Có nên cho bé bú nhiều lần

Đừng quá lo lắng nếu bé bú quá nhiều lần

Bạn nên nhớ rằng mỗi bé có kiểu bú khác nhau: một số bé sẽ cần bú thường xuyên hơn [một tiếng rưỡi đến hai tiếng mỗi lần]; nhưng cũng có bé khác lại ít thường xuyên hơn [ba tiếng bú một lần]. Nếu bé thuộc dạng bú liên tục, bé sẽ bú lần nữa ngay sau gần một tiếng – và điều này sẽ không để ngực bạn có thời gian nghỉ ngơi. Nhưng đừng lo lắng. Tần suất bú dày đặc này chỉ là tạm thời. Khi bé cần nhiều sữa hơn và bạn đã có thể tạo ra nhiều sữa hơn, thời gian nghỉ ngơi giữa các lần bú sẽ dài hơn.

Tần suất cho bé bú cũng rất đa dạng và khác nhau theo từng bé. Một số bé rất thấu hiểu cho nỗi khổ của người mẹ thì chỉ đòi ăn mỗi 1.5 giờ trong ngày nhưng thời gian giữa các lần bú trong đêm sẽ kéo dài tận ba tới bốn giờ. Bạn sẽ là bậc phụ huynh rất may mắn nếu con của bạn thuộc dạng này. Tất cả những gì bạn cần làm xem kỹ tã của bé để đảm bảo bé uống đủ sữa cho khoảng thời gian bé ngủ. Các bé khác thì lại giống như có đồng hồ hẹn giờ vô hình cài trong cơ thể bé nhỏ và cứ thức dậy hai tiếng rưỡi một lần để đòi ăn cho dù đó là giữa sáng hoặc nửa đêm. Ngay cả các bé này sau vài tháng – khi bắt đầu phân biệt giữa ngày và đêm – cũng sẽ hình thành một thời gian biểu bú sữa đáng mừng hơn cho các bậc cha mẹ. Lúc này cha mẹ bé sẽ có thời gian nghỉ ngơi dài hơi hơn giữa những lần bú mỗi đêm.

Điều gì khiến con bú nhiều hơn mức cần thiết?

Những lý do thường khiến nhiều bố mẹ để bé bú lượng sữa nhiều hơn mức cần thiết bao gồm:

  • Cho bé bú bằng bình: Trẻ nhỏ bú sữa công thức có nguy cơ bị bố mẹ cho bú nhiều hơn so với bú mẹ bởi các bình sữa thường có cơ chế đẩy sữa ra liên tục, do đó dù cho con đã no thì bé vẫn có thể tiếp tục nhận được sữa nếu bạn để núm vú trong miệng con quá lâu.
  • Bình sữa lớn: Một nghiên cứu đưa ra nhận định rằng trẻ sơ sinh bú từ các bình bú có kích thước lớn thường bị quá tải so với dạ dày. Do đó, trẻ dễ có xu hướng trở nên thừa cân. Ngoài ra, nếu bạn dỗ dành con để bé uống hết sữa trong bình, bất kể kích thước ra sao cũng không tốt bởi điều này hoàn toàn có thể dẫn đến việc cho con bú nhiều hơn định mức.
  • Ép bé bú: Khi trẻ bú quá no, bé sẽ đưa ra các dấu hiệu cho bạn, bao gồm quay mặt đi hoặc ngừng ngậm núm vú. Do tâm lý sợ bé không đủ sữa, một số bố mẹ sẽ dỗ bé bằng cách đặt núm vú liên tục vào miệng con, khiến trẻ phải miễn cưỡng nhận thêm lượng sữa không cần thiết.
  • Sử dụng bình sữa sai cách: Bố mẹ đôi lúc sử dụng bình sữa như một cách để làm dịu em bé mỗi khi trẻ quấy khóc, do vậy dẫn đến hành động cho con bú nhiều nhưng không cần thiết. Để tránh điều đó, hãy sử dụng núm vú giả cho bé thay vì bình sữa nhằm dỗ dành con.
  • Cho con ăn bột hoặc cháo sớm: Bạn tránh cho bé ăn các thức ăn dặm sau khi trẻ được bốn tháng tuổi. Bắt đầu tiếp nhận những thực phẩm mới quá sớm có thể làm cho bé ăn nhiều hơn nhu cầu cơ thể và điều đó chẳng khác gì hành động cho con bú nhiều quá mức.

Trẻ bú lắt nhắt là như thế nào?

Thông thường, mỗi lần bú của trẻ sơ sinh sẽ kéo dài từ 15 – 20 phút vì lúc này trẻ còn chưa quen với vú mẹ, lực mút yếu làm sữa xuống chậm. Các bác sĩ cũng khuyên mẹ trong thời gian này nên cho bé bú ít nhất 15 phút mỗi lần để đảm bảo rằng bé bú được dòng sữa béo tiết ra vào lúc cuối.

Khi đã lớn hơn, trẻ chỉ cần 5 – 10 phút là đã có thể bú đủ vì kỹ thuật của trẻ đã tốt hơn đồng thời lực mút vú mẹ cũng mạnh hơn. Sau khi bú no, trẻ thường ngủ 2 – 3 giờ đồng hồ và chỉ thức giấc khi đói hoặc có tiếng ồn từ bên ngoài.

Trẻ bú lắt nhắt thường ngủ không sâu giấc

Trẻ bú lắt nhắt là hiện tượng bé chỉ bú vài phút, có khi là 5 – 10 phút đối với trẻ sơ sinh hoặc 2 – 3 phút đối với trẻ lớn hơn một chút. Mặc dù bú chưa no nhưng trẻ cũng nhả vú mẹ, không chịu bú tiếp. Sau đó 20 – 30 phút, trẻ lại quấy khóc đòi bú tiếp, và đương nhiên cũng chỉ bú lắt nhắt trong vài phút.

Hiện tượng này phổ biến hơn vào buổi chiều, nhưng có khi cũng kéo dài cả ngày không dứt.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CHO TRẺ BÚ SỮA MẸ

Thứ hai - 24/08/2020 15:17
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ ngay từ khi mới sinh ra. Tuy nhiên để trẻ tận hưởng món quá quý giá này, người mẹ cần biết cách cho trẻ bú sữa mẹ đúng cách để nguồn sữa mẹ đạt hiệu quả nhất đối với sức khỏe của trẻ.
Nhân viên y tế TTYT Quy Nhơn hướng dẫn người mẹ cho trẻ bú sữa mẹ đúng cách sau sinh và bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu. [ảnh Hạnh Nga]
Người mẹ hãy nên cho trẻ bú đúng cách
Cho trẻ bú sớm: Bắt đầu cho trẻ bú ngay trong 1 giờ đầu sau khi sinh. Việc cho bú ngay sau sinh giúp trẻ được cung cấp chất dinh dưỡng cần nhất cho trẻ mới ra đời, giúp co hồi tử cung, tránh mất máu mẹ và giúp mẹ bài tiết sữa sớm.
Không nên cho trẻ ăn những thức ăn hay đồ uống khác, đặc biệt là sữa ngoài [sữa bột] và không cho trẻ bú bình trong khi sữa mẹ chưa có. Nếu trẻ ăn các thức ăn hay đồ uống khác thay thế sữa mẹ sẽ làm mẹ giảm tiết sữa và làm cho bà mẹ không đủ sữa nuôi con, có thể trẻ cũng chọn sữa công thức mà không chịu bú mẹ.
Cho trẻ bú như thế nào: Trong 6 tháng đầu, trẻ chỉ cần bú mẹ, không cần ăn bất kỳ thức ăn hay đồ uống nào khác, tiếp tục cho trẻ bú đến khi trẻ được 24 tháng. Trẻ cần được bú theo nhu cầu, thường xuyên khi trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm. Số lần bú khoảng 8-12 lần trong 24 giờ phụ thuộc vào kích cỡ dạ dày của trẻ.Kích cỡ dạ dày của trẻ:thể tích dạ dày của trẻ mới sinh như sau: 1-2 ngày: 5-7ml [quả nho]; 3-4 ngày: 22-27ml [quả chanh] và 10 ngày: 60-80ml [quả trứng gà].Trẻ càng bú nhiều, mẹ càng tiết nhiều sữa. Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối giàu dinh dưỡng.
Dấu hiệu trẻ đòi bú mẹ: Xoay xở, không nằm yên.Há miệng và quay đầu sang hai bên.Đưa lưỡi ra vào.Mút ngón tay hoặc mút nắm tay.Mỗi lần cho trẻ bú kéo dài chừng nào trẻ còn muốn bú cho đến khi trẻ tự nhả vú ra. Nếu một lần bú kéo dài hơn 30 phút hoặc các lần bú quá gần [các lần chỉ cách nhau 60-90 phút] là dấu hiệu trẻ không được ngậm bắt vú đúng và bú không có hiệu quả, cần kiểm tra đánh giá lại. Nếu trẻ đi tiểu ít nhất 6 lần trong vòng 24 giờ, đó là dấu hiệu của bú mẹ đủ [trong 2 ngày đầu khi bú sữa non thì chỉ làm ướt 1-2 tã/ngày]. Nếu không, cần cho bú mẹ thêm hoặc kĩ thuật cho bú cần được xem xét lại có đúng hay không.Khi trẻ bị ốm [bệnh], vẫn tiếp tục cho trẻ bú, cần cho bú thường xuyên hơn và lâu hơn.
Không nên cho trẻ bú bình. Nếu trẻ bú bình trước khi bú mẹ lần đầu thì trẻ khó có thể mút vú có hiệu quả. Thậm chí những trẻ đã bú mẹ trong vài tuần sau đẻ rồi bú bình, đến khi bú mẹ lại vẫn có thể bú không hiệu quả.
Tư thế bú đúng
Tư thế:Tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn.
Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng.Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ.Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú.Ngoài đỡ đầu và mông, cần phải đỡ mông trẻ nếu là trẻ sơ sinh.
Cách ngậm bắt vú đúng: Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.Miệng trẻ mở rộng.Môi dưới hướng ra ngoài. Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.
Hậu quả ngậm bắt vú sai:Đau hay tổn thương núm vú [có thể nứt cổ gà].Cương tức vú, tắc tia sữa.Vú sẽ tạo ít sữa đi.Trẻ đòi bú liên tục, khóc nhiều và mỗi lần bú kéo dài hoặc từ chối bú mẹ.Trẻ tăng cân kém.
Vắt sữa
Cách vắt sữa:Vắt sữa có ích trong những trường hợp sau như giảm bớt căng tức sữa hoặc tắc ống dẫn sữa. Mẹ có núm vú tụt vào trong phải vắt sữa cho trẻ ăn trong khi trẻ đang tập bú. Vắt sữa cho trẻ từ chối bú mẹ ăn trong khi tập bú trở lại.Vắt sữa cho trẻ ốm hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng thấp khi trẻ không thể bú được.Duy trì sự tạo sữa khi mẹ phải đi làm xa hoặc mẹ bị ốm không trẻ bú được. Đề phòng núm vú bị khô nứt hoặc đau.Kỹ thuật vắt sữa bằng tay:[nên để bà mẹ tự làm lấy]
Rửa tay sạch
Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái và giữ một cốc đựng sữa ở gần vú
Đặt ngón tay cái ở phía trên quầng vú và núm vú, ngón tay trỏ đặt ở phía dưới quầng vú và núm vú đối diện với ngón tay cái, các ngón tay khác đỡ vú, ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào thành ngực. Không nên ấn mạnh quá vì có thể làm tắc ống dẫn sữa. Ấn vào rồi bỏ ra, làm lại nhiều lần. Việc này không gây đau, nếu đau nghĩa là kỹ thuật làm sai. Xoay ngón tay vào quầng vú vùng bên cạnh để đảm bảo rằng sữa được vắt ra từ tất cả các khoang sữa. Tránh xoa bóp hoặc trượt các ngón tay dọc theo da, tránh ép vào núm vú vì ấn hoặc kéo núm vú không làm cho sữa chảy ra.Vắt mỗi bên vú tối thiểu 3-5 phút cho tới khi dòng sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia và sau đó lại vắt lại ở cả hai bên
Những khó khăn khi cho con bú
Không đủ sữa:Muốn tạo được nhiều sữa bà mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ, cho trẻ bú nhiều lần, bú đúng cách để kích thích phản xạ Prolactin và Oxytoxin. Nên cho trẻ bú nhiều vào ban đêm cũng là một cách để tăng cường sự tạo sữa. Nếu bà mẹ phải đi làm, không có điều kiện cho con bú thường xuyên thì bà mẹ phải vắt sữa thường xuyên để kích thích vú tạo sữa. Với nguyên tắc là vú phải luôn rỗng thì mới tạo được nhiều sữa.
Nứt núm vú:Thường do nguyên nhân trẻ ngậm bắt vú sai. Nếu trẻ ngậm bắt vú sai, trẻ sẽ kéo núm vú vào và đẩy ra trong khi nó mút vú và chà sát da của núm vú lên miệng trẻ. Điều này làm cho bà mẹ rất đau, sau nhiều lần bú kiểu này, da ở núm vú sẽ bị tổn thương gây nứt núm vú. Điều trị bằng cách cải thiện sự ngậm bắt vú tốt, triệu chứng đau sẽ giảm đi.
Cương tức vú:Nguyên nhân: Không cho bú sớm, không cho bú thường xuyên, ngậm bắt vú kém, hạn chế thời gian mỗi bữa bú. Phòng ngừa bằng cách cho trẻ bú sớm, bú thường xuyên và giúp trẻ ngậm bắt vú tốt. Điều trị: Nếu trẻ bú được thì phải cho trẻ bú thường xuyên, nếu trẻ không bú được thì phải vắt sữa bằng tay hoặc dùng bơm hút sữa. Trước khi cho bú dùng gạc ấm đắp lên vú. Sau khi cho bú thì dùng gạc lạnh để giảm phù nề.
Tắc ống dẫn sữa và viêm vú:Khi ống dẫn sữa bị tắc làm sữa bị ứ trệ gây ra viêm vú, có thể viêm từ không nhiễm trùng đến viêm nhiễm trùng. Điều trị: trước hết phải cải thiện sự lưu thông ở ống dẫn sữa sau đó tìm nguyên nhân để xử trí nếu sau 24 giờ các triệu chứng không giảm phải điều trị thêm bằng thuốc kháng sinh, giảm đau và nghỉ ngơi hoàn toàn.
Núm vú phẳng và bị tụt vào trong:Điều trị trước đẻ thường không có giá trị, ngay sau khi đẻ phải giúp bà mẹ tin tưởng rằng trẻ bú từ vú chứ không phải từ núm vú, giúp bà mẹ cho trẻ ngậm vú tốt, cố gắng cho trẻ bú ở những tư thế khác nhau. Giúp bà mẹ làm cho vú dài ra bằng cách sử dụng bơm hút đầu vú ra.

Nên chăm sóc nguồn sữa mẹ
Chế độ nghỉ ngơi, lao động của bà mẹ cho con bú: Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần có thêm năng lượng để tạo sữa, có thời gian để nghỉ ngơi, lao động vừa phải. Nếu chế độ ăn của bà mẹ quá nghèo nàn, không đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm bà mẹ sẽ phải sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong các mô của cơ thể để tạo sữa, bà mẹ sẽ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, bà mẹ cần được ăn, uống nhiều hơn bình thường, không kiêng khem quá mức. Nên hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị, không uống rượu, cà phê, và hút thuốc lá.
Sau sinh bà mẹ cần nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất
Chế độ dinh dưỡng khi cho con bú: Bà mẹ ăn uống đầy đủ, đủ chất sẽ có đủ sữa và chất lượng sữa tốt cho con bú.Chú ý ăn thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.Nên ăn nhiều bữa và ăn nhiều hơn bình thường.Uống nhiều nước [1.5 đến 2 lít/ngày] vì cơ thể cần nhiều nước cho sự tiết sữa. Không nên ăn các loại thức ăn nhiều gia vị [ớt, tiêu, hành tỏi].Chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của cán bộ y tế.Sau 6 tháng tránh thai tự nhiên, người phụ nữ có thể sử dụng một biện pháp tránh thai, nhưng không nên sử dụng thuốc uống tránh thai có Estrogen. Thay vào đó, có thể sử dụng thuốc có Progestogen vì không ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa.
Phản xạ tạo sữa của mẹ
Phản xạ tiết sữa [phản xạ Prolactin]:Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết Prolactin. Prolactin đi vào máu, đến vú và làm cho vú sản xuất sữa. Phần lớn Prolactin ở trong máu khoảng 30 phút sau bữa bú, chính vì thế nó giúp cho vú tạo sữa cho bữa bú tiếp theo. Điều này cho thấy rằng nếu trẻ bú nhiều thì vú mẹ sẽ tạo nhiều sữa. Prolactin được sản xuất nhiều vào ban đêm là rất có ích để duy trì sự tạo sữa.
Phản xạ phun sữa [Phản xạ Oxytoxin]:Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết oxytoxin. Oxytoxin đi vào máu, đến vú và làm cho các tế bào cơ xung quanh nang sữa co lại đẩy sữa ra ngoài. Nếu phản xạ Oxytoxin không làm việc tốt thì trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận sữa. Mặc dù vú vẫnsản xuất sữa nhưng lại không tống sữa ra. Phản xạ Oxytoxin dễ dàng bị ảnh hưởng bởi ý nghĩ của bà mẹ. Khi bà mẹ có những cảm giác tốt như hài lòng với con mình, gần gũi, yêu thương con, luôn tin tưởng vào việc nuôi con bằng sữa mẹ thì sẽ hỗ trợ tốt cho phản xạ Oxytoxin.
Ức chế tiết sữa:Trong sữa mẹ có một yếu tố phụ được gọi là chất ức chế tạo sữa. Khi một lượng sữa lớn đọng trong vú, chất ức chế sẽ tiết ra làm cho vú ngừng tạo sữa. Vì vậy muốn vú tạo nhiều sữa thì phải tạo cho vú luôn rỗng bằng cách cho trẻ bú thường xuyên hoặc vắt sữa ra./.

Tác giả bài viết: Hạnh Nga [Khoa Dinh dưỡng – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật]

Thời gian các cữ bú dao động ở cùng một bé và có thể kéo dài 10-20 phút, thậm chí là 45-60 phút cho một bên vú.

  • Một số lưu ý về dùng thuốc khi cho con bú

Ảnh minh họa. Nguồn: momjunction.com

Bú mẹ là câu chuyện hết sức riêng tư, chẳng cặp mẹ con nào giống nhau. Một số bé bú rất nhanh, một số khác lại rất từ tốn. Thời gian các cữ bú dao động ở cùng một bé và có thể kéo dài 10-20 phút, thậm chí là 45-60 phút cho một bên vú. Số lần bú cũng dao động từ 6-12 lần/24 giờ trong những tuần đầu.

Nói chung, trẻ đủ lớn thường bú mẹ hiệu quả hơn và cần 5-10 phút cho mỗi bầu vú, trong khi bé sơ sinh thường cần tới 20 phút cho mỗi bên. Tuy nhiên, nếu bé ngậm bắt vú đúng cách thì việc cữ bú kéo dài bao lâu không hề quan trọng. Yếu tố duy nhất có thể gây tổn thương núm vú là ngậm bắt vú không đúng cách, không phải bú lâu hay nhanh.

Một số yếu tố khiến thời gian bú mẹ của trẻ kéo dài hơn cần thiết

- Ngậm bắt vú không đúng cách

Nếu ngậm bắt vú không đúng cách, bé sẽ không thể bú mẹ hiệu quả, thời gian cữ bú sẽ kéo dài và bé có thể đòi bú thường xuyên hơn. Ngậm bắt vú sai có thể gây tổn thương hoặc gây đau ở núm vú.

- Bé ngủ thiếp đi khi đang bú mẹ

Nhiều bé thường ngủ thiếp đi trên ngực mẹ khi đang bú [thường khi đã no bụng], rồi tỉnh giấc nhiều lần và có vài động tác mút, xen kẽ giữa những lúc mơ màng. Kiểu bú này có thể gây tổn thương núm vú vì khi ngủ gà ngủ gật các bé thường lười biếng và không ngậm bắt vú đúng cách. Nếu bạn muốn ngừng cữ bú thì hãy nhẹ nhàng đặt ngón tay út vào góc miệng của bé [giữa vú mẹ và môi của con] rồi ấn xuống lợi dưới. Đừng tìm cách rút núm vú, làm vậy có thể gây tổn thương bộ phận này.

Các bé hay ngủ thiếp đi trong khi bú mẹ sẽ đòi ăn thường xuyên hơn. Vì vậy, để đánh thức con, nhiều mẹ chọn cách thay tã giữa bữa bú khi bé bắt đầu mơ màng. Sau khi thay tã, bé thường đủ tỉnh táo để hoàn thành cữ bú. Trường hợp đã thực sự no nê, bé có thể ngủ luôn một mạch kể cả khi được mẹ thay tã, hoặc ngủ lại ngay sau khi thay tã xong.

- Bú chơi

Một số trẻ tiếp tục bú mẹ chỉ để cho vui chứ không phải vì đói. Nếu động tác này của con làm đau núm vú, mẹ có thể chọn cách ngừng cữ bú. Trường hợp ngược lại, nếu không gặp bất lợi, một số mẹ chọn cách cho con bú chơi để dỗ dành hoặc ru bé ngủ. Tuy nhiên, nếu được tiếp diễn tới khi trẻ đủ lớn, thói quen này có thể gây rắc rối, khiến bé không thể đi vào giấc ngủ nếu thiếu ti mẹ. Cũng cần thận trọng với việc cho con bú chơi vào ban đêm. Nhiều bà mẹ đã phải bật khóc lúc tỉnh dậy vào buổi sáng vì núm ví bị xây xát nặng sau một đêm cho bé thỏa sức "nhằn" ti mẹ, trong lúc cả hai cùng ngủ gà ngủ gật.

Các bữa bú cần cách nhau bao lâu?

Bé cần được bú 8-12 lần mỗi ngày trong tháng đầu tiên. Khi sữa chưa về đầy đủ, mẹ cần cho bé bú theo nhu cầu [khi bé đói], thường là 1,5 tới 3 giờ. Khi lớn hơn, bé sơ sinh có thể hình thành lịch bú ổn định, tuy nhiên cũng không nên để bé nhịn lâu hơn 4 giờ, kể cả ban đêm. Khi được 1-2 tháng, trẻ thường bú 7-9 lần. Nói chung, trẻ bú mẹ cần ăn thường xuyên hơn trẻ bú bình vì sữa mẹ dễ tiêu hơn, di chuyển nhanh hơn trong đường tiêu hóa khiến bé mau đói. Việc cho bé bú thường xuyên cũng giúp kích thích sản xuất sữa trong những tuần đầu.

Cần lưu ý rằng, khoảng cách giữa các cữ bú được tính bằng thời gian từ khi bắt đầu cữ bú trước tới khi bắt đầu cữ bú sau. Chẳng hạn, nếu các cữ bú của bé thường bắt đầu vào 6h, 8h, 10h..., bạn có thể nói bé bú 2 giờ một lần, hay nói cách khác là các cữ bú cách nhau 2 giờ.

Bú một bên hay bú hai bên?

Không nhất thiết phải luôn cho bé bú cả hai bầu sữa trong cùng một cữ bú. Nếu bé cảm thấy mãn nguyện sau khi bú một bên thì trong lần tiếp theo hãy cho bé bú bên còn lại, để đảm bảo cả hai bầu vú đều được kích thích và được bú cạn thường xuyên. Một số bé đòi bú cả hai bên ngay từ những ngày đầu, một số khác chỉ có nhu cầu bú mỗi lần một bên suốt những tuần đầu.

Nếu bé đã bú đủ lâu ở một bên bầu vú và vẫn còn đói thì mẹ có thể cho bé bú tiếp bên kia. Trong lần bú tiếp theo, mẹ nên cho bé bắt đầu ở bầu vú bé đã kết thúc trong lần bú trước. Ví dụ nếu lần cuối bé đã bú bên phải rồi chuyển sang bên trái thì lần tiếp theo bạn nên bắt đầu từ bên trái rồi chuyển sang bên phải. Các bé thường bú mạnh nhất ở bầu vú đầu tiên, trong khi bầu vú thứ hai thường chỉ được coi như của "thêm nếm".

Một số trẻ chỉ thích bú ở một bầu vú nhất định và mẹ có thể vô tình nuôi dưỡng sự "kén chọn" này ở con bằng cách cho bé bú bên này thường xuyên hơn. Mẹ thường làm vậy khi thấy bé bú tốt hơn ở một bên hoặc núm vú bên đối diện bị dẹt, nứt nẻ hoặc đau đớn. Mẹ càng cho con bú thường xuyên một bên thì bầu vú bên này càng sản sinh nhiều sữa và bầu vú đối diện càng sản xuất ít sữa. Điều này có thể tạo nên chiếc vòng luẩn quẩn: Bé chỉ nhận đủ sữa từ một bên vú và lại chọn bú ở bên đó nhiều hơn. Một số bé có thể bỏ hẳn bầu vú không yêu thích, khiến việc cân bằng hai bầu vú càng trở nên khó khăn.

Nếu mẹ thấy sữa ở một bên về nhiều hơn thì nên chăm chỉ cho con bú bên ít sữa và bắt đầu các cữ bú bằng bầu vú này. Thông thường trong vòng một vài ngày, nguồn sữa bên bầu vú bị chê sẽ được cải thiện.

Video liên quan

Chủ Đề