Bà thái anh văn là ai

Kết quả bầu tổng thống hôm thứ Bẩy, 11/01 tại Đài Loan là một cú tát thứ hai dành cho Tập Cận Bình, sau vố đau bầu cử địa phương tại Hồng Kông hồi cuối tháng 11/2019. Mọi nỗ lực của Bắc Kinh trong vòng bốn năm qua, nhằm hạ uy tín bà Thái Anh Văn bằng mọi thủ đoạn, từ « quyền lực mềm » cho đến « quyền lực cứng rắn » đều như « dã tràng xe cát ».

Tổng thống mãn nhiệm Thái Anh Văn về đầu với 57% lá phiếu ủng hộ trước đối thủ Hàn Quốc Du của Quốc Dân Đảng, chỉ được 39% phiếu bầu. Kết quả này cho thấy người dân Đài Loan chối bỏ mạnh mẽ xu hướng xích lại gần với Trung Quốc của Quốc Dân Đảng. Trước những gì đang diễn ra tại Hồng Kông, lời đề nghị vụng về « một đất nước, hai chế độ » mà ông Tập Cận Bình đưa ra hồi đầu năm, là không đáng tin cậy.

Theo bình luận của hãng tin Mỹ AP, Đài Loan thời hiện đại chẳng khác gì một cuộc nội chiến kéo dài giữa phe dân tộc chủ nghĩa của Tưởng Giới Thạch và phe cộng sản thời Mao Trạch Đông nhằm giành quyền kiểm soát Trung Quốc rộng lớn sau Đệ Nhị Thế Chiến. Năm 1949, Tưởng Giới Thạch bại trận đành phải chạy ra nương náu ở đảo Đài Loan, thành lập một chính phủ đối lập mà ông cai trị với bàn tay thép, hy vọng có ngày lấy lại cả nước Trung Hoa từ tay Cộng Sản.

Nếu như hy vọng đó nay không thể thực hiện, thì cùng với thời gian, giấc mơ của cố lãnh đạo họ Tưởng dần bị thay thế bởi một cảm giác ngày càng lớn mạnh : Đài Loan không phải là một phần của Trung Quốc, nhất là ở giới trẻ. Ngôi nhà Đài Loan được xem như là một thực thể khác biệt có hệ tư tưởng dân chủ riêng biệt và do vậy, người dân Đài Loan không muốn bị Trung Quốc và đảng Cộng Sản « nuốt chửng ».

Những gì xảy ra cho người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, các cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông kéo dài từ hơn 7 tháng qua … lại càng hun đúc mạnh mẽ hơn nữa tình cảm đó. Đây chính là lý do vì sao cử tri Đài Loan dồn phiếu cho bà Thái Anh Văn, như lời giải thích của ông Barthélemy Courmont, giáo sư trường đại học công giáo Lille, giáo sư hướng dẫn Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược IRIS trên đài RFI ngày 12/01/2020 :

« Đơn giản vì trong mắt người dân Đài Loan, bà Thái Anh Văn có thể đại diện cho quốc gia và bản sắc của chính người dân Đài Loan ngày nay. Bà không chỉ có những phát biểu cứng rắn và rõ ràng đối với Bắc Kinh mà còn rất cấp tiến, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế, xã hội và nhiều vấn đề xã hội… ».

Đối với bà Thái Anh Văn, từ bao thập niên qua, Đài Loan vận hành như một Nhà nước độc lập, có Hiến Pháp và luật lệ riêng, có quân đội và chính sách đối ngoại riêng. Do vậy, bà từ chối tuân theo chính sách một nước Trung Hoa duy nhất và tìm cách thiết lập một mối quan hệ không chính thức với Hoa Kỳ, tuy không công nhận Đài Loan nhưng lại là nhà cung cấp trang thiết bị quân sự chính để phòng thủ chống Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra : Với thắng lợi của bà Thái Anh Văn hiện nay, vốn chủ trương giữ nguyên trạng [không hợp nhất, không độc lập] thì quan hệ giữa Đài Bắc và Bắc Kinh trong bốn năm tới đây sẽ ra sao ? Về điểm này, giới chuyên gia tại Pháp khẳng định, chừng nào Tập Cận Bình vẫn tại quyền, thì Trung Quốc sẽ không nới lỏng chính sách với Đài Loan. Chính quyền Bắc Kinh rất có thể sẽ tiếp tục gia tăng áp lực với Đài Bắc trong các lĩnh vực kinh tế hay quân sự.

Chỉ có điều như lưu ý của ông Jean-Yves Heurtebise, giáo sư trường đại học công giáo Fu-Jen tại Đài Bắc, với báo Les Echos, « cùng với Hồng Kông, chính sách giam cầm người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ và sự kháng cự của Việt Nam hay Indonesia tại Biển Đông, cuối cùng chính Trung Quốc mới bị cô lập trên trường quốc tế nhiều hơn là Đài Loan hiện nay ».

Tình hình xuyên eo biển Đài Loan thời gian gần đây “căng như dây đàn” khi Trung Quốc liên tục tiến hành các cuộc tập trận và công khai chủ đích là nhắm vào Đài Loan. Đại lục gia tăng sức ép và tuyên bố không ngần ngại sử dụng vũ lực để thống nhất Đài Loan trong bối cảnh nhà lãnh đạo Thái Anh Văn thúc đẩy mục tiêu “thoát Trung”.

Chủ trương xa cách đại lục

Sau lần tranh cử thất bại năm 2012, Chủ tịch đảng Dân tiến [DPP] Thái Anh Văn quay trở lại mạnh mẽ và giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử năm 2016 trước đối thủ Chu Lập Luân thuộc Quốc dân đảng [KMT], trở thành nữ lãnh đạo đầu tiên trong lịch sử Đài Loan. Chiến thắng của bà Thái và DPP trong các cuộc bầu cử lãnh đạo và Viện Lập pháp cũng chấm dứt thời kỳ 8 năm cầm quyền của ông Mã Anh Cửu và KMT.

Đa số cử tri thời điểm đó không hài lòng với thành quả cầm quyền của ông Mã khi 2 chính sách trọng tâm là phục hồi tăng trưởng và thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc đều không đưa lại kết quả mong đợi. Tuy quan hệ 2 bờ eo biển Đài Loan được cải thiện rõ rệt, nhưng dân chúng càng thêm lo ngại về lệ thuộc vào đại lục.

Trái lại, chính sách nhất quán của bà Thái từ khi đắc cử là cam kết đối thoại với Bắc Kinh nhưng bác bỏ nỗ lực của đại lục về việc thống nhất và đưa về mô hình “một quốc gia, hai chế độ” như tại Hồng Kông, theo tờ South China Morning Post.

Sau khi bà Thái đắc cử năm 2016, chính quyền đại lục quyết định chấm dứt đối thoại với Đài Loan do bà Thái từ chối công nhận nguyên tắc “một Trung Quốc”. Trung Quốc cũng gia tăng sức ép ngoại giao lên Đài Loan khi thuyết phục được một số đồng minh còn lại của hòn đảo quay sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh.

Tại buổi lễ nhậm chức nhiệm kỳ 2 hồi tháng 5, bà Thái tuyên bố mối quan hệ xuyên eo biển đã đến bước ngoặt lịch sử và hai bên cần tìm cách “cùng tồn tại” lâu dài. “Chúng tôi sẽ không chấp nhận việc chính quyền Bắc Kinh sử dụng chính sách “một quốc gia, hai chế độ” nhằm hạ thấp Đài Loan và gây tổn hại đến thực trạng xuyên eo biển”, Đài CNBC dẫn lời bà Thái.

Bà Thái Anh Văn lãnh đạo Đài Loan từ năm 2016

ẢNH: REUTERS

Ảnh hưởng từ Lý Đăng Huy

Nhắc tới lập trường về quan hệ Đài Loan - Trung Quốc đại lục của bà Thái thì không thể bỏ qua những ảnh hưởng của cựu lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy, người vừa qua đời hồi cuối tháng 7.

Không như các lãnh đạo trước đó của KMT, ông Lý sinh ra tại Đài Loan và là người ủng hộ mạnh mẽ cho chính sách độc lập của vùng lãnh thổ này. Hệ thống chính trị Đài Loan dưới thời ông Lý đã có nhiều thay đổi theo hướng dân chủ và tự do hơn. Các đảng phái được phép tham gia tranh cử ở mọi cấp, bao gồm bầu cử lãnh đạo.

Ông Lý là người dẫn dắt bà Thái từ những ngày đầu dấn thân vào chính trị. Với kiến thức sâu rộng về luật khi lấy bằng thạc sĩ và tiến sĩ ở Mỹ và Anh, bà Thái đóng vai trò cố vấn pháp lý cho chính quyền ông Lý trong mối quan hệ với đại lục. Theo South China Morning Post, bà Thái cũng là một trong những người giúp soạn thảo đề xuất chính sách “nhà nước với nhà nước” của chính quyền ông Lý trong quan hệ với đại lục.

Tờ Nikkei Asian Review mô tả bà Thái và ông Lý có mối quan hệ khăng khít. Ông Lý đánh giá bà Thái là người kỷ luật trong khi đương kim lãnh đạo gọi ông Lý là người bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan. Ba ngày sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, bà Thái đến thăm nhà ông Lý ở ngoại ô Đài Bắc. Sau khi ông Lý qua đời, nữ lãnh đạo tuyên bố ông là “hòn đá tảng cho quá trình chuyển tiếp dân chủ của Đài Loan” và là người mở đường cho sự tự do mà người dân hòn đảo đang hưởng thụ.

Sau khi Tưởng Giới Thạch triệt thoái về Đài Loan năm 1949, KMT không từ bỏ mục tiêu quay trở lại tái thống nhất đại lục. Nhưng quan điểm này dần dần được giới lãnh đạo thế hệ sau của KMT điều chỉnh lại vì tình hình thời mới khiến cho mục tiêu tái thống nhất không còn khả thi. Để giảm căng thẳng với Bắc Kinh, KMT trong thập niên 2000 bắt đầu tạm gác lại vấn đề thống nhất để thúc đẩy mối quan hệ hòa dịu xuyên eo biển, minh chứng là hàng loạt cuộc gặp lịch sử của giới lãnh đạo KMT với lãnh đạo Trung Quốc.

Theo truyền thông quốc tế, ông Lý Đăng Huy năm 2001 bị khai trừ khỏi KMT khi ủng hộ đảng Liên minh Đoàn kết Đài Loan [TSU], thành lập bởi những người ủng hộ chính sách độc lập của ông Lý. Chính quyền Đài Loan thời ông Mã Anh Cửu ủng hộ chính sách “3 không” gồm: không thống nhất, không độc lập và không sử dụng vũ lực.

Đài Loan mở đường đàm phán FTA với Mỹ

Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn ngày 28.8 thông báo quy định mới, cho phép nhập khẩu thịt heo từ Mỹ với hàm lượng chất tạo nạc ractopamine ở mức giới hạn và bãi bỏ quy định về độ tuổi của bò, theo Reuters.

Trước nay, đảng Dân tiến [DPP] cầm quyền tại Đài Loan phản đối mạnh mẽ việc nhập khẩu thịt heo Mỹ với chất tạo nạc và cấm nhập khẩu thịt bò từ các đàn gia súc trên 30 tháng tuổi vì lo sợ bệnh bò điên. Những quy định nói trên trở thành rào cản trong cuộc đàm phán thỏa thuận tự do thương mại [FTA] giữa Đài Loan và Mỹ trong nhiều năm qua. Bà Thái nói quyết định mới được đưa ra dựa trên lợi ích kinh tế và mục tiêu phát triển chiến lược của Đài Loan, đồng thời đảm bảo rằng quyết định tuân thủ bằng chứng khoa học và tiêu chuẩn quốc tế. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1.1.2021 và đã được các quan chức, nghị sĩ Mỹ ủng hộ.

Nguồn: Thái Anh Văn, “Taiwan and the Fight for Democracy”, Foreign Affairs, November/December 2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Câu chuyện về Đài Loan là một câu chuyện về sự kiên cường — của một quốc gia đề cao các giá trị dân chủ, tiến bộ trong khi luôn đối mặt với thách thức đối với sự tồn tại của mình. Thành công của chúng tôi là minh chứng cho những gì mà một chế độ thực hành dân chủ kiên định, với đặc trưng là quản trị tốt và minh bạch, có thể đạt được.

Tuy nhiên, câu chuyện của Đài Loan không chỉ là việc duy trì lối sống dân chủ của chúng tôi. Đó cũng là câu chuyện của sức mạnh và tinh thần trách nhiệm mà Đài Loan mang lại trong nỗ lực bảo vệ sự ổn định của khu vực và thế giới. Nhờ làm việc chăm chỉ và lòng dũng cảm, 23,5 triệu người Đài Loan đã thành công trong việc tạo dựng chỗ đứng cho mình trong cộng đồng quốc tế. Đọc tiếp “Tổng thống Thái Anh Văn nói về Đài Loan và cuộc chiến cho dân chủ”

Nguồn: Natasha Kassam, “China Has Lost Taiwan, and It Knows It”, The New York Times, 01/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

“Không thể nào thành công,” đó là nội dung tweet bằng tiếng Hoa của bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan, vào ngày 5 tháng 11, sau khi chính phủ Trung Quốc công bố một loạt chính sách nhằm lôi kéo các công ty và người dân Đài Loan đến đại lục.

“26 biện pháp mới của Bắc Kinh là một phần của nỗ lực nhằm áp đặt hệ thống ‘một quốc gia, hai chế độ’ lên Đài Loan,” nội dung tweet của bà Thái viết, nhắc đến nguyên tắc mà Hồng Kông, một lãnh thổ khác mà Bắc Kinh hy vọng sẽ hoàn toàn kiểm soát trong tương lai, được cai trị lúc này, với sự tự trị được đảm bảo phần nào từ Bắc Kinh. “Tôi muốn nói rõ rằng những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử và ép buộc chúng ta phải chấp nhận ‘một quốc gia, hai chế độ’ sẽ không bao giờ thành công.” Những người biểu tình ở Hồng Kông trong nhiều tháng qua có thể xem là đã lên tiếng rằng nguyên tắc trên là một điều dối trá. Đọc tiếp “Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan, và họ biết rõ điều đó”

Nguồn: Anthony Bleux, “Tsai Ing-wen, élue présidente à Taïwan, offre une victoire aux femmes“, Le Figaro, 18/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Mao Trạch Đông từng nói : “Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời”. Tuy nhiên, về chính trị, khẩu hiệu nổi tiếng này vẫn chỉ là lời nói suông ở Trung Quốc, nơi quyền lực chính trị hoàn toàn thuộc về nam giới kể từ năm 1949. Nhưng giờ đây đã xuất hiện một âm vang đặc biệt tại Đài Loan, hòn đảo độc lập trên thực tế mà Bắc Kinh luôn khao khát giành lại. Lần đầu tiên, một người phụ nữ, bà Thái Anh Văn, vươn tới đỉnh cao quyền lực chính trị. Đáng ngạc nhiên hơn, nữ tổng thống mới của hòn đảo 23 triệu người được bầu ra một cách dân chủ và giành chiến thắng áp đảo. Đọc tiếp “Tân Tổng thống Đài Loan: Chiến thắng cho nữ quyền”

Nguồn: “The formidable challenge facing Taiwan’s first female president”, The Economist, 17/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Đó là một chiến thắng vang dội sẽ thay đổi nền chính trị Đài Loan và cũng có thể ảnh hưởng đến Trung Quốc. Thái Anh Văn, ứng cử viên tổng thống Đảng Dân chủ Tiến bộ [DPP] có xu hướng ủng hộ Đài Loan độc lập, được trông đợi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào ngày 16 tháng 1. Bà luôn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ý kiến ​​trong vòng nhiều tháng nay. Nhưng quy mô chiến thắng của bà vẫn là một bất ngờ. Giành 56% số phiếu bầu, bà trở thành nữ tổng thống đầu tiên của hòn đảo này. Ấn tượng hơn, trong các cuộc bầu cử quốc hội được tổ chức cùng ngày, được gọi là Viện Lập pháp Đài Loan, đảng của bà giành được 68 trong tổng số 113 ghế, so với con số chỉ 35 ghế của Quốc Dân Đảng [KMT] cầm quyền. Đây là lần đầu tiên Quốc Dân Đảng và các đồng minh mất quyền kiểm soát quốc hội kể từ khi Tưởng Giới Thạch chạy sang Đài Loan năm 1949. Điều này đã khiến mối quan hệ với Trung Quốc trở nên bất định: phía đại lục không loại trừ việc sử dụng vũ lực để chiếm lại hòn đảo 24 triệu dân này nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. Đọc tiếp “Thách thức lớn cho nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan”

Nguồn: “Taiwan’s Tsai a study in steely determination”, Financial Times, 11/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Lần cuối cùng một phụ nữ điều hành một đất nước nơi người Hoa chiếm đa số là hồi đầu thế kỷ thứ 8, khi hoàng hậu nổi tiếng hung dữ Võ Tắc Thiên cai trị Trung Quốc. Người phụ nữ tiếp theo sẵn sàng kế tục vai trò đó nhưng không nổi tiếng vì tàn nhẫn như Võ Tắc Thiên là TS. Thái Anh văn [Dr Tsai Ing-wen], nhưng bên dưới vẻ bề ngoài của một học giả có vẻ nhàm chán của bà là một quyết tâm sắt đá. Từng là một giáo sư luật, giờ bà Thái là ứng viên dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan.

Sinh năm 1956, khi Đài Loan đang gặp phải những mâu thuẫn Chiến tranh Lạnh với Trung Quốc, bà Thái lớn lên trong một gia đình khá giả ở Đài Bắc. Cha bà, người điều hành một doanh nghiệp sửa chữa ô tô, mong chờ bà sẽ làm việc chăm chỉ nhưng không khuyến khích những tham vọng cao xa. Đọc tiếp “Thái Anh Văn: Ứng viên tổng thống hàng đầu Đài Loan”

Video liên quan

Chủ Đề