Xà lách bao lâu nảy mầm

Trước thực tại thuốc, hóa chất kể cả kháng sinh sử dụng không theo hướng dẫn của nhà sản xuất của nhà cung cấp thực phẩm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng đặc biệt mặt hàng rau, củ quả tươi. Do vậy việc mỗi hộ gia đình thực hiện việc tự trồng các loại rau: cải mầm, cải xà lách, … là thật sự cần thiết nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình.
 


– Thiết bị, dụng cụ trồng rau tại nhà: + Khay xốp [ kích thước 35 x 40 x 20]; + Xơ dừa xử lý vi sinh; + Đất dinh dưỡng; + Hạt giống rau xà lách;

+ Bình tưới 2 lít.

– Ngoài ra, có thể tận dụng thau, rổ, thùng xốp, chậu cũ, …. để trồng rau nhưng lưu ý cần tạo lỗ thoát nước cho những vật dụng này.


 


– Chuẩn bị đất trồng: Trộn hổn hợp xơ dừa đã xử lý và đất dinh dưỡng với tỷ lệ 1 xơ dừa : 1 đất [tương đương với 2 kg xơ dừa xử lý + 2 kg phân trùn nguyên chất].  Cho đất trồng vào khay gieo, lưu ý đất trồng cách mặt khay 5 – 7cm để khi ta tưới, đất trồng không bị tràn ra ngoài.

– Tưới nước: Dùng bình phun hay vòi có tia nước nhẹ tưới đều trên bề mặt đất trồng để chuẩn bị gieo hạt.

– Gieo hạt: Thông thường để hạt dễ nẩy mầm ta thường xử lý bằng cách ngâm ủ hạt trong nước ấm trước khi gieo, qua thực tế với hạt rau xà lách chúng ta không cần ngâm ủ mà có thể gieo thẳng tỉ lệ hạt nẩy mầm vẫn rất cao. Rải đều hạt rau xà lách trên bề mặt đất trồng [ 0,5 – 1g/khay xốp], sau đó rải một lớp mỏng xơ dừa đã xử lý để che phủ hạt giống.

– Để khay rau xà lách đã gieo hạt trong mát, dùng lưới đen hay tấm giấy che lại giữ ẩm, tưới nước ngày 2 lần bằng bình xịt có vòi phun sương cho đến khi thấy hạt nẩy mầm [ 3 – 4 ngày sau khi gieo].


 


– Khi hạt ra đươc 2 cặp lá rồi mới đem khay gieo ra ngoài nơi có ánh nắng.

– Có thể tỉa rau ăn dần [thu hoạch rau mầm sau 2 tuần sau khi đem cây ra nắng] hoặc có thể nhổ ra trồng lại qua khay khác để cây có thể lớn nhanh hơn.

– Cần tưới rau thường xuyên bằng bình có tia nước nhỏ [phun sương], và mang khay rau vào nơi có mái che khi trời mưa để tránh cho rau không bị dập lá và ngập úng, gây chết rau.

– Bón phân: Thực hiện khi ta nhổ cây đã ra 3 – 4 cặp lá trồng sang chậu mới gồm 2 bước:

+ Bón lần 1: [Sau khi trồng từ 4 – 6 ngày]: pha 10g urê với 2 lít nước rồi tưới đều trên rau, sáng hôm sau trước khi trời nắng tưới lại rửa lá bằng nước sạch.

+ Bón lần 2: cách lần 1 từ 10 – 15 ngày, liều lượng 5 g NPK, hoặc DAP cho 2 lít nước, sáng hôm sau tưới rửa lá giống như lần 1.

– Ngoài ra, có thể bón thêm phân vô cơ có hàm lượng đạm cao giúp cây rau xà lách mau lớn cho nhiều lá.

* Lưu ý:

– Dừng tưới phân trước khi thu hoạch 10 – 15 ngày.

– Trường hợp trời mưa kéo dài, thời tiết trở lạnh rau xà lách sẽ lâu lớn hơn, cây rất dễ nhiễm nấm bệnh, ta nên phòng bằng các loại thuốc được phép sử dụng theo danh mục thuốc BVTV năm 2008.


 


– Rau xà lách sau khi gieo 45 – 50 ngày là cho thu hoạch, Nếu nhổ đem ra trồng thì thời gian thu hoạch khoảng 25 – 30 ngày sau khi trồng lại.

– Đất trồng sau khi thu hoạch, nên bón vôi bột nông nghiệp để xử lý đất, xong xới đất để khoảng 2 – 3 ngày, cho thêm ít đất dinh dưỡng vào để trồng lại lứa rau mới.


 

                                           ĐH [Nguồn: kythuatnuoitrong]


Xà lách là loại rau sống phổ biến trong nhiều bữa ăn nhưng với tình trạng phun thuốc bảo vệ thực vật vô tội vạ hiện nay khiến cho người dùng vô cùng lo ngại. Việc sở hữu một vườn xà lách sạch tại nhà sẽ giúp cả gia đình an tâm hơn về sức khỏe mỗi khi ăn. Bài viết dưới sẽ giới thiệu về kỹ thuật trồng cây rau xà lách sạch, tiện ích phù hợp với mọi điều kiện diện tích.

Trồng rau xà lách sạch tại nhà

Xà lách có ưu điểm kỹ thuật trồng đơn giản, không cần chăm sóc nhiều, tốn ít chi phí và cho năng suất thu hoạch cao. Cây dễ thích nghi nên có thể trồng trong các thùng xốp, đặt ở ngoài ban công hay bên hiên đều được. Trồng rau xà lách tại nhà không những mang đến mỹ quan đẹp mắt, mà hơn hết còn cung cấp nguồn rau sạch, an toàn cho người trồng.

Chuẩn bị nguyên liệu vật tư

Khay trồng: Có thể tận dụng các vật dụng trong gia đình, hoặc trang bị hệ thống khay nhựa, thùng xốp có kích thước 40x60x15 cm để trồng [lớp đất trong khay nên cao 10 cm để rễ phát triển tốt hơn].

Hạt giống: Chọn hạt giống đóng gói sẵn tại các cửa hàng chuyên về nông nghiệp. Khi sử dụng nếu còn dư nên hàn kín miệng bao bì rồi cất giữ vào trong mát hoặc trong ngăn mát chứa rau của tủ lạnh.

Chọn vị trí trồng: Trồng xà lách nên chọn nơi thoáng, có nhiều ánh sáng. Có thể đặt nơi ban công, ngoài hiên hay sử dụng hệ thống giàn. Các tầng giàn cách nhau khoảng cách tối thiểu là 40 cm.

Phân bón: Sử dụng các loại phân hữu cơ đã được ủ hoai kỹ. Có thể sử dụng phân vô cơ bón thúc nhưng nên cách ly 15-20 ngày sau khi bón mới tiến hành thu hoạch để giảm hàm lượng Nitrat trong rau.

Chọn loại đất sạch để gieo trồng

Chuẩn bị đất và cách gieo hạt

Chọn loại đất sạch được chế biến sẵn có bán trên thị trường, hoặc pha trộn hỗn hợp sơ dừa, phân hữu cơ [ủ hoai] và vi sinh vật [hỗn hợp đất trộn] sau đó cho vào khay xốp, tưới ẩm hỗn hợp đất trộn sau đó tiến hành gieo giống.

Hạt xà lách đặc biệt có thể rải trực tiếp lên bề mặt khay mà không cần ngâm ủ. Sau khi rải tiến hành tưới phun tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm [thời gian này có thể kéo dài 1-2 ngày tùy vào điều kiện thời tiết và chất lượng hạt]. Gieo hạt xong nên đưa khay vào nơi tối hoặc sử dụng nắp che tối cho khay, giúp hạt nảy mầm nhanh. Có thể sử dụng hỗn hợp đất trộn phủ lên hạt sau khi gieo [độ dày lớp phủ ≤ 2cm].

Chăm sóc rau và bón phân đúng cách

Cách chăm sóc rau sau giai đoạn gieo hạt

Tưới nước: Tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát vào mùa nắng. Mùa mưa tránh tưới nhiều nước làm cây còi cọc không phát triển được. Đối với cây rau còn nhỏ khi gặp trời mưa cần che chắn tránh úng.

Tỉa thưa và sang khay: Khi cây rau xà lách có 2 cặp lá ta có thể nhổ ăn dần hoặc nhổ bớt rau giống trồng qua khay hay chậu khác để cây có thể lớn nhanh hơn. Quy cách sang khay, tỉa thưa theo khoảng cách 10cm, hàng cách hàng là 15cm.

Bón phân: Bón phân lần 1, bón lót 3-4 kg phân bò hoai mục, 100g phân hữu cơ Tribat T-O trộn đều rồi san bằng đất. Có thể thay thế hoàn toàn phân bò bằng phân hữu cơ vi sinh. Bón phân lần 2, sau khi cây rau ra được từ 2-3 cặp lá, pha 8-10g phân hữu cơ khoáng dạng viên Tribat T-O hay Vedangro [2 muỗng cà phê ] với 2 lít nước rồi tưới đều trên rau, sau đó tưới rửa lại lá bằng nước sạch.

Thu hoạch rau để chế biến món ăn

Giai đoạn thu hoạch

Sau khi trồng từ 35 - 40 ngày, xà lách có thể thu hoạch. Lưu ý, sau trồng 1-2 lứa rau, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 350-400 g/m2 hoặc 80-100 g/khay kích thước 40x60 cm. Đất trồng tiến hành xới xáo lại và phơi khô trong 2-3 nắng để diệt nấm bệnh sâu hại.

Lo lắng độ sạch của rau củ hiện nay, người tiêu dùng muốn có vườn rau sạch để sử dụng. Tuy nhiên, điều kiện nơi trồng lại là trở ngại lớn. Bài viết dưới sẽ giới thiệu về kỹ thuật trồng cây rau xà lách sạch, tiện ích phù hợp với mọi điều kiện diện tích.

Hướng dẫn trồng rau xà lách trong thùng xốp


Cây xà lách dễ thích nghi với mọi điều kiện về diện tích đất trồng.

Xà lách là loại cây thân thảo và cũng là tên gọi chung cho một loại rau ăn sống. Rau xà lách có khá nhiều loại như: xà lách mỡ, xà lách xoăn là lớn, xà lách lô tô xanh, xà lách lô tô tím,... Với ưu điểm kỹ thuật trồng cây đơn giản, không cần chăm sóc nhiều, tốn ít chi phí và cho năng suất thu hoạch cao. Cây dễ thích nghi với mọi điều kiện về diện tích đất trồng, nên người dân có thể trồng chúng trong các thùng xốp, đặt ở ngoài ban công hay bên hiên đều được. Mỗi thùng rau như vậy không chỉ mang lại cho người dân sự thuận tiện, mỹ quan đẹp mắt, mà hơn hết còn cung cấp nguồn rau sạch, an toàn, đảm bảo sức khỏe người sử dụng.

Xà lách là loại rau ưa lạnh có thể trồng quanh năm thời gian lý tưởng là vụ đông xuân hoặc xuân hè.

Vào mùa hè thường trồng xà lách trong nhà kính, nếu bạn ko có nhà kính bạn làm giàn che và trồng bằng rau xà lách chịu nhiệt.

Chuẩn bị nguyên liệu vật tư

Khay trồng

Có thể tận dụng các vật dụng trong gia đình, hoặc trang bị hệ thống khay nhựa, thùng xốp có kích thước 40 x 60 x 15 cm để trồng [chú ý: lớp đất khi trồng trong khay nên có chiều dày >=10 cm].

Loại rau này có bộ rễ trung bình, không quá dài nên chỉ cần lựa chọn một chậu cây nhỏ, cỡ trung. Tốt nhất là nên lựa chọn chậu được làm từ đất sét nung để hấp thụ nước và làm khô đất nhanh, tốt hơn chậu nhựa.

Nếu sử dụng loại chậu đất nhớ tạo những lỗ nhỏ thoát nước để tránh làm ngập úng cây. Sau đó làm sạch chậu cây để tránh vi khuẩn hoặc côn trùng bên trong.

Hạt giống

Nên mua loại hạt đóng gói sẵn do các công ty cung cấp chuyên nghiệp sản xuất. Khi sử dụng nếu còn dư nên hàn kín miệng bao bì rồi cất giữ vào trong mát hoặc trong ngăn mát chứa rau của tủ lạnh.


Kỹ thuật trồng cây rau xà lách trong thùng không hề khó

Mặt bằng

Nên chọn nơi thoáng, có ánh sáng trực tiếp để trồng rau ăn lá. Có thể đặt nơi ban công các tầng nhà, hay sử dụng hệ thống giàn. Các tầng giàn cách nhau khoảng cách tối thiểu là 40 cm.

Phân bón

Nên sử dụng các loại phân hữu cơ đã được ủ hoai kỹ. Có thể sử dụng phân vô cơ bón thúc nhưng nên cách ly 15 – 20 ngày sau khi bón mới tiến hành thu hoạch để giảm hàm lượng Nitrat trong rau.

Chuẩn bị đất và cách gieo hạt

Đất sạch

Có thể sử dụng các loại đất sạch được chế biến sẵn có bán trên thị trường, hoặc pha trộn hỗn hợp sơ dừa – phân hữu cơ [ủ hoai] – vi sinh vật [hỗn hợp đất trộn] sau đó cho vào khay xốp, tưới ẩm hỗn hợp đất trộn sau đó tiến hành gieo giống.

Xà lách không quá kén đất trồng nhưng tốt nhất nên trộn đều đất tribat dinh dưỡng và xơ dừa theo tỉ lệ 1:1 để thoát nước tốt cho cây rau.

Hạt xà lách rất nhỏ, có lớp vỏ mỏng nên không cần tiến hành ngâm ủ như những loại hạt khác mà có thể rải trực tiếp lên bề mặt khay sau đó tiến hành tưới phun tạo độ ẩm cho hạt nảy mầm [1gram/ khay]. Sau khi gieo hạt đưa khay vào nơi tối hoặc sử dụng nắp che tối cho khay, giúp hạt nảy mầm [thời gian này có thể kéo dài 1 – 2 ngày tùy vào điều kiện thời tiết và chất lượng hạt]. Có thể sử dụng hỗn hợp đất trộn phủ lên hạt sau khi gieo [độ dày lớp phủ ≤ 2 cm].


Trang bị cho người dùng kỹ thuật trồng cây và cách gieo trồng để có thùng rau sạch tại nhà

Cách chăm sóc rau sau khi gieo trồng

Tưới nước

Mùa nắng tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Mùa mưa tùy theo thời tiết mà tưới tránh tưới nhiều nước làm cây còi cọc không phát triển được. Đối với cây rau còn nhỏ khi gặp trời mưa cần che chắn tránh úng.

Tỉa thưa và sang khay

Đây là bước nhằm tạo không gian, cung cấp chất dinh dưỡng giúp rau nhanh lớn và rút ngắn thời gian thu hoạch. Khi cây rau xà lách có 2 cặp lá ta có thể nhổ ăn dần [ ăn rau mầm] hoặc nhổ bớt rau giống trồng qua khay hay chậu khác để cây có thể lớn nhanh hơn. Quy cách sang khay, tỉa thưa theo khoảng cách cây cách cây là 10 cm hàng cách hàng là 15 cm.

Bón phân

Bón phân lần 1, bón lót 3 - 4 kg phân bò hoai mục, 100gram phân hữu cơ Tribat T-O trộn đều rồi san bằng đất. Có thể thay thế hoàn toàn phân bò bằng phân hữu cơ vi sinh [3 - 4kg]. Bón phân lần 2, sau khi cây rau ra được từ 2-3 cặp lá, pha 08g-10g phân hữu cơ khoáng dạng viên Tribat T-O hay Vedangro [ 02 muỗng cà phê ] với 2 lít nước rồi tưới đều trên rau, sau đó tưới rửa lại lá bằng nước sạch.

Thu hoạch

Khi cây phát triển tối đa, sau trồng từ 35 - 40 ngày, thì có thể thu hoạch. Lưu ý, sau trồng 1 - 2 lứa rau, cần bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 350-400 g/m2 hoặc 80-100 g/ khay kích thước 40x 60cm. Đất trồng tiến hành xới xáo lại và phơi khô trong 2-3 nắng để diệt nấm bệnh sâu hại

Cập nhật: 07/02/2020 Theo VietQ

Video liên quan

Chủ Đề