Vì sao từ cuối thế kỉ XIX nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại

Nhân tố nào đã khiến cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại từ cuối thế kỉ XIX?


Câu 45945 Nhận biết

Nhân tố nào đã khiến cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại từ cuối thế kỉ XIX?


Đáp án đúng: a

Phương pháp giải

Dựa vào hoàn cảnh Pháp cuối thế kỉ XIX để trả lời

Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỷ XX --- Xem chi tiết
...

Hãy cho biết đặc điểm của tình hình kinh tế Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Đề bài

Hãy cho biết đặc điểm của tình hình kinh tế Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 176 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Công nghiệp:

- Từ cuối thập niên 70 trở đi, nhịp độ phát triển công nghiệp ở Pháp bắt đầu chậm lại.

- Đến cuối thế kỉ XIX, sản xuất công nghiệp của Pháp tụt xuống hàng thứ tư, sau Đức, Mĩ, Anh. Kĩ thuật lạc hậu rõ rệt so với nền công nghiệp của nhiều nước tư bản trẻ khác tuy cũng có những tiến bộ đáng kể.

* Nông nghiệp:

- Nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng, tuy nhiên sự xâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa vào nông nghiệp ở Pháp diễn ra chậm do đất đai phân tán, manh mún.

* Tài chính:

- Hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối nền kinh tế đất nước.

- Tổ chức độc quyền ở Pháp có sự tập trung ngân hàng đạt mức cao và chủ yếu vốn được đem cho các nước vay với lãi xuất nặng.

⟹Vì vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

Loigiaihay.com

  • Trình bày nét nổi bật về tình hình chính trị Pháp thời kì này.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 177 SGK Lịch sử 10

  • Vì sao nói chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” và chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

    Vì sao nói chủ nghĩa đế quốc Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân” và chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”?

  • Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế của Anh và Pháp cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ?

    Giải bài tập 2 trang 177 SGK Lịch sử 10

  • Nét nổi bật của tình hình kinh tế Đức cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 179 SGK Lịch sử 10

  • Trình bày những nét lớn về tình hình chính trị ở Đức thời kì này

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 180 SGK Lịch sử 10

  • Thống kê các triều đại trong lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX.

    Giải bài tập 1 trang 136 SGK Lịch sử 10

  • Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

    Giải bài tập 1 trang 100 SGK Lịch sử 10. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa chống ngoại xâm

  • Nêu những nét cơ bản trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 3 trang 76 SGK Lịch sử 10

  • Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

    Giải bài tập 3 trang 100 SGK Lịch sử 10

Mục lục

Lịch sửSửa đổi

Bài chi tiết: Lịch sử Hoa Kỳ

Thời kỳ thuộc địa và thế kỷ 18Sửa đổi

Lịch sử kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu từ giai đoạn di dân và định cư của người Anh dọc trên bờ biển phía đông nước Mỹ ngày nay trong thế kỷ 17 và 18. Cuộc di dân và định cư này hình thành nên các thuộc địa của Anh ở Mỹ hay còn được gọi là Mười ba thuộc địa, các thuộc địa này đã dành được độc lập từ tay Đế quốc Anh vào cuối thế kỷ 18 và nhanh chóng phát triển từ nền kinh tế thuộc địa sang nền kinh tế tập trung vào sản xuất nông nghiệp.

Thế kỷ 19Sửa đổi

Công ty sản xuất và chế tạo Washburn và Moen ở Worcester, Massachusetts, 1876

Trong 180 năm, nền kinh tế Mỹ đã phát triển thành một nền kinh tế công nghiệp hoá hợp nhất với quy mô khổng lồ, chiếm tới một phần năm sản lượng nền kinh tế toàn cầu. Kết quả là mức thu nhập GDP bình quân đầu người trước kia thấp hơn nay đã vượt qua Anh Quốc cũng như các quốc gia khác. Nhờ chính sách duy trì mức trả tiền công rất cao giúp nền kinh tế thu hút được hàng triệu người nhập cư từ khắp nơi trên thế giới.

Trong những thập niên đầu 1800, nước Mỹ chủ yếu canh tác nông nghiệp với hơn 80% dân số làm nông. Hầu hết các lĩnh vực sản xuất mới ở giai đoạn đầu của sơ chế nguyên liệu thô với các sản phẩm từ gỗ, dệt may, làm giầy dép. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã đóng góp vào tốc độ tăng trưởng và mở rộng kinh tế nhanh chóng trong suốt thế kỷ 19. Những vùng đất rộng lớn trù phú giúp nông dân tiếp tục mở rộng sản xuất canh tác, nhưng các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, dịch vụ, vận tải và lĩnh vực khác cũng đã phát triển với tốc độ cao hơn nhiều. Vì thế mà đến năm 1860 tỷ lệ dân số làm nông nghiệp tại Mỹ đã giảm từ 80% xuống còn xấp xỉ 50%.[62]

Trong thế kỷ 19, những đợt suy thoái kinh tế thường diễn ra tiếp sau các cuộc khủng hoảng tài chính. Cuộc khủng hoảng 1837 nối tiếp sau nó thời kỳ suy thoái 5 năm, với hàng loạt nhà băng đóng cửa và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.[63] Vì những thay đổi lớn của nền kinh tế qua nhiều thế kỷ, mức độ thiệt hại của suy thoái kinh tế trong thời kỳ hiện đại khó lòng so sánh được với những đợt suy thoái trước đây.[64] Thời kỳ suy thoái sau chiến tranh thế giới thứ 2 [WWII] có vẻ ít nặng nề hơn so với trước, nhưng nguyên nhân thì chưa được làm rõ.[65]

Thế kỷ 20Sửa đổi

Giếng dầu ở Los Angeles, California, 1905

Những phát minh và cải tiến kỹ thuật đầu thế kỷ đã mở ra canh cửa cho việc nâng cao mức sống của người dân Mỹ. Nhiều công ty đã tăng trưởng lớn nhờ tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô và sự phát triển của thông tin liên lạc để mở rộng mạng lưới ra khắp quốc gia. Việc tập trung phát triển này đã gây ra những lo ngại về nạn độc quyền sẽ kéo theo sự tăng giá cả hàng hoá và giảm sản lượng, tuy nhiên rất nhiều những công ty này đã thành công trong việc cắt giảm mạnh chi phí và tăng sản lượng dẫn đến giá hàng hoá được tiếp tục giảm xuống. Nhiều tầng lớp công nhân làm thuê đã được hưởng lợi trực tiếp từ những công ty phát triển này, cụ thể là hưởng những mức tiền công cao nhất thế giới.[66]

Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới tính theo GDP từ những năm 1920.[43] Nhiều năm tiếp theo sau cuộc Đại khủng hoảng 1930, khi mà những hậu quả của suy thoái trở nên nghiêm trọng nhất thì chính phủ đã có những hành động nhằm điều chỉnh nền kinh tế, bằng việc tăng chi tiêu chính phủ hoặc cắt giảm thuế nhằm kích thích người dân tăng chi tiêu tiêu dùng, và bằng việc tăng lượng cung tiền, chính phủ cũng thành công trong việc khuyến khích chi tiêu. Những ý tưởng về công cụ tốt nhất nhằm ổn định nền kinh tế đã thay đổi đáng kể từ giữa những năm 1930 và 1980. Từ kế hoạch chính sách mới [New Deal của tổng thống Franklin D. Roosevelt] năm 1933, tới sáng kiến xã hội vĩ đại của tổng thống Lyndon B. Johnson] năm 1960, các nhà làm chính sách đã dựa chủ yếu trên chính sách tài khoá để tác động tới nền kinh tế.

Những chiếc máy bay ném bom Consolidated B-24 Liberator tại Consolidated-Vultee Plant, Fort Worth, Texas, 1943

Trong suốt giai đoạn chiến tranh thế giới của thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã có những bước đi khôn ngoan hơn tất cả những quốc gia còn lại khi mà không có cuộc chiến nào của Chiến tranh thế giới thứ nhất [WWI] và một phần nhỏ của Chiến tranh thế giới thứ hai [WWII] xảy ra trên lãnh thổ Mỹ. Trong thời kỳ cao điểm của WWII, gần 40% GDP Hoa Kỳ đóng góp cho chiến tranh. Những quyết định về ngành sản xuất được phục vụ cho mục đích quân sự và gần như tất cả những yếu tố đầu vào được phân bổ cho nỗ lực chiến tranh. Nhiều loại hàng hoá được cố định phân phối, giá và tiền lương được kiểm soát và nhiều loại hàng hoá tiêu dùng lâu bền không còn được sản xuất. Một phần lớn lực lượng lao động được điều động vào quân đội, trả lương giảm một nửa và gần một nửa trong số này trở về với tình trạng bị thương.[67]

Học thuyết kinh tế mới của nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes đã mang lại cho các chính trị gia vai trò tiên phong định hướng nền kinh tế, khi mà chi tiêu chính phủ và thuế được kiểm soát bởi Tổng thống và Quốc hội. Hiện tượng tăng trưởng nhảy vọt về dân số đã diễn ra trong thời kỳ 1942-1957, có nguyên nhân từ sự trì hoãn hôn nhân và sinh con trong trước đó trong suốt thời kỳ suy thoái kinh tế, tiếp sau là sự thịnh vượng tăng lên, nhu cầu về nhà ở cho các hộ gia đình tại nông thôn [cũng như nhà ở tại thành thị] và sự lạc quan mới về tương lai. Sự tăng nhảy vọt đạt đỉnh vào năm 1957, sau đó tăng chậm lại.[68] Một thời kỳ tăng cao lạm phát, lãi suất và thất nghiệp sau năm 1973 đã làm giảm đi sự tự tin trong việc sử dụng các chính sách tài khoá để điều chỉnh tốc độ chung của nền kinh tế.[69]

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 3,8% một năm từ 1946 đến 1973, trong khi mức thu nhập trung bình hộ gia đình tăng 74% [hoặc 2,1% một năm].[70][71]

Đợt suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong những thập kỷ gần đây xảy ra sau khủng hoảng tài chính 2007-08, khi GDP giảm 5% từ mùa xuân 2008 đến mùa xuân 2009. Những đợt suy giảm đáng kể khác xảy ra vào 1957-58, GDP giảm 3,7%; tiếp theo khủng hoảng dầu mỏ 1973, GDP giảm 3,1% từ 1973 đến 1975; và đợt suy thoái 1981-82 GDP giảm 2,9%.[72][73] Những giai đoạn sau có thể kể đến một số đợt suy thoái nhẹ như: suy thoái 1990-91, GDP giảm 1,3%; suy thoái 2001, GDP giảm 0,3%.[73] Xen kẽ với những đợt suy thoái là những giai đoạn tăng trưởng kinh tế. Có thể kể đến những thời kỳ kinh tế tăng trưởng ngoạn mục với tốc độ cao như: giai đoạn 1961-1969, GDP tăng 53% [5,1% một năm]; 1991-2000, GDP tăng 43% [3,8% một năm], và 1982-1990, GDP tăng 37% [4% một năm].[72]

Nhà hàng McDonald's ở Mount Pleasant, Iowa

Trong những năm 1970 và 1980, nhiều người Mỹ tin rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ vượt qua Mỹ, nhưng điều này đã không xảy ra.[74]

Từ những năm 1970, một vài nền kinh tế mới nổi đã bắt đầu thu hẹp khoảng cách với kinh tế Hoa Kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, điều này xảy ra có nguyên nhân từ việc dịch chuyển các nhà máy sản xuất vốn trước kia đặt tại Mỹ tới các quốc gia này, nơi việc sản xuất được thực hiện với chi phí thấp hơn, đủ để bảo đảm các chi phí vận chuyển và đem lại lợi nhuận cao hơn. Trong các trường hợp khác, một vài quốc gia đã dần học được cách sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ giống như những loại trước kia chỉ được sản xuất tại Mỹ và một số quốc gia khác. Tăng trưởng về thu nhập thực tế của Hoa Kỳ đã chậm lại.

Đầu thế kỷ 21Sửa đổi

Xem thêm: Đại suy thoái và en:COVID-19 recession

Nền kinh tế Hoa Kỳ đã trải qua cuộc khủng hoảng năm 2001 với sự phục hồi về việc làm chậm chưa từng có khi số lượng việc làm không thể hồi phục về như mức vào tháng 2 năm 2001 cho mãi đến tận tháng 1 năm 2005.[75] Cuộc khủng hoảng này đi kèm với bong bóng bất động sản và bong bóng nợ được cho rằng là đang ngày một nhiều lên bởi tỷ lệ nợ của các hộ gia đình trên GDP đã tăng lên mức kỷ lục từ 70% vào quý 1 năm 2001 lên 99% vào quý 1 năm 2008. Những người muốn sở hữu nhà ở phải đi vay để trả tiền cho những căn nhà đang có nguy cơ rơi vào tình trạng bong bóng làm tăng mức nợ của họ lên trong khi GDP đang tăng trưởng một cách thiếu ổn định. Khi giá nhà ở giảm vào năm 2006, giá trị của các trái phiếu có tài sản thế chấp giảm mạnh khiến tiền gửi tại các hệ thống ngân hàng phi lưu ký đồng loạt bị khách hàng rút ra một cách không có kiểm soát, hiện tượng này hay còn gọi là Đột biến rút tiền gửi, các hệ thống ngân hàng phi lưu ký này thậm chí còn có thời kỳ từng phát triển vượt trội hơn so với các loại hình ngân hàng lưu ký được kiểm soát. Rất nhiều công ty cho vay thế chấp và các ngân hàng phi lưu ký khác [ví dụ: Các ngân hàng đầu tư] thậm chí đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng còn tồi tệ hơn vào giai đoạn 2007-2008 khi mà cuộc khủng hoảng ngân hàng lên đến đỉnh điểm vào năm 2008 đã buộc tập đoàn Lehman Brothers phải tuyên bố phá sản cùng với việc nhiều tổ chức tài chính khác phải kêu gọi sự cứu giúp.[76]

Tổng thống Donald Trump và những nhà lãnh đạo hàng đầu ngành công nghiệp ô tô của Mỹ, 2017

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Bush[2001-2009] và Obama[2009-2017], các chương trình cứu trợ tài chính và gói kích thích tăng trưởng kinh tế mang tên Keynesian đã được áp dụng thông qua các khoản chi lớn từ ngân sách chính phủ đồng thời Cục Dự trữ Liên Bang duy trì chính sách các khoản vay với lãi suất gần như là không đồng. Các biện pháp kể trên đã khôi phục được nền kinh tế khi mà các hộ gia đình đã gần như trả được hết nợ trong giai đoạn 2009-2012, điều chưa từng xảy ra kể từ năm 1947[77] đã tạo ra một rào cản đáng kể cho tiến trình hồi phục.[76] GDP thực tế tính đến trước năm 2011,[78] giá trị tài sản ròng của các hộ gia đình trước quý 2 năm 2012,[79] bảng lương phi nông nghiệp trước tháng 5 năm 2014[75] và tỷ lệ thất nghiệp trước tháng 9 năm 2015[80] đều đạt được những con số tích cực nhất trong giai đoạn trước khủng hoảng [cuối năm 2007]. Những chỉ tiêu trên tiếp tục đạt được những con số kỷ lục của giai đoạn sau suy thoái ở những ngày sau đó, đánh dầu thời kỳ phục hồi dài thứ 2 trong lịch sử Hoa Kỳ cho đến tháng 4 năm 2018.[81]

Nợ nắm giữ bởi công chúng - 1 chỉ tiêu đo lường nợ quốc gia, đã tăng lên trong suốt thế kỷ 21 từ con số 31% GDP vào năm 2000 lên thành 52% vào năm 2009 và năm 2017 đã đạt mức 77%, khiến Hoa Kỳ trở thành quốc gia có tỷ lệ nợ quốc gia trên GDP cao thứ 43 trong tổng số 207 quốc gia. Sự bất bình đẳng trong thu nhập đạt đỉnh vào năm 2007 và giảm xuống trong thời kỳ Đại khủng hoảng , mặc dù vậy Hoa Kỳ vẫn là quốc gia có sự chênh lệch về thu nhập cao thứ 41 trên tổng số 156 quốc gia vào năm 2017 [74% các quốc gia có phân phối thu nhập bình đẳng hơn Hoa Kỳ].[82]

Dữ liệuSửa đổi

Bảng dưới đây trình bày các chỉ số kinh tế quan trọng của Hoa Kỳ giai đoạn 1980-2019.[83]

Năm GDP danh nghĩa
[tỷ Đô-la Mỹ] GDP bình quân
[Đô-la Mỹ] Tăng trưởng GDP
[thực tế] Tỷ lệ lạm phát
[%] Tỷ lệ thất nghiệp
[%] Ngân sách cân đối
[theo% GDP][84] Nợ chính phủ do công chúng nắm giữ
[theo% GDP][85] Tài khoản vãng lai
balance
[theo% GDP]
2020 [dự báo] 20,934.0 57,589 −3.5% 0.62% 11.1% −n/a% 79.9% −n/a%
2019 21,439.0 64,674 2.2% 1.8% 3.5% −4.6% 78.9% −2.5%
2018 20,611.2 62,869 3.0% 2.4% 3.9% −3.8% 77.8% −2.4%
2017 19,519.4 60,000 2.3% 2.1% 4.4% −3.4% 76.1% −2.3%
2016 18,715.0 57,878 1.7% 1.3% 4.9% −3.1% 76.4% −2.3%
2015 18,224.8 56,770 3.1% 0.1% 5.3% −2.4% 72.5% −2.2%
2014 17,521.3 54,993 2.5% 1.6% 6.2% −2.8% 73.7% −2.1%
2013 16,784.9 52,737 1.8% 1.5% 7.4% −4.0% 72.2% −2.1%
2012 16,155.3 51,404 2.2% 2.1% 8.1% −5.7% 70.3% −2.6%
2011 15,517.9 49,736 1.6% 3.1% 8.9% −7.3% 65.8% −2.9%
2010 14,964.4 48,311 2.6% 1.6% 9.6% −8.6% 60.8% −2.9%
2009 14,418.7 46,909 −2.5% −0.3% 9.3% −9.8% 52.3% −2.6%
2008 14,718.6 48,302 −0.2% 3.8% 5.8% −4.6% 39.4% −4.6%
2007 14,477.6 47,955 1.9% 2.9% 4.6% −0.8% 35.2% −4.9%
2006 13,855.9 46,352 2.9% 3.2% 4.6% −0.1% 35.4% −5.8%
2005 13,093.7 44,218 3.3% 3.4% 5.1% −1.2% 35.8% −5.7%
2004 12,274.9 41,838 3.8% 2.7% 5.5% −2.3% 35.7% −5.1%
2003 11,510.7 39,592 2.8% 2.3% 6.0% −2.8% 34.7% −4.1%
2002 10,977.5 38,114 1.8% 1.6% 5.8% −1.7% 32.7% −4.1%
2001 10,621.9 37,241 1.0% 2.8% 4.7% 1.2% 31.5% −3.7%
2000 10,284.8 36,433 4.1% 3.4% 4.0% 2.3% 33.7% −3.9%
1999 9,660.6 34,602 4.8% 2.2% 4.2% 1.3% 38.3% −3.0%
1998 9,089.2 32,929 4.5% 1.5% 4.5% 0.8% 41.7% −2.4%
1997 8,608.5 31,554 4.4% 2.3% 4.9% −0.2% 44.6% −1.6%
1996 8,100.1 30,047 3.7% 2.9% 5.4% −1.3% 47.0% −1.5%
1995 7,664.1 28,763 2.7% 2.8% 5.6% −2.1% 47.7% −1.5%
1994 7,308.8 27,756 4.0% 2.6% 6.1% −2.8% 47.8% −1.7%
1993 6,878.7 26,442 2.7% 3.0% 6.9% −3.7% 47.9% −1.2%
1992 6,539.3 25,467 3.6% 3.0% 7.5% −4.5% 46.8% −0.8%
1991 6,174.1 24,366 −0.1% 4.2% 6.9% −4.4% 44.1% 0.0%
1990 5,979.6 23,914 1.9% 5.4% 5.6% −3.7% 40.9% −1.3%
1989 5,657.7 22,879 3.7% 4.8% 5.3% −2.7% 39.4% −1.8%
1988 5,252.6 21,442 4.2% 4.1% 5.5% −3.0% 39.9% −2.3%
1987 4,870.2 20,063 3.5% 3.6% 6.2% −3.1% 39.6% −3.3%
1986 4,590.1 19,078 3.5% 1.9% 7.0% −4.8% 38.5% −3.2%
1985 4,346.8 18,232 4.2% 3.5% 7.2% −4.9% 35.3% −2.7%
1984 4,040.7 17,099 7.2% 4.4% 7.5% −4.6% 33.1% −2.3%
1983 3,638.1 15,531 4.6% 3.2% 9.6% −5.7% 32.2% −1.1%
1982 3,345.0 14,410 −1.8% 6.2% 9.7% −3.8% 27.9% −0.2%
1981 3,211.0 13,966 2.6% 10.4% 7.6% −2.5% 25.2% 0.2%
1980 2,862.5 12,575 −0.2% 13.5% 7.2% −2.6% 25.5% 0.1%

Mục lục

Nguồn gốc tên gọiSửa đổi

Bài chi tiết: Tên gọi Pháp

Tên tiếng PhápSửa đổi

Trong tiếng Pháp, Pháp được gọi là France. Ban đầu áp dụng cho toàn Đế quốc Frank, tên gọi "France" bắt nguồn từ tiếng Latinh Francia, hay "quốc gia của người Frank".[19] Pháp ngày nay vẫn được gọi là Francia trong tiếng Ý và Tây Ban Nha. Tồn tại các thuyết khác nhau về nguồn gốc của tên gọi Frank. Theo các tiền lệ của Edward Gibbon và Jacob Grimm,[20] tên gọi của người Frank có liên kết với từ frank [miễn] trong tiếng Anh.[21] Người ta cho rằng nghĩa "miễn" được chấp nhận do sau khi chinh phục Gaul, chỉ có người Frank được miễn thuế.[22] Thuyết khác cho rằng nó bắt nguồn từ tiếng Germain nguyên thuỷ là frankon, dịch là cái lao hoặc cái thương do rìu quăng của người Frank được gọi là francisca.[23] Tuy nhiên, người ta xác định rằng các vũ khí này có tên như vậy do được người Frank sử dụng, chứ không phải ngược lại.[24]

Tên tiếng ViệtSửa đổi

Tên gọi của nước Pháp trong tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Trung Quốc. Bằng tiếng Trung, "France" được người Trung Quốc phiên âm là "Fǎ lán xī" theo bính âm [chữ Hán: 法蘭西, Hán-Việt: Pháp Lan Tây]. Quốc hiệu đầy đủ của Pháp trong tiếng Trung là 法蘭西共和國 ["Fǎlánxī Gònghéguó" - Pháp Lan Tây Cộng hoà Quốc, viết tắt 法國 [bính âm: Fǎ guó; Hán-Việt: Pháp Quốc].[25] Cũng giống như Anh, Đức, Mỹ.., người Việt hay bỏ chữ "Quốc" hay chữ "nước" đi, chỉ còn gọi là "Pháp". Vì vậy Quốc hiệu đầy đủ của Pháp trong tiếng Việt trở thành Cộng hòa Pháp, hai chữ "Lan Tây" không còn trong tên.[cần dẫn nguồn]

Trong thư tịch chữ Hán cổ của Việt Nam thì quốc hiệu nước Pháp còn được phiên âm là Pha Lang Sa [chữ Hán: "坡郎沙"], Phú Lang Sa ["富郎沙"], Phú Lãng Sa ["富浪沙"], hoặc Pháp Lang Sa ["法浪沙"].

Lịch sửSửa đổi

Bài chi tiết: Lịch sử Pháp

Tiền sử [trước thế kỷ thứ VI TCN]Sửa đổi

Một bức hoạ trong di chỉ Lascaux tại tỉnh Dordogne, khoảng 18.000 TCN

Dấu vết cổ nhất về sinh hoạt của con người tại Pháp có niên đại từ khoảng 1,8 triệu năm trước.[26] Loài người sau đó phải đương đầu với khí hậu khắc nghiệt và hay biến đổi, với dấu ấn là một số kỷ băng hà.

Người nguyên thuỷ ban đầu trải qua đời sống săn bắt hái lượm và du cư.[26] Pháp có một lượng lớn các hang được trang trí có niên đại từ thời đại đồ đá cũ muộn, trong đó Lascaux là một trong các di tích nổi tiếng và được bảo quản tốt nhất[26] [khoảng 18.000 TCN]. Đến khi kết thúc kỷ băng hà cuối [10.000 TCN], khí hậu trở nên ôn hoà hơn;[26] từ khoảng 7.000 TCN, khu vực bước vào thời đại đồ đá mới và cư dân tại đây bắt đầu định cư.

Sau những phát triển mạnh mẽ về nhân khẩu và nông nghiệp từ thiên niên kỷ 4 đến thiên niên kỷ 3 TCN, nghề luyện kim xuất hiện vào cuối thiên niên kỷ 3 TCN, ban đầu là gia công vàng, đồng và đồng điếu, sau đó là sắt.[27] Pháp có nhiều di chỉ cự thạch từ thời đại đồ đá mới, trong đó có di chỉ các khối đá Carnac dày đặc dị thường [khoảng 3.300 TCN].

Cổ xưa [Thế kỷ thứ VI TCN-Thế kỷ thứ V CN]Sửa đổi

Năm 600 TCN, người Hy Lạp Ionie xuất thân từ Phocée thành lập thuộc địa Massalia [nay là Marseille] bên bờ Địa Trung Hải, là thành phổ cổ nhất tại Pháp.[28][29] Cùng thời gian này, một số bộ lạc Gaulois thuộc nhóm Celt thâm nhập nhiều nơi của khu vực nay là Pháp, và bành trướng chiếm đóng ra phần còn lại của Pháp từ thế kỷ V đến thế kỷ III TCN.[30]

Vercingetorix đầu hàng Caesar trong Trận Alesia. Thất bại của Gaulois trong chiến tranh xứ Gallia đã bảo đảm cuộc chinh phục La Mã của đất nước.

Khái niệm Gaule xuất hiện trong thời kỳ này; nó tương ứng với các lãnh thổ người Celt định cư trải giữa sông Rhin, Đại Tây Dương, dãy Pyrénées và Địa Trung Hải. Biên giới của Pháp ngày này gần đúng với Gaule cổ, là nơi cư trú của người Gaulois thuộc nhóm Celt. Gaule sau đó là một quốc gia thịnh vượng, phần cực nam chịu ảnh hưởng mạnh của văn hoá và kinh tế Hy Lạp-La Mã.

Maison Carrée là một đền thờ tại thành phố Gaulois-La Mã Nemausus [nay là Nîmes] và là một trong các di tích được bảo quản tốt nhất của Đế quốc La Mã.

Khoảng năm 390 TCN, tù trưởng Gaulois Brennos dẫn quân vượt dãy Alpes hướng đến bán đảo Ý, đánh bại người La Mã trong trận Allia, bao vây và đòi tiền chuộc thành La Mã [Roma]. Cuộc xâm lăng của người Gaulois khiến La Mã suy yếu, và người Gaulois tiếp tục quấy rối khu vực cho đến khi đạt được một hoà ước chính thức với La Mã vào năm 345 TCN. Tuy nhiên, người La Mã và người Gaulois vẫn là đối thủ trong vài thế kỷ sau đó, và người Gaulois tiếp tục là một mối đe doạ tại bán đảo Ý.

Khoảng năm 125 TCN, phần miền nam của Gaule bị người La Mã chinh phục, họ gọi khu vực này là Provincia Nostra ["Tỉnh của Chúng ta"], và theo thời gian tiến hoá thành tên gọi Provence trong tiếng Pháp.[31] Julius Caesar chinh phục phần còn lại của Gaule và đánh bại cuộc khởi nghĩa của tù trưởng Gaulois Vercingétorix vào năm 52 TCN.[32] Theo Plutarchus và các tác phẩm của học giả Brendan Woods, Chiến tranh xứ Gallia đã dẫn đến 800 thành phố được chinh phục, 300 bộ lạc bị khuất phục, một triệu người bị bán làm nô lệ và ba triệu người khác chết trong trận chiến.[cần dẫn nguồn]

Gaule bị Augustus phân chia thành các tỉnh của La Mã.[33] Nhiều thành thị được thành lập trong giai đoạn Gaulois-La Mã, như Lugdunum [nay là Lyon] được nhìn nhận là thủ phủ của người Gaulois.[33] Các thành thị này được xây dựng theo phong cách La Mã truyền thống, với một quảng trường, một nhà hát, một đấu trường, một đài vòng và các phòng tắm nóng. Người Gaulois lai với những người định cư La Mã và cuối cùng tiếp nhận văn hoá và ngôn ngữ của người La Mã [tiếng La Tinh, tiếng mà tiếng Pháp tiến hoá từ đó]. Thuyết đa thần La Mã hợp nhất với thuyết dị giáo Gaulois thành thuyết hổ lốn tương tự.

Từ thập niên 250 đến thập niên 280, Gaule thuộc La Mã trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng do người Man di tiến hành một số cuộc tấn công vào biên giới.[34] Tuy thế, tình hình được cải thiện vào nửa đầu của thế kỷ IV, đây là giai đoạn phục hồi và thịnh vượng của Gaule thuộc La Mã.[35] Năm 312, Hoàng đế Constantinus I cải đạo sang Cơ Đốc giáo, các tín đồ Cơ Đốc giáo vốn trước đây bị ngược đãi thì từ lúc này gia tăng nhanh chóng về số lượng trên khắp đế quốc.[36] Tuy nhiên, từ khi bắt đầu thế kỷ V, người man di lại tiếp tục xâm lăng,[37] và các bộ lạc Germain như Vandal, Suebi và Alan vượt sông Rhin đến định cư tại Gaule, Tây Ban Nha và những nơi khác thuộc Đế quốc La Mã vốn đang suy sụp.[38] Các bộ lạc Teutonic xâm chiếm khu vực Đức ngày nay, người Visigoth định cư ở phía tây nam, người Burgundi dọc theo thung lũng sông Rhine và người Francia [từ đó người Pháp lấy tên của họ] ở phía bắc.[39]

Sơ kỳ Trung Cổ [Thế kỷ thứ V-Thế kỷ thứ X]Sửa đổi

Bài chi tiết: Francia, Nhà Merowinger, và Nhà Carolus
Xem thêm: Danh sách quân chủ nước Pháp và Pháp thời Trung cổ
Đế quốc Frank bành trướng từ 481 đến 804 và bị chia cắt năm 843 đến 870

Đến cuối giai đoạn cổ đại, Gaule cổ được phân thành một số vương quốc của người Germain và một lãnh thổ Gaulois-La Mã còn lại mang tên Vương quốc Soissons. Đồng thời, người Briton thuộc nhóm Celt đến định cư tại phần phía tây của Armorique khi họ chạy trốn khỏi những người Anglo-Saxon [thuộc nhóm Germain] đến định cư tại đảo Anh. Do đó, bán đảo Armorique được đổi tên thành Bretagne, văn hoá Celt được phục hưng và các tiểu vương quốc độc lập xuất hiện tại khu vực này.

Do Clovis cải sang Công giáo vào năm 498, quân chủ Frank vốn được tuyển cử và có tính thế tục thì nay biến thành thế tập và có quyền thần thánh.

Người Frank dị giáo thuộc nhóm Germain ban đầu định cư tại phần phía bắc của Gaule, song dưới thời Clovis I họ chinh phục hầu hết các vương quốc khác tại miền bắc và miền trung Gaule. Năm 498, Clovis I là nhà chinh phục Germain đầu tiên cải sang Công giáo La Mã sau khi Đế quốc La Mã sụp đổ, thay vì là giáo phái Aria; do đó Pháp được giáo hoàng trao cho danh hiệu "người con gái cả của Giáo hội" [tiếng Pháp: La fille aînée de l'Église][40] và các vị vua Pháp sẽ được gọi là "Các vị vua Cơ đốc nhất của Pháp" [Rex Christianissimus].

Người Frank tuân theo văn hoá Gaulois-La Mã Cơ Đốc giáo và Gaule cổ đại cuối cùng được đổi tên thành Francia ["vùng đất của người Frank"]. Người Frank thuộc nhóm Germain tiếp nhận các ngôn ngữ Roma, ngoại trừ tại miền bắc Gaule do các khu định cư La Mã thưa thớt và tại đó các ngôn ngữ Germain nổi bật lên. Clovis định đô tại Paris và lập ra Vương triều Méroving, song vương quốc này không tồn tại được sau khi ông mất. Người Frank nhìn nhận đất đai đơn thuần là tài sản tư hữu và phân chia nó cho những người thừa kế, do đó có bốn vương quốc xuất hiện sau khi Clovis mất: Paris, Orléans, Soissons, và Rheims. Các quốc vương Méroling cuối cùng để mất quyền lực về tay các quản thừa trong cung của họ. Một vị quản thừa tên là Charles Martel đánh bại một cuộc xâm lược của người Hồi giáo vào Gaule trong trận Tours [732], ông giành được danh tiếng và quyền lực trong các vương quốc Frank. Con trai của ông là Pépin Lùn, đoạt vương vị của Francia từ các vương triều Méroving đã suy yếu và lập nên vương triều Caroling. Con trai của Pépin là Charlemagne thống nhất các vương quốc Frank và gây dựng một đế quốc rộng lớn trải khắp Tây và Trung Âu.

Charlemagne được Giáo hoàng Léon III công bố là Hoàng đế La Mã Thần thánh, qua đó đảm bảo liên kết lịch sử trường kỳ giữa chính phủ Pháp với Giáo hội Công giáo,[41] Charlemagne nỗ lực khôi phục Đế quốc Tây La Mã và uy quyền văn hoá của nó. Con trai của Charlemagne là Louis I [trị vì 814–840] duy trì đế quốc được thống nhất; tuy nhiên Đế quốc Caroling này không tồn tại sau thời của ông. Năm 843, theo Hiệp ước Verdun, đế quốc bị phân chia giữa ba người con trai của Louis I: Đông Francia thuộc về Louis người Đức, Trung Francia thuộc về Lothaire I, và Tây Francia thuộc về Charles Béo. Tây Francia gần đúng với lãnh thổ Pháp và là tiền thân của nước Pháp hiện đại.[42]

Trong các thế kỷ IX và X, Pháp liên tục bị đe doạ trước các cuộc xâm lăng của người Viking, và trở thành một quốc gia rất phân quyền: các tước hiệu và lãnh địa của giới quý tộc được thừa kế, còn quyền lực của quốc vương mang tính tôn giáo hơn là thế tục, do đó kém hiệu quả và luôn gặp thách thức trước giới quý tộc quyền lực. Do đó, chế độ phong kiến phân quyền được hình thành tại Pháp. Theo thời gian, một số chư hầu phát triển mạnh đến nỗi họ thường gây ra mối đe doạ cho quốc vương. Chẳng hạn, sau trận Hastings vào năm 1066, William Nhà chinh phạt thêm "quốc vương Anh" vào tước hiệu của mình, đồng thời là chư hầu [với danh nghĩa Công tước xứ Normandie] và đồng đẳng [với danh nghĩa quốc vương của Anh] với quốc vương của Pháp, gây căng thẳng định kỳ.

Hậu kỳ Trung cổ [Thế kỷ thứ X-Thế kỷ thứ XV]Sửa đổi

Bài chi tiết: Vương quốc Pháp, Nhà Kapetinger, Nhà Valois, và Nhà Bourbon
Xem thêm: Danh sách quân chủ nước Pháp và Pháp thời Trung cổ
Jeanne d'Arc lãnh đạo quân Pháp giành một số chiến thắng quan trọng trong Chiến tranh Trăm Năm [1337–1453], mở đường cho thắng lợi cuối cùng.

Vương triều Caroling cai trị Pháp cho đến năm 987, khi Công tước Hugues Capet đăng cơ làm quốc vương của người Frank.[43] Các dòng hậu duệ của ông— nhà Capet, nhà Valois và nhà Bourbon— từng bước thống nhất quốc gia thông qua chiến tranh và thừa kế triều đại, hình thành Vương quốc Pháp được tuyên bố đầy đủ vào năm 1190 bởi Philippe II Auguste. Giới quý tộc Pháp giữ một vai trò nổi bật trong hầu hết các cuộc Thập tự chinh nhằm khôi phục quyền tiếp cận của tín đồ Cơ Đốc giáo đối với Đất Thánh. Các hiệp sĩ Pháp chiếm phần đa trong dòng tiếp viện liên tục trong suốt hai trăm năm Thập tự chinh, đến mức người Ả Rập đều gọi thập tự quân là Franj bất kể họ có đến từ Pháp hay không.[44] Thập tự quân Pháp cũng đưa tiếng Pháp đến vùng Levant, biến tiếng Pháp thành cơ sở cho ngôn ngữ chung của các nhà nước Thập tự quân.[44] Thập tự quân Pháp cũng đã đưa ngôn ngữ Pháp đến Levant, biến tiếng Pháp thành nguồn gốc của lingua franca [litt. "tiếng Frank"] của các khu vực Thập tự chinh.[45] Các hiệp sĩ Pháp cũng chiếm đa số trong cả Hiệp sĩ Cứu tế và Hiệp sĩ dòng Đền. Hiệp sĩ dòng Đền nắm nhiều tài sản trên khắp nước Pháp và đến thế kỷ XIII là các chủ ngân hàng chính đối với quân chủ Pháp, kéo dài cho đến khi Philippe IV tiêu diệt dòng này vào năm 1307. Thập tự chinh Albi được phát động vào năm 1209 nhằm diệt trừ phái Cathar dị đoan tại khu vực tây nam của Pháp ngày nay. Kết quả là phái Cathar bị tiêu diệt và hạt tự trị Toulouse được sáp nhập vào Vương quốc Pháp.[46]

Tiến hoá lãnh thổ Pháp từ 985 đến 1947

Các vị quốc vương sau này bành trướng lãnh địa của họ ra hơn một nửa phần lục địa của Pháp ngày nay, bao gồm hầu hết miền bắc, trung và tây của Pháp. Trong khi đó, quyền lực của quân chủ ngày càng được khẳng định, tập trung vào một xã hội có nhận thức phân tầng, phân chia giới quý tộc, tăng lữ và thường dân.

Từ thế kỷ 11, nhà Plantagenet, những người cai trị hạt Anjou, đã thành công trong việc thiết lập sự thống trị của mình đối với các tỉnh xung quanh Maine và Touraine, sau đó dần dần xây dựng một "đế chế" kéo dài từ Anh đến Pyrenees và bao trùm một nửa Pháp hiện đại. Căng thẳng giữa vương quốc Pháp và đế quốc Plantagenet kéo dài cả trăm năm, cho đến khi Philip Augustus của Pháp chinh phục từ năm 1202 đến 1214 phần lớn tài sản của đế quốc, để lại Anh và Aquitaine cho Plantagenets. Sau trận Bouvines, triều đình Angevin rút lui về Anh, nhưng sự ganh đua giữa Capet và Plantagenet sẽ mở đường cho một cuộc xung đột khác.

Charles IV mất mà không có người kế vị vào năm 1328.[47] Vương vị được truyền cho người em con chú của Charles là Philippe xứ Valois, thay vì cho con trai của em gái Charles là Edward [ngay sau đó trở thành Edward III của Anh]. Trong thời gian cai trị của Philippe xứ Valois, chế độ quân chủ Pháp đạt đến đỉnh cao quyền lực thời Trung Cổ.[47] Vương vị của Philippe bị Edward III của Anh tranh giành, và đến năm 1337 ngay trước khi có dịch Cái chết Đen,[48] Pháp và Anh lâm vào chiến tranh và người ta gọi đó là Chiến tranh Trăm năm.[49] Biên giới chính xác thay đổi lớn theo thời gian, song phần đất mà các quốc vương Anh chiếm hữu tại Pháp vẫn rộng lớn trong nhiều thập niên. Dưới quyền các thủ lĩnh như Jeanne d'Arc và La Hire, người Pháp phản công mạnh mẽ và đẩy lui thành công quân Anh ra khỏi lục địa châu Âu. Giống như phần còn lại của châu Âu, Pháp trải qua dịch Cái chết Đen; một nửa trong số 17 triệu dân của Pháp bị thiệt mạng.[50][51]

Thời kỳ cận đại [Thế kỷ XV-1789]Sửa đổi

Bài chi tiết: Phục hưng Pháp [khoảng 1400-khoảng 1650], Pháp đầu thời hiện đại [1500-1789], Chiến tranh tôn giáo Pháp [1562-1598] và Chế độ cũ [khoảng 1400-1792]
Công trình xây dựng Lâu đài Montsoreau đang dự đoán kỳ Phục Hưng tại Pháp.
Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy [1572] là đỉnh cao của các cuộc chiến tôn giáo tại Pháp.

Trong thời kỳ Phục Hưng tại Pháp, diễn ra bước phát triển ngoạn mục về văn hoá, và tiếng Pháp được tiêu chuẩn hoá lần đầu tiên, rồi trở thành ngôn ngữ chính thức của Pháp và ngôn ngữ của giới quý tộc châu Âu. Pháp còn tham gia các cuộc chiến tranh Ý kéo dài với Đế quốc La Mã Thần thánh hùng mạnh. Các nhà thám hiểm người Pháp như Jacques Cartier hay Samuel de Champlain yêu sách nhiều vùng đất tại châu Mỹ cho Pháp, mở đường cho cuộc bành trướng hình thành Đế quốc thực dân Pháp lần thứ nhất. Tin Lành nổi lên tại châu Âu khiến Pháp lâm vào một cuộc nội chiến mang tên chiến tranh tôn giáo Pháp, sự kiện tệ hại nhất là hàng nghìn người Huguenot [Tin Lành] bị sát hại trong Thảm sát Ngày lễ Thánh Barthélemy vào năm 1572.[52] Chiến tranh tôn giáo kết thúc theo sắc lệnh Nantes của Henri IV, theo đó trao một số quyền tự do tôn giáo cho người Huguenot. Đoàn quân Tây Ban NhaHabsburg thuộc Tây Ban Nha, nỗi kinh hoàng của Tây Âu,[53] hỗ trợ phe Công giáo trong các cuộc chiến tranh tôn giáo năm 1589-1594 và xâm chiếm miền bắc nước Pháp năm 1597; sau một số cuộc giao tranh vào những năm 1620 và 1630, Tây Ban Nha và Pháp trở lại cuộc chiến toàn diện giữa năm 1635 và 1659. Chiến tranh gây thiệt hại cho Pháp 300.000 quân.[54]

Dưới thời Louis XIII, Hồng y Richelieu xúc tiến tập trung hoá nhà nước và củng cố quyền lực của quân chủ bằng cách giải giáp những người nắm giữ quyền lực trong nước vào thập niên 1620. Ông phá huỷ có hệ thống thành quách của các lãnh chúa ngoan cố và bị tố cáo sử dụng bạo lực cá nhân [đấu tay đôi, mang vũ khí, và duy trì quân đội riêng]. Đến cuối thập niên 1620, Richelieu lập ra thuyết độc quyền của quân chủ về vũ lực.[55] Khi Louis XIV còn nhỏ và quyền nhiếp chính thuộc về Vương hậu Anne và Hồng y Mazarin, Pháp trải qua một giai đoạn khó khăn mang tên Fronde, trong khi đó lại có chiến tranh với Tây Ban Nha. Cuộc khởi nghĩa Fronde được thúc đẩy bởi các đại lãnh chúa phong kiến và các toà án tối cao, nhằm phản ứng trước việc gia tăng quyền lực chuyên chế của quân chủ.

Louis XIV là người biến Pháp trở thành cường quốc hàng đầu châu Âu.

Chế độ quân chủ đạt đến đỉnh cao trong thế kỷ XVII và thời cai trị của Louis XIV. Quyền lực của các lãnh chúa phong kiến bị chuyển cho các triều thần tại Cung điện Versailles, do đó quyền lực cá nhân của Louis XIV trở nên không bị thách thức. Ông tiến hành nhiều cuộc chiến, biến Pháp trở thành cường quốc hàng đầu châu Âu. Pháp trở thành quốc gia đông dân nhất tại châu Âu và có ảnh hưởng to lớn đến chính trị, kinh tế và văn hoá của châu lục này. Tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong ngoại giao, khoa học, văn học và các vấn đề quốc tế, tình trạng này được duy trì cho đến thế kỷ XX.[56] Pháp giành được nhiều thuộc địa hải ngoại tại châu Mỹ, châu Phi và châu Á. Louis XIV cũng huỷ bỏ sắc lệnh Nantes, buộc hàng nghìn người Huguenot phải lưu vong.

Dưới thời Louis XV, Pháp để mất Tân Pháp và hầu hết thuộc địa tại Ấn Độ sau khi họ thất bại trong Chiến tranh Bảy năm [1756–63] vốn kết thúc vào năm 1763. Tuy vậy, lãnh thổ châu Âu của Pháp được mở rộng thêm, những vụ sáp nhập đáng chú ý nhất là Lorraine [1766] và Corse [1770]. Do không được lòng dân, quyền lực của Louis XV suy yếu, các quyết định vụng về của ông về tài chính, chính trị và quân sự, cũng như sự truỵ lạc trong triều đình khiến cho chế độ quân chủ bị mất tín nhiệm, được cho là mở đường cho Cách mạng Pháp diễn ra 15 năm sau khi ông mất.[57][58]

Louis XVI tích cực giúp đỡ người Mỹ khi họ tìm cách độc lập khỏi Anh [đạt được trong Hiệp định Paris [1783]]. Khủng hoảng tài chính sau khi Pháp can dự vào Cách mạng Mỹ là một trong các yếu tố góp phần dẫn đến Cách mạng Pháp. Phần lớn phong trào Khai sáng diễn ra trong giới trí thức Pháp, các nhà khoa học Pháp đạt được nhiều đột phá cùng phát minh lớn về khoa học như phát hiện oxy [1778] và khí cầu nóng chở khách đầu tiên [1783]. Các nhà thám hiểm Pháp như Bougainville và Lapérouse tham gia các hành trình khám phá khoa học thông qua thám hiểm hàng hải khắp thế giới. Triết học Khai sáng làm xói mòn quyền lực và sự ủng hộ dành cho chế độ quân chủ, giúp mở đường cho Cách mạng Pháp.

Cách mạng Pháp [1789–1799]Sửa đổi

Bài chi tiết: Lịch sử Pháp §Cách mạng Pháp [1789–1799], và Cách mạng Pháp
Chiếm ngục Bastille vào ngày 14 tháng 7 năm 1789 là sự kiện mang tính biểu trưng nhất của Cách mạng Pháp.

Đối diện với các khó khăn tài chính, Louis XVI triệu tập Hội nghị Ba đẳng cấp [États généraux] vào tháng 5 năm 1789 nhằm đề xuất các giải pháp cho chính phủ. Do hội nghị trở nên bế tắc, các đại biểu cho đẳng cấp thứ ba [thường dân] hình thành một Quốc hội, báo hiệu Cách mạng Pháp bùng nổ. Lo ngại quốc vương đàn áp Quốc hội mới thành lập, những người khởi nghĩa chiếm ngục Bastille vào ngày 14 tháng 7 năm 1789, ngày này về sau trở thành quốc khánh của Pháp.

Đầu tháng 8 năm 1789, Quốc hội lập hiến bãi bỏ các đặc quyền của giới quý tộc chẳng hạn như quyền chế độ nông nô và quyền săn bắn độc quyền. Thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền [27 tháng 8 năm 1789], Pháp thiết lập các quyền cơ bản cho nam giới. Tuyên bố khẳng định "các quyền tự nhiên và không thể quy định của con người" đối với "quyền tự do, tài sản, an ninh và chống lại áp bức". Tự do ngôn luận và báo chí đã được tuyên bố và các vụ bắt giữ tùy tiện ngoài vòng pháp luật. Nó kêu gọi phá hủy các đặc quyền quý tộc và tuyên bố tự do và quyền bình đẳng cho tất cả mọi người.

Trong tháng 11 năm 1789, Quốc hội quyết định quốc hữu hoá và bán toàn bộ tài sản của Giáo hội Công giáo La Mã. Trong tháng 7 năm 1790, Hiến pháp dân sự về tăng lữ tái tổ chức Giáo hội Công giáo Pháp, huỷ bỏ quyền thu thuế và các quyền khác của Giáo hội. Điều này gây nhiều bất mãn tại nhiều nơi của Pháp, góp phần bùng phát nội chiến vài năm sau đó. Mặc dù Louis XVI vẫn được dân chúng tín nhiệm, song việc ông đào thoát đến Varennes [tháng 6 năm 1791] dường như chứng minh những tin đồn rằng ông gắn kết hy vọng bảo hộ chính trị với triển vọng nước ngoài xâm lăng. Sự tín nhiệm của ông đã bị hủy hoại sâu sắc đến mức việc bãi bỏ chế độ quân chủ và thiết lập một nền cộng hòa trở thành một khả năng ngày càng tăng.

Trong tháng 8 năm 1791, Hoàng đế Áo và Quốc vương Phổ trong Tuyên ngôn Pillnitz đe doạ nước Pháp cách mạng về việc can thiệp vũ lực nhằm khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế. Trong tháng 9 năm 1791, Quốc hội lập hiến buộc Quốc vương Louis XVI chấp thuận Hiến pháp Pháp 1791, theo đó biến Pháp từ quốc gia theo chế độ quân chủ chuyên chế thành chế độ quân chủ lập hiến. Trong Hội nghị Lập pháp mới thành lập [tháng 10 năm 1791], tình trạng thù định phát triển và sâu sắc giữa nhóm 'Gironde' ủng hộ chiến tranh với Áo và Phổ, và nhóm 'Montagne' hoặc 'Jacobin' phản chiến. Tuy nhiên, đa số trong Hội đồng năm 1792 đã xem một cuộc chiến với Áo và Phổ là cơ hội để thúc đẩy sự phổ biến của chính quyền cách mạng và nghĩ rằng Pháp sẽ giành chiến thắng chống lại các chế độ quân chủ. Ngày 20 tháng 4 năm 1792, Hội nghị Lập pháp tuyên chiến với Áo.

Le Serment du Jeu de paume bởi Jacques-Louis David, 1791

Ngày 10 tháng 8 năm 1792, một đám đông giận dữ đe doạ cung điện của Quốc vương Louis XVI, buộc ông lánh nạn trong Hội nghị Lập pháp.[59][60] Một đội quân Phổ xâm chiếm Pháp trong cùng tháng đó. Đầu tháng 9, người dân Paris tức giận vì quân đội Phổ bắt giữ Verdun và các cuộc nổi dậy phản cách mạng ở phía tây nước Pháp, đã sát hại từ 1.000 đến 1.500 tù nhân bằng cách đánh phá các nhà tù ở Paris. Hội đồng Lập pháp Quốc gia và hội đồng thành phố Paris dường như không thể ngăn được sự đổ máu đó.[61][62] Công hội Quốc dân hình thành sau cuộc bầu cử đầu tiên với thể thức phổ thông đầu phiếu nam giới,[59] vào ngày 20 tháng 9 năm 1792 để kế tục Hội nghị Lập pháp, và đến ngày 21 tháng 9 họ bãi bỏ chế độ quân chủ khi tuyên bố thành lập Đệ Nhất Cộng hòa Pháp. Cựu vương Louis XVI bị buộc tội phản quốc và bị hành quyết vào tháng 1 năm 1793. Pháp tuyên chiến với Anh và Cộng hoà Hà Lan vào tháng 11 năm 1792, với Tây Ban Nha vào tháng 3 năm 1793; đến mùa xuân năm 1793, Áo, Anh và Cộng hoà Hà Lan xâm lược Pháp.

Cũng trong tháng 3 năm 1793, nội chiến Vendée chống Paris bắt đầu; khởi nghĩa cũng được nung nấu tại những nơi khác của Pháp. Mối thù phe phái trong Công hội Quốc dân đạt đến đỉnh điểm khi nhóm 'Gironde' vào ngày 2 tháng 6 năm 1793 bị buộc phải từ chức và rời khỏi Công hội. Khởi nghĩa phản cách mạng đến tháng 7 mở rộng đến Bretagne, Normandie, Bordeaux, Marseilles, Toulon, Lyon. Chính phủ tại Paris từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1793 phải sử dụng các biện pháp tàn bạo để khuất phục hầu hết các cuộc khởi nghĩa nội bộ, tổn thất hàng chục nghìn sinh mạng. Một số sử gia nhận định nội chiến kéo dài đến năm 1796 với tổng tổn thất nhân mạng có lẽ là 450.000.[63][64] Đến cuối năm 1793, các đồng minh đã bị đuổi khỏi Pháp. Đến tháng 2 năm 1794, Pháp bãi bỏ chế độ nô lệ trong các thuộc địa của họ tại châu Mỹ, song sau đó áp dụng lại.

Bất đồng và thù địch chính trị trong Công hội Quốc dân từ tháng 10 năm 1793 đến tháng 7 năm 1794 lên đến mức độ chưa từng thấy, khiến hàng chục thành viên bị kết án tử hình. Trong khi đó, chiến tranh với ngoại bang vào năm 1794 trở nên thuận lợi, chẳng hạn như tại Bỉ. Năm 1795, chính phủ dường như trở lại với sự thờ ơ trước mong muốn và nhu cầu của tầng lớp thấp liên quan đến tự do tôn giáo [Công giáo] và phân phối thực phẩm công bằng. Cho đến năm 1799, các chính trị gia ngoài việc phát minh một hệ thống nghị viện mới ['Hội đồng Đốc chính'], còn bận rộn với việc ngăn cản nhân dân khỏi Công giáo và chủ nghĩa bảo hoàng.

Napoléon và thế kỷ XIX [1799–1914]Sửa đổi

Bài chi tiết: Lịch sử Pháp §Napoleonic Pháp [1799–1815]; Lịch sử Pháp §Thế kỷ 19, 1815–1914; Đệ Nhất Đế chế Pháp; Đệ Nhị Đế chế Pháp; và Đế quốc thực dân Pháp
Xem thêm: Pháp thế kỷ 19 và Pháp thế kỷ 20
Napoleon, Hoàng đế của Pháp, và Grande Armée [Đại quân] của ông đã xây dựng một Đế chế rộng lớn trên khắp châu Âu. Các cuộc chinh phạt của ông đã truyền bá lý tưởng cách mạng của Pháp trên khắp châu Âu, như chủ quyền, bình đẳng pháp lý, chủ nghĩa cộng hòa và tổ chức lại hành chính trong khi cải cách pháp lý của ông có tác động lớn trên toàn thế giới. Chủ nghĩa dân tộc, đặc biệt là ở Đức, nổi lên chống lại ông.[65]

Napoléon Bonaparte giành quyền kiểm soát nước cộng hoà vào năm 1799, trở thành tổng tài đầu tiên rồi sau đó là hoàng đế của Đế quốc Pháp [1804–1814/1815]. Tiếp nối chiến tranh chống Cộng hoà Pháp, các chế độ quân chủ châu Âu chuyển sang tuyên chiến bằng cuộc chiến tranh với đế quốc của Napoléon. Quân đội của Napoléon chinh phục hầu hết châu Âu lục địa với các chiến thắng nhanh chóng chẳng hạn như các trận chiến của Jena-Auerstadt hay Austerlitz. Các thành viên trong gia tộc Bonaparte được bổ nhiệm làm quân chủ tại một số vương quốc mới thành lập.[66] Các chiến thắng này khiến những tư tưởng và cải cách của Cách mạng Pháp truyền bá ra toàn cầu, như hệ thống mét, bộ luật Napoléon và tuyên ngôn Nhân quyền. Vào tháng 6 năm 1812, Napoléon đã tấn công Nga, đến Moscow. Sau đó, quân đội của ông đã tan rã thông qua các vấn đề về nguồn cung, bệnh tật, các cuộc tấn công của Nga và cuối cùng là mùa đông. Sau chiến dịch đánh Nga thê thảm, tiếp đó là các chế độ quân chủ châu Âu nổi dậy chống lại quyền cai trị của Pháp, Napoléon thất bại và chế độ quân chủ Bourbon được khôi phục. Khoảng một triệu người Pháp thiệt mạng trong các cuộc chiến tranh Napoléon.[66] Sau khi trở về sau thời gian lưu vong, Napoleon cuối cùng đã bị đánh bại vào năm 1815 tại trận chiến Waterloo, chế độ quân chủ được tái lập [1815–1830], với những hạn chế về hiến pháp mới.

Triều đại Bourbon mất tín nhiệm và bị lật đổ trong Cách mạng tháng Bảy năm 1830, lập ra nền quân chủ tháng Bảy tồn tại cho đến năm 1848, khi Đệ Nhị Cộng hòa Pháp được công bố, theo sau các cuộc khởi nghĩa tại châu Âu vào năm 1848. Bãi bỏ chế độ nô lệ và phổ thông đầu phiếu nam giới được tái ban hành vào năm 1848. Năm 1852, Tổng thống Cộng hoà Pháp Louis-Napoléon Bonaparte, vốn là con của em trai Napoléon Bonaparte, tuyên bố mình là hoàng đế của đế quốc thứ nhì, với hiệu là Napoléon III. Ông gia tăng can thiệp của Pháp ở bên ngoài, đặc biệt là tại Krym, tại México và Ý, cuộc can thiệp tại Ý khiến Pháp sáp nhập Công quốc Savoy và Bá quốc Nice từ Vương quốc Sardegna. Napoléon III bị phế truất sau thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870 và chế độ của ông bị thay thế bằng Đệ Tam Cộng hòa Pháp. Đến năm 1875, cuộc chinh phạt Algeria của Pháp đã hoàn tất và kết quả là khoảng 825.000 người Algeria đã bị giết.[67]

Bản đồ hoạt họa về sự phát triển và suy tàn của đế quốc thực dân Pháp.

Công xã Paris tồn tại ngắn ngủi vào năm 1871. Vụ Dreyfus là một cuộc xung đột chính trị-xã hội nghiêm trọng tại Pháp vào cuối thế kỷ XIX. Pháp có các thuộc địa dưới các hình thức khác nhau kể từ đầu thế kỷ XVII, song đến thế kỷ XIX và XX, đế quốc thực dân của họ mở rộng rất lớn và trở thành đế quốc lớn thứ nhì thế giới sau Đế quốc Anh. Bao gồm cả chính quốc Pháp, tổng diện tích lãnh thổ thuộc chủ quyền của Pháp gần đạt đến 13 triệu km² trong thập niên 1920 và 1930, chiếm 8,6% diện tích thế giới. Được biết đến với tên gọi Belle Époque, giai đoạn chuyển giao sang thế kỷ XX là thời kỳ có đặc trưng là tính lạc quan, hoà bình khu vực, thịnh vượng kinh tế, và các phát kiến kỹ thuật, khoa học và văn hoá. Năm 1905, nhà nước thế tục được công bố chính thức.

Thời kỳ đương đại [1914–nay]Sửa đổi

Binh sĩ Pháp phải chịu thương vong lớn nhất trong phe Đồng Minh vào Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Pháp là một thành viên của Hiệp ước ba bên khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng phát. Quân Đức chiếm một phần miền bắc Pháp và 2 lần uy hiếp Paris. Tuy nhiên, Pháp và các đồng minh của họ cuối cùng đã chiến thắng Liên minh Trung tâm song với tổn thất khủng khiếp về nhân mạng và vật chất. Chiến tranh thế giới thứ nhất khiến 1,4 triệu binh sĩ Pháp thiệt mạng, tức 4% dân số.[68] Từ 27 đến 30% binh sĩ tòng quân từ 1912–1915 thiệt mạng.[69] Những năm giữa hai thế chiến có dấu ấn là căng thẳng quốc tế dữ dội và một loạt cải cách xã hội do Mặt trận bình dân tiến hành, như nghỉ phép hàng năm, ngày làm việc tám giờ, nữ giới trong chính phủ.

Charles de Gaulle là thủ lĩnh của Pháp quốc Tự do trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, ông tạo thuận lợi cho phi thực dân hoá, duy trì vị thế đại cường của Pháp.

Năm 1940, Pháp bị Đức Quốc xã và Ý xâm lược và chiếm đóng. Chính quốc Pháp bị phân chia thành một vùng do Đức chiếm đóng tại phía bắc, một khu vực chiếm đóng của Ý ở phía đông nam và chế độ độc tài Pháp Vichy mới thành lập cộng tác với Đức kiểm soát miền đông nam, còn chính phủ lưu vong Pháp quốc Tự do do Charles de Gaulle đứng đầu được thành lập tại Luân Đôn.[70] Từ năm 1942 đến năm 1944, khoảng 160.000 công dân Pháp, trong đó có khoảng 75.000 người Do Thái,[71][72][73] bị trục xuất đến các trại hành quyết và trại tập trung tại Đức và Ba Lan.[74] Vào tháng 9 năm 1943, Corse là lãnh thổ lục địa đầu tiên của Pháp tự giải phóng khỏi phe Trục. Ngày 6 tháng 6 năm 1944, Đồng Minh tiến vào Normandie và đến tháng 8 họ tiến vào Provence. Trong năm sau, Đồng Minh và phong trào kháng chiến Pháp giành thắng lợi trước phe Trục, chủ quyền của Pháp được khôi phục khi thành lập Chính phủ lâm thời Cộng hòa Pháp [GPRF] vào năm 1944. Chính phủ lâm thời này do Charles de Gaulle lập ra với mục tiêu tiếp tục tiến hành chiến tranh chống Đức và thanh trừng những phần tử cộng tác với Đức khỏi chức vụ. Chính phủ này cũng tiến hành một số cải cách quan trọng [mở rộng quyền bầu cử cho nữ giới, thiết lập hệ thống an sinh xã hội].

GPRF đặt nền móng cho một trật tự hiến pháp mới với kết quả là Đệ Tứ Cộng hòa Pháp, thời gian này trải qua tăng trưởng kinh tế ngoạn mục. Pháp là một trong các quốc gia thành lập NATO [1949]. Pháp nỗ lực tái lập quyền kiểm soát Đông Dương song thất bại trước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong trận Điện Biên Phủ năm 1954. Vài tháng sau đó, Pháp phải đối diện với một xung đột chống thực dân khác tại Algérie. Hai bên đều tiến hành tra khảo và hành hình phi pháp, và tranh luận về sự cần thiết giữ quyền kiểm soát Algérie vốn là nơi cư trú của trên một triệu người định cư châu Âu,[75] khiến nước Pháp bị suy sụp và suýt dẫn đến đảo chính và nội chiến.[76]

Năm 1958, Đệ Tứ Cộng hòa Pháp suy yếu và bất ổn nhường chỗ cho Đệ Ngũ Cộng hòa Pháp, bao gồm củng cố quyền lực của tổng thống.[77] Với vai trò là tổng thống, Charles de Gaulle nỗ lực giữ quốc gia thống nhất trong khi tiến hành các bước đi nhằm kết thúc chiến tranh. Chiến tranh Algérie kết thúc vào năm 1962, kết quả là Algérie độc lập. Nó đã dẫn đến khoảng 500.000 đến 1 triệu người chết và hơn 2 triệu người Algeria phải di cư.[78][79][80] Dấu tích của đế quốc thực dân ngày nay là các lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp.

USAF C-119 đánh dấu bằng máy bay của phi công CIA bay qua Điện Biên Phủ năm 1954

Trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh, Charles de Gaulle thúc đẩy chính sách "độc lập quốc gia" đối với khối phía Tây và phía Đông. Cuối cùng, ông rút Pháp khỏi bộ tư lệnh hợp nhất quân sự của NATO, ông phát động một chương trình phát triển hạt nhân và khiến Pháp trở thành cường quốc hạt nhân thứ tư. Ông khôi phục quan hệ thân mật Pháp-Đức nhằm tạo ra một đối trọng châu Âu giữa phạm vi ảnh hưởng của Hoa Kỳ và Liên Xô. Tuy nhiên, ông phản đối bất kỳ phát triển nào về một châu Âu siêu quốc gia, mà tán thành một châu Âu của các quốc gia có chủ quyền. Theo sau một loạt các cuộc kháng nghị toàn cầu vào năm 1968, khởi nghĩa tháng 5 năm 1968 có tác động xã hội to lớn. Tại Pháp, nó được nhìn nhận là thời khắc bắt đầu khi một tư tưởng đạo đức bảo thủ [tôn giáo, ái quốc, tôn trọng quyền uy] chuyển hướng sang một tư tưởng đạo đức tự do hơn [chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa cá nhân, cách mạng tình dục]. Mặc dù khởi nghĩa là một thất bại chính trị [vì đảng Gaullist đã trở nên mạnh hơn trước] song nó cho thấy một sự phân cách giữa nhân dân Pháp với Charles de Gaulle, vị tổng thống này từ chức ngay sau đó.

Trong giai đoạn hậu de Gaulle, Pháp duy trì vị thế là một trong các nền kinh tế phát triển nhất thế giới, song phải đối diện với một vài khủng hoảng kinh tế dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao và gia tăng nợ công. Đến cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, Pháp ở vị trí tiên phong trong phát triển Liên minh châu Âu siêu quốc gia, đáng chú ý là ký kết Hiệp ước Maastricht [thành lập Liên minh châu Âu] vào năm 1992, thiết lập Khu vực đồng euro vào năm 1999, và ký kết Hiệp ước Lisbon vào năm 2007.[81] Pháp cũng dần tái hợp nhất hoàn toàn vào NATO và kể từ đó tham gia vào hầu hết các cuộc chiến do NATO bảo trợ.[82]

Các cuộc tuần hành của đảng Cộng hòa được tổ chức sau cuộc tấn công Île-de-France tháng 1 năm 2015 được thực hiện bởi những kẻ khủng bố Hồi giáo cực đoan; nó là những cuộc biểu tình công cộng lớn nhất trong lịch sử Pháp.

Kể từ thế kỷ XIX, Pháp đã tiếp nhận nhiều người nhập cư, họ hầu hết là nam công nhân ngoại quốc từ các quốc gia Công giáo tại châu Âu và thường trở về quê hương khi không làm việc.[83] Trong thập niên 1970, Pháp phải đối diện với khủng hoảng kinh tế và cho phép người nhập cư mới [hầu hết là từ Maghreb[83]] đến định cư lâu dài tại Pháp cùng với gia đình họ và có được quyền công dân Pháp. Điều này dẫn đến hàng trăm nghìn người Hồi giáo [đặc biệt là tại các thành phố lớn] sống trong các nhà ở trợ cấp công cộng và chịu tỷ lệ thất nghiệp rất cao.[84] Đồng thời, Pháp bác bỏ đồng hoá người nhập cư, họ được mong chờ tôn trọng các giá trị truyền thống và chuẩn mực văn hoá của Pháp. Họ được khuyến khích duy trì văn hoá và truyền thống đặc trưng của mình và chỉ cần hoà nhập.[85]

Kể từ vụ đánh bom ga tàu điện ngầm tại Paris năm 1995, Pháp đã trở thành mục tiêu khủng bố của các tổ chức Hồi giáo cực đoan, đáng chú ý là vụ tấn công khủng bố vào trụ sở tạp chí Charlie Hebdo vào tháng 1 năm 2015 đã dẫn đến cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Pháp, thu hút 4,4 triệu người.[86][87] Các vụ tấn công Paris tháng 11 năm 2015 đã làm 130 người thiệt mạng, đây là cuộc tấn công chết chóc nhất trên đất Pháp kể từ Thế chiến II,[88][89] nguy hiểm nhất ở Liên minh châu Âu kể từ vụ đánh bom tàu ​​Madrid năm 2004[90] và cuộc tấn công tại Nice năm 2016 đã khiến 87 người chết ngay trong lễ kỷ niệm Ngày phá ngục Bastille. Opération Chammal, những nỗ lực quân sự của Pháp nhằm ngăn chặn ISIS, đã giết chết hơn 1.000 quân IS trong giai đoạn 2014-2015.[91]

Video liên quan

Chủ Đề