Bảo lãnh f4 bao lâu có thẻ xanh 10 năm

BẢO LÃNH ANH CHỊ EM QUA MỸ MẤT BAO LÂU?


Bảo lãnh anh chị em được xét theo diện ưu tiên F4. Hiện tại thời gian bảo lãnh anh chị em từ lúc bắt đầu nộp hồ sơ bảo lãnh cho đến khi được mời đi phỏng vấn khoảng 14 năm. Để bảo lãnh anh chị em, cần có những giấy tờ sau:

Giai đoạn Sở di trú:

  • Đơn I-130
  • Bản copy giấy khai sinh của người bảo lãnh và người được bảo lãnh [chứng minh ít nhất có một cha [hoặc mẹ] chung]
  • Bản copy hộ chiếu, bằng quốc tịch hoặc khai sanh Hoa Kỳ của người bảo lãnh
  • Bản copy giấy xác nhận đổi tên của người bảo lãnh [nếu có]

 Giai đoạn NVC:

  • Bản sao giấy khai sinh
  • Bản sao hôn thú
  • Bản sao giấy ly hôn [nếu có]
  • Bản sao giấy chứng tử của vợ/chồng [nếu có]
  • Bản sao hộ chiếu
  • 2 tấm hình 5x5 cm
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 2 [trường hợp có án tích nộp thêm Bản án Tòa án, giấy xóa án. Nếu sống ở nước ngoài trên 6 tháng từ khi đủ 16 tuổi cần làm thêm Lý lịch tư pháp tại nơi đó]
  • Đơn bảo trợ tài chánh I-864,I-864A, hồ sơ thuế năm gần nhất [Tax Transcript, W2/1099, 2 cùi lương gần nhất / thư xác nhận việc làm hoặc Business Licence]
  • Đơn xin thị thực DS-260


Trường hợp bảo lãnh anh chị em thông qua quan hệ con nuôi, con của cha mẹ kế hoặc cùng cha khác mẹ.

Nếu người bảo lãnh và anh chị em của mình có mối quan hệ thông qua hình thức con nuôi, vui lòng nộp:

  • Một bản sao của Giấy Chứng Nhận Nuôi Con nuôi cho thấy rằng việc nhận nuôi đã diễn ra trước khi người bảo lãnh hoặc anh chị em [người con nuôi] được 16 tuổi.


Nếu người bảo lãnh và anh chị em của mình có quan hệ thông qua hình thức cha mẹ kế, xin vui lòng nộp:

  • Bản sao ly hôn của cha /mẹ đẻ hoặc cha/mẹ kế với cuộc hôn nhân trước.
  • Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha/mẹ kế với cha/mẹ ruột [áp dụng giới hạn độ tuổi đối với con riêng, vào thời điểm cha/mẹ ruột và cha/mẹ kế kết hôn, con riêng phải dưới 18 tuổi]


Nếu người bảo lãnh và anh chị em của mình có cùng cha ruột nhưng khác mẹ ruột [tức là anh chị em cùng cha khác mẹ] xin vui lòng nộp:

  • Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha với mỗi người mẹ
  • Bản sao ly hôn của cha với người vợ trước.

Nếu người bảo lãnh và anh chị em của mình có cùng cha mà người cha đó không có hôn thú với người mẹ lúc anh chị em được sinh ra [trên khai sinh không có tên cha] thì cần nộp những giấy tờ sau:
  • Hôn thú với người mẹ trước khi người con 18 tuổi nếu có
  • Giấy tờ xác nhận nhìn nhận con.
  • Giấy tờ chứng minh hành động cha - con cụ thể như nuôi nấng, ăn ở, liên lạc với nhau.
Nếu không có những hành động như trên thì mối quan hệ cha con với người anh chị em đó không được thành lập và họ sẽ không thể nộp hồ sơ bảo lãnh anh chị em được.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ XIN VUI LÒNG GỌI:


Văn phòng Nam Cali: 877-DI-TRÚ-MỸ HOẶC 877-348-7869
Văn phòng San Jose: [408] 998-5555
Văn phòng Sài Gòn: [028] 3516-2118

Lịch Chiếu Khán Di Dân Tháng 05 Năm 2022

23 Tháng Tư 2022[Xem: 477]

- Diện F1: Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ: Ngày 01/12/2014 - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: không cần chờ ngày ưu tiên - Diện F2B: Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân: Ngày 22/09/2015 - Diện F3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ: Ngày 22/11/2008 - Diện F4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/03/2007

Lịch Chiếu Khán Di Dân Tháng 04 Năm 2022

20 Tháng Ba 2022[Xem: 1656]

- Diện F1: Con độc thân trên 21 tuổi của công dân Mỹ: Ngày 01/12/2014 - Diện F2A: Vợ hoặc chồng và các con nhỏ của thường trú nhân: không cần chờ ngày ưu tiên - Diện F2B: Con độc thân trên 21 tuổi của thường trú nhân: Ngày 22/09/2015 - Diện F3: Con đã lập gia đình của công dân Mỹ: Ngày 22/11/2008 - Diện F4: Anh chị em của công dân Mỹ: Ngày 22/03/2007

6 nhân tố tạo ảnh hưởng quan trọng trong luật EB5 cải cách

16 Tháng Ba 2022[Xem: 520]

Quốc hội muốn mọi đối tượng theo EB5 đều phải đầu tư thông qua trung tâm vùng, trừ những ai theo diện đầu tư trực tiếp cá nhân. Thậm chí, 2 người bạn cùng quản lý một dự án kinh doanh cũng sẽ phải theo hình thức đầu tư thông qua trung tâm vùng. Hay một cá nhân đầu tư riêng lẻ mà dựa vàotạo việc làm một cách gián tiếp cũng sẽ được xếp vào dạng thông qua trung tâm vùng.

Xin visa du lịch tự túc

14 Tháng Ba 2022[Xem: 685]

Nếu quý vị không có thân nhân ở Mỹ mời qua Mỹ du lịch. Nếu quý vị không đến Mỹ để tham quan thị trường, công tác hay chữa bệnh. Hoặc quý vị có người thân hoặc có công ty mời nhưng quý vị không muốn họ đứng ra bảo trợ tài chánh cho quý vị. Quý vị đơn thuần chỉ muốn đến Mỹ để du lịch và tham quan nước Mỹ, quý vị cũng có thể tự túc xin visa du lịch Mỹ.

Xin đổi visa qua du học

10 Tháng Ba 2022[Xem: 657]

Nếu bạn đang ở Mỹ với visa du lịch [B1/B2] và đang muốn đổi visa qua du học [visa F1], bạn sẽ phải được nhận vào một trường bạn muốn học và sau đó nộp đơn đến Sở Di Trú để chuyển đổi visa qua du học [visa F1]

Hồ sơ xin qua Mỹ chữa bệnh

09 Tháng Ba 2022[Xem: 660]

Nếu quý vị ở Việt Nam có nhu cầu qua Mỹ để chữa bệnh. Quý vị cần chuẩn bị theo các bước sau để có một bộ hồ sơ hoàn hảo, thuận lợi cho việc xin visa đi chữa bệnh.

Bảo trợ tài chánh cho du lịch

09 Tháng Ba 2022[Xem: 671]

Đối với những cá nhân khi xin visa du lịch Mỹ, ngoài những người xin visa du lịch tự túc [tự lo mọi chi phí đi lại, ăn ở cho chuyến đi của họ] thì cũng có một số người được người thân như : họ hàng, anh chị em, con cái hay bạn bè mời đi du lịch và bảo trợ tài chánh cho họ qua Mỹ để du lịch và thăm thân nhân.

Hơn một nửa danh sách chờ đợi trên toàn thế giới trong diện bảo lãnh F4, được bảo lãnh bởi anh chị em là công dân Hoa Kỳ. Những đương đơn diện này hiện nay phải chờ ít nhất 13 năm để được phỏng vấn xin chiếu khán.

Một công dân Mỹ có thể nộp Đơn Bảo Lãnh Thân Nhân Trực Hệ cho người hôn phối, cho các con [độc thân, dưới 21 tuổi] hoặc cha mẹ, hoặc cho hôn thê - hôn phu [fiancée]. Còn tất cả những đơn khác thuộc diện bảo lãnh Gia Đình Theo Thứ Tự Ưu Tiên đều có số lượng chiếu khán [visa] giới hạn và phải chờ đợi lâu hơn:

  • Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Nhất [tức diện F1] dành cho con độc thân, trên 21 tuổi của các công dân Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi trên 5 năm.
  • Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Hai [tức diện F2A] dành cho người hôn phối và con độc thân dưới 21 tuổi của người có Thẻ Xanh Thường trú nhân. Thời gian chờ đợi hiện nay dưới 1 năm, và có thể lâu hơn trong tương lai gần.
  • Diện bảo lãnh F2B dành cho con độc thân, trên 21 tuổi, của các Thường trú nhân. Thời gian chờ đợi khoảng 7 năm. Không có diện cấp chiếu khán cho các con đã lập gia đình của các Thường trú nhân Hoa Kỳ.
  • Diện bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Ba [tức diện F3] dành cho con đã lập gia đình của công dân Hoa Kỳ. Con dưới 21 tuổi vào thời điểm phỏng vấn của người được bảo lãnh có thể được di dân cùng cha mẹ đến Hoa Kỳ. Thời gian chờ đợi của diện này hiện nay khoảng 10 năm.
  • Đơn bảo lãnh Gia Đình Ưu Tiên Thứ Tư [tức diện F4] được công dân Mỹ nộp để bảo lãnh cho các anh chị em. Diện này có thời gian chờ đợi lâu nhất, hiện nay khoảng 13 năm. Chính vì thế, sau một thời gian chờ đợi quá lâu, những đứa cháu của người bảo lãnh đã trên 21 tuổi vào thời điểm phỏng vấn cấp chiếu khán.


Hiện nay, thời gian chờ đợi lên đến 10 năm hoặc hơn cho diện bảo lãnh anh chị em F4.


Đạo luật Bảo Vệ Tuổi Trẻ Em [tức Child Status Protection Act, gọi tắt là CSPA]: Đây là đạo luật cho phép thời gian duyệt xét đơn bảo lãnh của Sở di trú được trừ vào tuổi của trẻ em trong trường hợp các em đã quá tuổi, đặc biệt là những hồ sơ diện F3 và F4. Thí dụ, nếu người con 25 tuổi và đơn bảo lãnh được xét duyệt tại Sở di trú mất 8 năm mới được chấp thuận thì 8 năm này sẽ được trừ vào số tuổi thực tế 25 tuổi, và người con được tính là 18 tuổi theo Đạo luật CSPA và được phép đi theo cùng với cha mẹ.

Ngày Ưu Tiên [tức Priority Dates]

Tùy theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ quyết định thời gian chờ đợi của mỗi diện bảo lãnh. Bộ Ngoại Giao thường phổ biến một bản Thông Tin Chiếu Khán mỗi tháng để thông báo ngày đáo hạn cấp chiếu khán. Để có thể được nộp đơn xin chiếu khán di dân [tại tòa Lãnh sự Hoa Kỳ ở ngoại quốc], hoặc xin chuyển diện cư trú [với Sở di trú USCIS nếu đang ở Hoa Kỳ], ngày ưu tiên của người được bảo lãnh phải trước ngày được thông báo trên bản thông tin chiếu khán liên quan đến diện bảo lãnh của họ. Lãnh sự không thể cấp chiếu khán trước khi đơn bảo lãnh có ngày đáo hạn.


Tất cả các diện bảo lãnh đều phải tuân thủ thời gian và trình tự xử lý theo Luật Di Trú

Làm thế nào để rút ngắn thời gian chờ đợi?

Sẽ không có một dịch vụ nào cam kết có thể rút ngắn thời gian chờ đợi xét duyệt hồ sơ. Tất cả hồ sơ bảo lãnh đều phải tuân thủ các trình tự của Luật Di Trú.

Để tránh mất thời gian chờ đợi nhưng kết quả không như mong đợi, người bảo lãnh và đương đơn cần chú ý những điều sau:
  • Tìm hiểu và chuẩn bi kỹ những tài liệu cần thiết để mở hồ sơ bảo lãnh, tránh tình trạng bị yêu cầu bổ sung gây mất thời gian.
  • Theo dõi tình trạng của hồ sơ để cập nhật kịp thời và đáp ứng các yêu cầu từ phía chính phủ.

Công ty Di trú & Quốc tịch chuyên tư vấn bảo lãnh định cư MỹĐiện thoại: [848] 38 222 102

Website: ditruquoctich.com


Địa chỉ: Lầu 5 tòa nhà Master, 41 - 43 Trần Cao Vân, Phường 6, Quận 3


Video liên quan

Chủ Đề