơ quan công quyền với tư nhân. Trong khi đó, tư pháp lại bao gồm các ngành luật điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa chủ thể là các tư nhân với nhau. Tuy nhiên, thực tế vẫn có một số ngành luật hỗn hợp, theo đó được coi là trộn lẫn giữa công pháp và tư pháp như: tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tư pháp quốc tế,…. Căn cứ trên loại chủ thể của mối quan hệ được điều chỉnh, công pháp và tư pháp lại mang những đặc điểm và có tính chất riêng biệt. Thứ hai, các chế định pháp luật đặc thù. Về các chế định pháp luật đặc thù, hệ thống Civil Law bao gồm: (i) Chế định luật nghĩa vụ: Đây được coi là chế định đặc thù của họ Civil Law bởi trong những hệ thống pháp luật khác không tồn tại khái niệm này. Trong dòng họ Civil Law, nghĩa vụ không những phát sinh từ hợp đồng mà còn phát sinh ngoài hợp đồng, được tổ chức một cách khoa học và có sự chặt chẽ. (ii) Chế định pháp nhân: chế định này là sản phẩm sáng tạo của luật La Mã cổ đại, cội nguồn hệ thống pháp luật Civil Law. Theo đó, chế định này thừa nhận rằng pháp nhân là thực thể trừu tượng được tạo nên từ sự tập hợp của nhiều thể nhân, đồng thời được giao năng lực pháp luật theo ý chí của các thể nhân. Tương ứng với việc phân chia họ Civil Law thành công pháp và tư pháp thì pháp nhân cũng được chia làm pháp nhân công pháp và pháp nhân tư pháp. Thứ ba, quy phạm pháp luật. Cấu trúc pháp luật thể hiện sự khác biệt hay đồng nhất được xem xét từ góc độ của những quy phạm pháp luật. Theo đó, những quy phạm pháp luật này mang tính khái quát cao, do vậy không chỉ áp dụng trong một trường hợp cụ thể mà có thể áp dụng với nhiều trường hợp tương ứng khác nhau. 1.5. Mô hình tố tụng và tổ chức tư pháp Hệ thống pháp luật Civil Law tổ chức mô hình tố tụng dựa trên quy trình tố tụng thẩm vấn. Cũng chính bởi vậy mà trong quá trình xét xử, đặc biệt đối với vụ án hình sự thẩm phán căn cứ chủ yếu vào luật thành văn, kết quả của các cơ quan điều tra và quá trình xét xử tại Tòa án để ra phán quyết. Theo đó, quy tắc pháp lý tạo ra nền tảng để 5 Như chú thích 1 (tr118)
  • 9. quyết định, hay nói cách khác, thẩm phán sẽ tìm giải pháp pháp lý qua các văn bản pháp luật đầu tiên.6 Mặt khác, trong hệ thống pháp luật Civil Law với đặc điểm pháp luật do các văn bản quy phạm pháp luật là nguồn chính yếu nên trong việc tổ chức tư pháp, thẩm phán chỉ là chủ thể tiến hành hoạt động xét xử mà không tham gia vào hoạt động lập pháp, không được tạo ra các chế định, các quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, theo thông lệ “án tại hồ sơ” nên quá trình điều tra phụ thuộc phần lớn và kết quả của cơ quan điều tra. Đây cũng chính là lý do mà luật sư ban đầu phần lớn ít được coi trọng tại hệ thống pháp luật này. 2. Những ảnh hưởng của hệ thống Civil Law đến hệ thống pháp luật Việt Nam Như đã phân tích về nguồn gốc của hệ thống Civil Law, có thể khẳng định rằng, hệ thống pháp luật của Pháp là một trong những quốc gia tiêu biểu cho họ Civil Law. Chính vì vậy, xuất phát từ lý do lịch sử, khi Pháp từng xâm chiếm và biến Việt Nam thành thuộc địa, đã đưa những tư tưởng và hệ thống pháp luật của mình áp dụng vào nước ta. Theo đó, khi trải qua một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng của pháp luật Pháp, việc xây dựng và thực hiện pháp luật Việt Nam cũng đã thể hiện rõ tinh thần và xu hướng theo hệ thống pháp luật Civil Law. Những ảnh hưởng này được thể hiện ngay từ trong các đặc điểm cơ bản: Về nguồn luật, từ khi hệ thống pháp luật của Việt Nam được xây dựng và hình thành tới nay vẫn luôn coi trọng vai trò của pháp luật thành văn. Theo đó, việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong đời sống tại từng lĩnh vực được thể chế hóa một cách khái quát cho đến cụ thể tại các quy phạm pháp luật; mà đứng đầu là hiến pháp cho đến các bộ luật, luật và các văn bản dưới luật. Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đang dần có xu hướng học hỏi nhiều hơn từ hệ thống Common Law khi công nhận và cho phép sử dụng một cách chính thức các án lệ. Tuy nhiên, việc áp dụng này vẫn còn chưa thực sự phổ biến và trở thành nguồn chính thay thế luật thành văn từ trước tới nay được. Chính bởi xuất phát từ đặc điểm nguồn luật như trên, do vậy về tư duy pháp lý, cấu trúc nội tại của pháp luật hay mô hình tố tụng và tổ chức tư pháp tại hệ thống pháp luật Việt Nam cũng thể hiện rõ đặc trưng cơ bản của hệ thống Civil Law. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần nhìn nhận rằng, hệ thống pháp luật Việt Nam đang dần có sự chuyển biến, phát triển, học hỏi một cách linh hoạt nhằm phù hợp hơn với xu hướng thế 6 Nguyễn Minh Tuấn (2016), Hai hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law. Link: http://viennccspt.hcma1.vn/nghien-cuu-hoc-thuat/hai-he-thong-phap-luat-common-law-va-civil-law-tac- gia:-nguyen-minh-tuan-a393.html
  • 10. thống pháp luật quốc gia. Trong mô hình tố tụng tại Việt Nam, mặc dù vẫn mang bản chất thẩm vấn nhưng cũng dần coi trọng hơn giá trị trong yếu tố tranh tụng tại phiên tòa. Thông qua đó, vai trò của các luật sư cũng được khẳng định và nâng cao hơn. Điều này được thể hiện rõ qua những thay đổi trong quy định của pháp luật ghi nhận về vai trò của luật sư. Đồng thời với việc công nhận án lệ, các thẩm phán tại Việt Nam có thể coi là cũng đang góp phần tham gia vào công cuộc lập pháp, thay vì chỉ hành pháp như truyền thống vốn có của hệ thống Civil Law.
  • 11. LUẬN Qua những phân tích và lập luận nêu trên, có thể thấy được tính đặc trưng riêng biệt cơ bản nhất của dòng họ pháp luật Civil Law. Điều này được xuất phát từ lý do nguồn gốc hình thành và được thể hiện qua các đặc trưng cơ bản của nó: nguồn pháp luật, tư duy pháp lý, cấu trúc nội tại của pháp luật, mô hình tố tụng và tổ chức tư pháp. Với vị trí là một trong những hệ thống pháp luật lớn của thế giới, Civil Law được nhiều quốc gia lựa chọn học hỏi, áp dụng hay nói cách khác là chịu sự ảnh hưởng nhất định để xây dựng tại quốc gia mình, trong đó có Việt Nam. Sự ảnh hưởng của hệ thống Civil Law đối với hệ thống pháp luật Việt Nam xuất phát từ lý do lịch sử, liên quan trực tiếp tới hệ thống pháp luật của nước Pháp. Đồng thời sự ảnh hưởng này được thể hiện rõ qua các đặc tính cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, theo tiến trình xây dựng và phát triển đất nước nói chung cùng hệ thống pháp luật nói riêng, hệ thống pháp luật Việt Nam đang ngày càng có sự đổi mới nhiều hơn. Qua đó, hệ thống pháp luật nước ta đã và đang học hỏi những cái hay, những ưu điểm từ nhiều hệ thống pháp luật khác trên thế giới, từ đó có thể khắc phục những nhược điểm tồn tại của hệ thống Civil Law. Điều này đã thể hiện được sự linh hoạt và tư duy lập pháp hiện đại của quốc gia, hướng tới xu hướng toàn cầu của nước ta.
  • 12. LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Nguyễn Quốc Hoàn – Chủ biên (2017), Đại học Luật Hà Nội – giáo trình Luật So sánh. 2. Thế giới luật, trích theo cuốn: Góp phần bàn về cải cách pháp luật ở Việt Nam. Link: https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Tieu-luan-luat-so-sanh--Dac-diem- noi-bat-cua-hai-he-thong-Common-Law-va-Civil-Law-duoi-goc-do-so-sanh-9667/ 3. Nguyễn Minh Tuấn (2016), Hai hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law. Link: http://viennccspt.hcma1.vn/nghien-cuu-hoc-thuat/hai-he-thong-phap-luat- common-law-va-civil-law-tac-gia:-nguyen-minh-tuan-a393.html