Thay van tim có nên tiêm vaccine không

Bệnh nhân bị bệnh tim mạch bao gồm: Tất cả những người bệnh mắc các bệnh lý rối loạn nhịp tim [đặc biệt là rung nhĩ], bệnh động mạch vành [đau thắt ngực], bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh, đái tháo đường có biến chứng tim mạch, nhồi máu cơ tim, suy tim, thuyên tắc phổi [cục máu đông trong phổi]…

Theo thống kê của WHO [Tổ chức Y tế Thế giới]: Tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở người bệnh tim mạch chiếm hơn 10%, tiếp đó là tiểu đường lớn hơn 7%. Số còn lại đứng đầu trong danh sách là người mắc bệnh hô hấp mãn tính, còn ở người bình thường là 0,9%. Điều đó cho thấy nguy cơ tử vong do COVID-19 ở người bệnh tim mạch là cao nhất và cao gấp 10 lần người bình thường.

Vắc xin không ngăn ngừa cho người bệnh tim mạch khỏi nhiễm COVID-19, nhưng chắc chắn sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh nghiêm trọng và giảm khả năng dẫn đến tử vong. Do đó, tất cả người bệnh có bệnh tim mạch đều được bảo vệ khi tiêm vắc xin COVID-19. Vì vậy người bệnh cần chấp nhận việc tiêm chủng khi được đề nghị.



Bệnh nhân tim mạch nên tiêm phòng vắc xin COVID-19 khi được đề nghị [Hình ảnh minh hoạ]

Hiện tại không có bằng chứng cho thấy bệnh tim mạch có chống chỉ định với vắc xin ngừa COVID-19, hay làm tăng khả năng bị phản ứng, biến chứng của vắc xin. Các thử nghiệm về vắc xin COVID-19 cho thấy, trên những người có bệnh nền tim mạch không thấy các ảnh hưởng nghiêm trọng nhiều hơn so với người không có bệnh nền tim mạch [dù rất hiếm]. Trong mọi trường hợp, người có bệnh lý tim mạch nên thông báo cho các chuyên gia y tế nếu họ đã từng bị phản ứng phản vệ nghiêm trọng đối với một loại vắc xin đường tiêm và họ không nên được tiêm chủng. Những người đã có phản ứng nghiêm trọng với các chất khác [không liên quan đến vắc xin], ví dụ: thuốc uống hoặc động vật có vỏ… vẫn có thể được tiêm vắc xin nhưng sẽ cần được theo dõi tại phòng khám trong vòng 30 phút sau đó. Người bệnh nên tránh tiêm vắc xin trong thời gian bị sốt [bệnh có kèm theo sốt].

Bệnh nhân tim mạch cần phải làm gì để bảo vệ trái tim trước COVID-19

- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tập thể dục nâng cao sức khoẻ.

- Uống thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa tim mạch. Hãy lưu số điện thoại của bác sỹ hay các trung tâm chống dịch để được tư vấn khi cần thiết.

- Lắng nghe cơ thể khi thấy các triệu chứng bất thường: ho, sốt, khó thở,... Ngoài những triệu chứng khó thở, ho, sốt mà người nhiễm COVID-19 thường gặp phải, người bệnh tim mạch cần lưu ý thêm đến các triệu chứng đau ngực, nhịp tim không đều. Vì thế, bất cứ khi nào nghi ngờ mình bị nhiễm bệnh, bạn cần gọi điện đến số điện thoại tư vấn phòng dịch để được sàng lọc trước và hướng dẫn đến đúng tuyến bệnh viện khám và chữa trị, tránh lây cho cộng đồng.

- Quan trọng nhất là thực hiện tốt 5K theo hướng dẫn của bộ Y tế.


Mổ thay van tim có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

Thầy thuốc Ưu tú - bác sĩ chuyên khoa II Tạ Phương Dung, Phó Giám đốc Bệnh viện Gia An 115 TP HCM, trả lời những thắc mắc của bạn đọc Báo Người Lao Động.

  • Tiêm vắc-xin Covid-19 được không khi tiểu cầu thấp?

  • Tự điều trị Covid-19 tại nhà, bao lâu có thể tiêm ngừa được?

  • Tiêm 1 mũi AstraZeneca được 3 tuần, có nguy cơ trở nặng nếu mắc Covid-19 không?

  • Có thể tiêm vắc-xin phòng Covid-19 khi bị rối loạn tiền đình?

Tôi bị bệnh tim bẩm sinh, đã mổ thay van sinh học cách đây 4 năm, hiện sức khỏe bình thường và đang uống thuốc chống đông Aspirin. Vậy có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

Bạn hoàn toàn có thể tiêm vắc-xin Covid-19 và vẫn duy trì uống thuốc Aspirin bình thường như chỉ định của bác sĩ.

Mổ thay van tim sinh học hoàn toàn có thể tiêm vắc-xin Covid-19 [Ảnh minh họa từ Internet]

Nam, SN 1973, bị viêm gan B, đã mổ u gan; nam, SN 1966, bị tiểu đường type 2 và gout phải dùng thuốc thường xuyên; nữ, SN 2001, lúc nhỏ bị hen phế quản nhưng lớn chưa bị tái phát. Ba người này có bị trì hoãn tiêm vắc-xin Covid-19 không?

Tôi năm nay 56 tuổi, đang điều trị u đường tiêu hóa, đang dùng thuốc huyết áp, thuốc tim mạch. Tôi có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

Tôi năm nay 50 tuổi. Gần đây, tôi bị ngứa khắp người, đi bệnh viện da liễu được chẩn đoán viêm da cơ địa. Tôi có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

Xin trả lời chung cho cả 3 câu hỏi như sau: chỉ trì hoãn tiêm vắc-xin Covid-19 ở những người đang bị bệnh cấp tính [hen cấp tính, sau khi ổn định thì tiêm] hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Những trường hợp như bạn đọc đã nêu hoàn toàn có thể tiêm vắc-xin Covid-19.

Tôi năm nay 53 tuổi, mắc bệnh động kinh 10 năm nay, mới đây phát hiện mắc tiểu đường type 2.Vậy tôi có tiêm vắc xin Covid-19 được không?

Người bị bệnh động kinh, nếu bệnh ổn định thì có thể tiêm, nếu chưa ổn định thì cần uống thuốc cho ổn định. Bởi sau khi tiêm vắc-xin có thể bị sốt cao, là yếu tố thuận lợi cho phát sinh động kinh. Riêng trường hợp của bạn là có bệnh lý động kinh nhưng đang ổn định nên có thể tiêm vắc-xin Covid-19.

Ng.Thạnh ghi

Các bệnh nhân sau phẫu thuật thay van tim, đặt stent động mạch vành, cấy các thiết bị cấy ghép tim, bị bệnh tim mạch nói chung cần tiêm vaccine ngừa Covid -19. 

Câu hỏi: Tôi năm nay 67 tuổi, mới thay van tim cách đây một năm. Liệu tôi và các bệnh nhân sau phẫu thuật thay van tim, đặt stent động mạch vành, cấy các thiết bị cấy ghép tim có tiêm vaccine ngừa covid -19 được hay không?

Trả lời: Về vấn đề này, Bác sĩ Bùi Văn Thường - Viện Tim mạch Quốc gia, BV Bạch Mai cho biết: Không có biến chứng nào được ghi nhận là vaccine ngừa Covid-19 ảnh hưởng lên van tim nhân tạo sinh học/cơ học, stent động mạch vành cũng như các thiết bị cấy ghép khác.

Bệnh nhân sau mổ thay van tim nhân tạo, đặt stent động mạch vành, cấy máy tạo nhịp tim… có thể tiêm vaccine Covid-19 an toàn.

Trước khi tiêm chủng, người bệnh cần nói cho bác sĩ biết về các thuốc chống đông, chống ngưng tập tiểu cầu đang dùng.

Các vaccine ngừa Covid-19 hiện được chấp thuận sử dụng không chứa virus sống. Do vậy, không có nguy cơ gây nhiễm trùng cho những bệnh nhân có hệ miễn dịch kém, kể cả những bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch.

Tuy nhiên khi sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch có thể làm giảm tác dụng của vaccine. Vì vậy, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về các thuốc đang sử dụng trước khi tiêm vaccine.

Theo Hiệp hội Tim mạch châu Âu [ESC], tất cả các bệnh nhân tim mạch cần được tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19. Dù vaccine ngừa Covid-19 không ngăn hoàn toàn việc nhiễm bệnh, nhưng sẽ giảm thiểu khả năng mắc bệnh nghiêm trọng có thể phải nhập viện và có thể tử vong. Những người bị bệnh tim có thể tăng nguy cơ tử vong do Covid-19 vì nhiễm trùng gây nguy hiểm cho tim thông qua một số cơ chế, bao gồm cả tình trạng viêm nhiễm trực tiếp ở tim. Vì thế, tất cả bệnh nhân bị bệnh tim mạch hãy tiêm ngay vaccine Covid-19 khi đến lượt.

Các thử nghiệm tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho cả những bệnh nhân tim mạch không cho thấy bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào do vaccine gây ra. Triệu chứng phổ biến được ghi nhận bao gồm đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc ớn lạnh. Cánh tay có thể cứng và đau trong vài ngày. Đây là các phản ứng tự nhiên của hệ miễn dịch sau tiêm chủng và sẽ mất trong vòng từ 24 – 48 giờ sau tiêm. Có một số trường hợp bệnh nhân tim mạch bị phản ứng dị ứng nặng nhưng cực kỳ hiếm [xảy ra với tỷ lệ 1 trong 2 triệu người].

Do đó, lợi ích của vaccine ngừa Covid-19 mang lại lớn hơn nhiều so với nguy cơ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng đối với người bệnh nhân tim mạch.

ESC cũng cho biết, không có báo cáo nào về sự tương tác giữa vaccine ngừa Covid-19 và thuốc điều trị cho bệnh nhân tim. Điều cần thiết là người bệnh không được bỏ qua các loại thuốc điều trị tim trước và sau khi tiêm vaccine ngừa Covid-19.

PV

Video liên quan

Chủ Đề