Sumproduct excel là gì

Cũng lâu ghê mình chưa viết bài về Excel đấy nhỉ. Thời gian vừa qua mình cũng bận việc với phải dành thời gian thay đổi địa chỉ cho blog và chỉnh sửa lại blog 1 chút. Hôm nay cuối tuần rảnh mình cố gắng ngồi viết bài để cho các bạn có bài để đọc 😀

Trong bài này mình sẽ viết hướng dẫn chi tiết về cách dùng hàm SUMPRODUCT trong Excel qua ví dụ cụ thể để các bạn biết cách sử dụng hàm này khi làm việc. Về hàm SUMPRODUCT thì nó là hàm dùng để tính tổng các tích của các phần tử số trong các mảng. Về cơ bản bạn chỉ hiểu sơ sơ như vậy thôi còn về cách sử dụng hàm SUMPRODUCT trong Excel như nào thì chúng ta đi vào tìm hiểu công thức và ví dụ cụ thể dưới đây.

Hàm SUMPRODUCT là hàm được dùng khá nhiều trong kế toán chính vì thế nó có thể áp dụng được trên hầu hết các phiên bản Excel như Excel 2007, 2010, 2013, 2016 và kể cả Excel cho điện thoại iPhone, Android,…Về cách dùng thì trên các phiên bản nó đều tương tự nhau, ở đây mình hướng dẫn các bạn làm trên Excel 2016 còn bạn nào dùng các phiên bản khác cũng làm tương tự không có gì khác cả.

=SUMPRODUCT[array1, [array2], [array3], …]

Chú ý: Tùy theo cài đặt của từng máy tính mà bạn dùng dấu phân cách là dấu phẩy [,] hoặc chấm phẩy [;] nhé.

  • Array1: Mảng đầu tiên bạn muốn nhân các thành phần của nó rồi cộng tổng. Đây là giá trị bắt buộc.
  • [array2], [array3],…: Đây là các mảng từ 2 đến tối đa 255 mà bạn muốn nhân các thành phần của nó rồi cộng tổng. Đây là giá trị tùy chọn.

Lưu ý

  • Tất cả các đối số trong hàm SUMPRODUCT phải có cùng số hàng, số cột. Nếu không, hàm SUMPRODUCT trả về giá trị lỗi #VALUE! .
  • Bất kỳ ô dữ liệu nào trong mảng không có dạng số thì hàm SUMPRODUCT sẽ coi đó là số 0.
  • Đối với Excel 2003 bạn có thể thêm tối đa 30 mảng, còn từ phiên bản Excel 2007 trở lên bạn có thể dùng tối đa 255 mảng.

Tham khảo thêm

Ví dụ 1: Cách dùng hàm SUMPRODUCT cơ bản

Để hiểu về cách dùng hàm SUMPRODUCT cơ bản chúng ta cùng làm ví dụ sau đây để hiểu về cách sử dụng hàm này nhé.

Yêu cầu: Chúng ta có 1 bảng thống kê đơn hàng ở 1 cửa hàng. Chúng ta phải tính tổng doanh thu của tất cả các đơn hàng trong cửa hàng đó. Chúng ta sẽ áp dụng hàm SUMPRODUCT để tính tổng doanh thu.

Như trong hình trên bạn cũng thấy, để tính được tổng doanh thu chúng ta cứ lấy [Số lượng bán * Đơn giá] rồi cộng tổng vào là ra. Nhưng ở đây chúng ta có sự hỗ trợ của hàm SUMPRODUCT thì sao phải nhân rồi cộng tổng bằng chi cho vất vả.

Tại ô F4 chúng ta nhập vào công thức hàm SUMPRODUCT như sau: =SUMPRODUCT[D4:D9,E4:E9] = 1657.5

=> Diễn giải chút về cơ chế của hàm SUMPRODUCT như sau: Hàm sẽ lấy giá trị trong ô đầu tiên của mảng đầu tiên nhân với giá trị trong ô đầu tiên của mảng thứ 2, rồi lấy giá trị trong ô thứ 2 của mảng đầu tiên nhân với giá trị trong ô thứ 2 của mảng thứ 2, nó cứ làm thế cho đến khi nhân hết các giá trị trong mảng. Sau khi đã nhân hết các thành phần trong mảng nó sẽ cộng tổng lại và cho ra kết quả.

Để các bạn hiểu hơn mình sẽ dựa vào ví dụ trên và nó sẽ có công thức về cơ chế tính toán như sau: =D4*E4 + D5*E5 + D6*E6 + D7*E7 + D8*E8 + D9*E9

Ngoài ra, kết quả trên nó cũng tương đương khi bạn dùng hàm SUM để tính với công thức như sau: =SUM[D4*E4,D5*E5,D6*E6,D7*E7,D8*E8,D9*E9]=1657.5

Ví dụ 2: Cách dùng hàm SUMPRODUCT với 1 điều kiện

Với hàm SUMPRODUCT chúng ta sẽ không tận dụng hết khả năng của nó nếu chỉ dùng để tính toán như ví dụ cơ bản trên. Để hàm này phát huy hết khả năng của nó thì bạn cần cho nó thêm những yêu cầu khó hơn bằng cách chèn thêm điều kiện vào cho nó. Ở ví dụ này mình sẽ bắt đầu với 1 điều kiện để bạn làm quen dần nhé.

Yêu cầu: Tính tổng số sản phẩm bán ra có số lượng KHÔNG đạt chỉ tiêu.

Ở đây, nếu bạn không biết dùng hàm SUMPRODUCT bạn cũng có thể sử dụng hàm COUNTIF để đếm, nhưng nó sẽ rất vất vả nếu trong bảng tính có tới hàng nghìn đầu mục. Còn khi bạn đã biết cách dùng hàm SUMPRODUCT rồi thì việc tính toàn đơn giản như sau:

=SUMPRODUCT[–[E4:E9

Chủ Đề