Câu thơ cuối của bài Rằm tháng giêng gợi cho em hình dung về cảnh tượng như thế nào

Hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối bài thơ Rằm tháng giêng

Trang trước Trang sau

Câu hỏi: Hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối bài thơ “Rằm tháng giêng” ? Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này.

Trả lời:

Quảng cáo

- Hai câu thơ cuối của bài thơ là cái tình say đắm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Người vì say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên mà không nỡ ngủ.

- Song hai câu thơ cuối còn khắc hoạ một phương diện khác của Hồ Chí Minh. Bác tràn trề nỗi băn khoăn về vận nước, điều đó đủ cho thấy tấm lòng thiết tha vì dân vì nước của Bác Hồ

Quảng cáo

Xem thêm các câu hỏi về các tác phẩm Ngữ văn lớp 7 chọn lọc, có đáp án chi tiết hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Trang trước Trang sau

Hình ảnh nào được gợi lên trong câu thơ cuối bài thơ “Rằm tháng giêng” ? Nêu nhận xét về mối quan hệ giữa cảnh và người ở câu thơ này.

❮ Bài trước Bài sau ❯

Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng [soạn 2 cách]

Câu 3 [trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]

Hai câu thơ cuối của bài Cảnh khuya đã biểu hiện những tâm trạng gì của tác giả? Trong hai câu thơ ấy có từ nào được lặp lại và điều đó có tác dụng như thế nào đối với việc thểhiện tâm trạng của nhà thơ?

Soạn cách 1

- Hai câu thơ cuối trong bàicảnh khuyalà sự hòa quyện của người và cảnh sự say đắm đến mê mẩn của tác giả với cảnh đêm khuya. Không gian và thời gian tĩnh lặng làm nên cho tâm trạng và cảm xúc của Bác. Hiện lên ở hai câu thơ cuối chính là tâm trạng lo âu, lo lắng, trăn trở của Bác vì dân vì nước. Qua đó chúng ta thấy được tấ lòng yêu nước, thương dân vô cùng của một vị lãnh tụ tài đức.

- Bằng việc lặp lại của từ chưa ngủ thể hiện nỗi trăn trở của Bác. Vì lo cho nước cho dân, cho sự nghiệp dân tộc mà Bác đã bao đêm thao thức không ngủ.

Soạn cách 2

- Hai câu thơ cuối của bài thơ Cảnh khuya là niềm say đắm thiên nhiên đẹp nên thơ và cũng là nỗi trăn trở của tác giả cho vận mệnh của đất nước:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

⇒ Hai câu thơ cho thấy tâm hồn của thi sĩ và tâm hồn chiến sĩ như hòa vào làm một, hiện diện trong con người Bác.

- Hai câu thơ đã sử dụng điệp từ “chưa ngủ”. Điệp từ “chưa ngủ” như một chiếc bản lề mở ra tâm trạng chính của tác giả: lo cho nước nhà. Chưa ngủ được nhắc lại hai lần như nhấn mạnh nỗi lo âu, trăn trở của Bác. Đồng thời cho ta thấy chất thi sĩ và chiến sĩ không mâu thuẫn mà hòa quyện thanh cao trong con người Bác.

Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng [soạn 2 cách]

Câu 4 [trang 142 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1]

Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữvà đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

Soạn cách 1

- Không gian trong bài thơRằm tháng giêngđược hiện ra với sự rộng lớn, mênh mông của dòng sông, của bầu trời và đặc biệt là hình ảnh trăng tròn đang rọi chiếu lấp lánh xuống dòng sông. Sự hòa quyện của sông nước, mây trời và ánh trăng tạo cho bức tranh đêm rằm thật nên thơ, thật đẹp và bình yên

- Thời gian: đêm trăng rằm, là thời điểm trăng sáng nhất, đẹp nhất

- Hình ảnh được nhấn mạnh là đêm trăng rằm tháng giêng, đây là đêm trăng rằm đầu tiên của năm. Câu thơ mang hàm ý về sự khởi đầu của một năm mới, sự dẫn đường của ánh sáng cũng như sự nảy nở tinh khôi của đất trời.

- Câu thơ thơ sử dụng màu sắc: ở đây xuất hiện màu xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân => màu sắc của sự tươi mới, sự phát triển báo hiệu những điều tốt lành sẽ tới => Không gian là sự quyện hòa, đan vào nhau của sông nước và trời tạo ra không gian rộng lớn và thống nhất.

Soạn cách 2

* Hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng Giêng

- Hình ảnh không gian trong bài Rằm tháng Giêng:

+ Không gian cao rộng bát ngát ánh sáng của trăng, hòa cùng trời mây non nước

+ Đó là hình ảnh của vầng trăng tròn vành vạnh, soi sáng cả vùng trời “kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”

+ Là trời mây non nước tràn trề sức sống mùa xuân, sông nước như hòa vào là một vs trời “xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên"”

- Cách miêu tả ở đây sử dụng lối miêu tả truyền thống của Phương Đông, không đi sâu vào miêu tả từng đường nét mà gợi tả vẻ hài hòa thống nhất của cái bộ phận trong cái toàn thể.

* Sự đặc biệt về từ ngữ trong câu thơ thứ hai

- Câu thơ có từ xuân xuất hiện 3 lần

- Tác dụng:

+ nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống tươi trẻ của cảnh vật

+ sức sống của mùa xuân tràn trề, bao trùm lên cảnh vật, thấm vào cả đất trời

Phân tích bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh

  • Dàn ý phân tích bài thơ Rằm tháng giêng
  • Phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 1
  • Phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 2
  • Phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 3
  • Phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 4
  • Phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 5
  • Phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 6
  • Phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 7
  • Phân tích bài thơ Rằm tháng giêng - Mẫu 8

Dàn ý phân tích bài thơ Rằm tháng giêng

I. Mở bài

II. Thân bài

1. Thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng

- Hình ảnh ánh trăng: “nguyệt chính viên” - trăng đúng lúc tròn nhất.

=> Không gian bao la, tràn ngập ánh trăng.

- Sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”

=> Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy. Khung cảnh tràn đầy sức sống.

=> Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống.

2. Hình ảnh con người trong đêm trăng ở chiến khu Việt Bắc

- Công việc: “đàm quân sự” - bàn việc quân nghĩa là bàn việc kháng chiến, bàn việc sinh tử của của dân tộc.

- Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.

=> Hai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.

III. Kết bài

Soạn văn 7: Rằm tháng giêng

Soạn bài Rằm tháng giêng - Mẫu 1

Soạn văn Rằm tháng giêng chi tiết

I. Tác giả

- Hồ Chí Minh [1890 - 1969] là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

- Hồ Chí Minh có tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung. Quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Gia đình: Thân phụ là cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - một nhà Nho yêu nước có tư tưởng tiến bộ có ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của Người. Thân mẫu của Người là bà Hoàng Thị Loan.

- Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Người đã sử dụng nhiều tên gọi khác nhau: Nguyễn Tất Thành, Văn Ba, Nguyễn Ái Quốc... Tên gọi “Hồ Chí Minh” được sử dụng lần đầu tiên trong hoàn cảnh: Ngày 13 tháng 8 năm 1942, khi Trung Quốc với danh nghĩa đại diện của cả Việt Minh và Hội Quốc tế Phản Xâm lược Việt Nam để tranh thủ sự ủng hộ của Trung Hoa Dân Quốc.

- Không chỉ là một nhà hoạt động cách mạng lỗi lạc, Hồ Chí Minh còn được biết đến với tư cách là một nhà văn nhà thơ lớn.

- Hồ Chí Minh được UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thể giới.

- Một số tác phẩm nổi bật:

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh sáng tác

Bài thơ được Bác Hồ sáng tác khi còn ở chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp [1946 - 1954]. Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên căn cứ Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lãnh đạo của quân ta. Nhưng với sự đồng lòng cùng sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, chiến dịch Việt Bắc đã làm thất bại kế hoạch của quân địch.

2. Thể thơ

3. Bố cục

Gồm 2 phần:

III. Đọc - hiểu văn bản

1. Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng

- Hình ảnh ánh trăng: “nguyệt chính viên” - trăng đúng lúc tròn nhất.

=> Không gian bao la, tràn ngập ánh trăng.

- Sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”

=> Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy. Khung cảnh tràn đầy sức sống.

=> Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống.

2. Hai câu sau: Hình ảnh con người trong đêm trăng

- Công việc: “đàm quân sự” - bàn việc quân nghĩa là bàn việc kháng chiến, bàn việc sinh tử của của dân tộc.

- Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.

=> Hai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.

Tổng kết:

- Nội dung: Bài thơ "Rằm tháng giêng" đã miêu tả hình thanh thiên nhiên ở chiến khu Việt Bắc trong đêm trăng rằm tháng giêng. Qua đó nhà thơ đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu nước và niềm tin chiến thắng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, hình ảnh giản dị, sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ...

Soạn văn Rằm tháng giêng ngắn gọn

I. Trả lời câu hỏi

Câu 1.

- Bài thơ “Rằm tháng giêng” được viết theo thể: thất ngôn tứ tuyệt.

- Đặc điểm:

Câu 2. Hãy nhận xét về không gian và miêu tả không gian trong bài thơ Rằm tháng giêng. Câu thơ thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng như thế nào?

- Rằm tháng giêng miêu tả một không gian rộng lớn với bầu trời, mặt nước, dòng sông như hòa vào làm một.

- Nhận xét: cách miêu tả từ xa đến gần, từ cao đến thấp.

- Câu thơ thư hai: từ “xuân” được điệp lại tới ba lần. Từ đó gợi ra vẻ đẹp của đêm rằm tháng giêng tràn ngập sắc xuân, dường như cảnh vật đều bị bao trùm bởi sự sống, vẻ đẹp tươi trẻ của mùa xuân.

Câu 3. Bài Nguyên tiêu [phiên âm] gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ và hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc có trong Ngữ Văn 7, tập một?

- Bài Nguyên tiêu gợi nhớ đến: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh [Tĩnh dạ tứ] của Lý Bạch. [Ở hình ảnh ánh trăng trong đêm].

- Câu thơ:

Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
[Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.]

Câu 4. Cảnh khuya và Rằm tháng giêng được viết trong những năm đầu rất khó khăn của cuộc kháng chiến chống Pháp. Hai bài thơ đó đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ như thế nào?

- Tâm hồn: thơ mộng, say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên.

- Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan với niềm tin chiến thắng của cách mạng Việt Nam.

Câu 5. So sánh vẻ đẹp của ánh trăng trong Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.

- Cảnh khuya:

- Rằm tháng giêng:

II. Luyện tập

Tìm đọc và chép lại một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.

Gợi ý:

Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

[Ngắm trăng]

Kháng chiến thành công ta trở lại
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này

[Cảnh rừng Việt Bắc]

Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về

[Tin thắng trận, 1948]

Trung thu ta cũng tết trong tù,
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu;

[Trung thu]

Hãy nhận xét về hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài “Rằm tháng giêng”. Câu thứ hai có gì đặc biệt về từ ngữ và đã gợi ra vẻ đẹp của không gian đêm rằm tháng giêng như thế nào?

Video liên quan

Chủ Đề