Vì sao tôi muốn bỏ ftu

LTS: Sau scandal sinh viên Ngoại thương bị chê "chảnh", hay tự tin thái quá, thậm chí đánh giá trường mình ở đẳng cấp cao [Harvard Việt Nam], hơn hẳn những trường còn lại, hàng trăm độc giả đã cho rằng "sinh viên Ngoại thương quá ngạo mạn", nhưng cũng có những ý kiến cho rằng phát ngôn ấy chỉ thuộc về số ít, không phải là hình ảnh đại diện của ngôi trường này. Báo Giáo dục Việt Nam xin đăng tải lá thư của bạn Nguyễn Thị Thùy Dương, một sinh viên ĐH Ngoại thương.

Hơn 3 năm trước, Ngoại thương trở thành điểm đến lý tưởng, là động lực để tôi phấn đấu hoàn thành tốt kì thi vào ĐH của mình. Hơn 1 năm trước, Ngoại thương là nơi giúp tôi thể hiện bản thân, mang đến cho tôi nhiều cơ hội trải nghiệm, tham gia các hoạt động xã hội. Hơn 1 tháng trước, thương hiệu Ngoại thương là một bảo chứng giúp tôi có được công việc làm thêm không tệ.

Nhưng đó là chuyện của những năm trước, tháng trước. Những ngày này, đi ra ngoài đường, giơ chiếc thẻ xe bus dính cùng thẻ sinh viên FTU cũng khiến tôi ngại ngùng trước cái nhìn soi mói của mọi người. Cùng là sinh viên, cùng học ĐH, tự lúc nào sinh viên FTU lại bị ghẻ lạnh đến vậy?

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Hồi học năm nhất, tôi rất ghét một bạn nam cùng lớp. Lý do là vì bạn ấy siêu kênh kiệu và khinh người. Bài vở khó nhằn đâu phải ai cũng có thể hiểu hết. Một cậu bạn khác trong lớp đến gần, nhờ “chỉ dẫn” thêm. Cậu bạn kia sỗ sàng nói: “Bài dễ này cũng phải hỏi sao? Chú quỳ xuống xin anh đi rồi anh nói!”. Trong giọng nói không hề có chút đùa vui, tôi thấy cậu bạn ấy lầm lũi bỏ đi. Còn cậu bạn này ngồi lại cười sảng khoái. Khoảnh khắc ấy, tôi đã nghĩ, phải chăng vào được ngôi trường này, ai cũng sẽ "chảnh" như thế?

Nhưng càng sống và gắn bó, trở thành một phần của tập thể ấy, tôi mới hiểu ra rằng, đó chỉ là chuyện của một người chứ không phải tất cả, chẳng khi nào nên lấy hành động của thiểu số quy chụp cho đa số. Ngay chính bạn tôi, cũng là một sinh viên Ngoại thương, từng nói rằng: Bạn đã ghét cay đắng ngôi trường này chỉ vì trong lớp cấp 3 của bạn, những người nào thực sự giỏi, xuất sắc mới dám nộp hồ sơ dự thi. Bạn thi vào Ngoại thương vì quyết định của bố mẹ. Nhưng cho tới tận bây giờ, bạn vẫn không hề hối hận vì quyết định thi và đỗ để trở thành sinh viên của ngôi trường này.

Sinh viên Ngoại thương vẫn là... số 1

Scandal "chảnh" của SV Ngoại thương bị gắn vào phim "Kẻ diệt chủng"

Sinh viên ĐH Ngoại thương chảnh thì...cạp đất ra mà ăn

Tôi không biết bạn đã gặp bao nhiêu sinh viên trường ĐH Ngoại thương. 1, 10, hay 100... Con số đó liệu có đủ để bạn “khái quát hóa” rằng sinh viên Ngoại thương rất "chảnh". Tôi từng đọc một bài báo, tác giả đã viết rằng đây là thời đại mà người ta không thể "chảnh" một cách dễ dàng. Nghĩa là phải có tài và ý thức cái tài của mình nằm ở đâu, người ta mới có thể "chảnh". Tôi tin điều đó đúng. Bởi trong phạm vi của một ngôi trường đại học, trong phạm vi lực lượng lao động của thị trường, “chảnh” ở đây chính là không ngốc nghếch, không tự hạ giá bản thân và biết cách đánh giá đúng năng lực và đòi hỏi đúng quyền lợi cho mình.

Nếu có thể, hãy để tôi được gặp và diện kiến những người mà các bạn từng nói, những sinh viên FTU đòi được làm trong điều hòa, quạt mát, môi trường hiện đại... Tôi nghĩ "chảnh" là tính cách của mỗi người, nhưng liệu người ta có dám "chảnh" và đưa ra những đòi hỏi như vậy không khi thị trường lao động luôn khắt khe với quá nhiều điều kiện, và thật không dễ để tìm được một công việc ổn.

Bạn tôi, đang là sinh viên năm 3, mỗi ngày hì hục đi xe bus cả chục cây số để đi làm không lương trong phòng nhân sự của một công ty phần mềm, chỉ để sau 3 tháng thử việc, người ta đưa cho bạn cơ hội trở thành nhân viên chính thức.

Bạn tôi, đang là sinh viên năm 4, ngồi trà đá vỉa hè kể rằng thật khó để kiếm việc. Nộp hồ sơ tứ chỗ, cạnh tranh gắt gao nhưng cũng chưa nên cơm cháo gì.

Bạn tôi, là sinh viên đã ra trường vài năm, đi làm cho một tổ chức phi chính phủ. Nắng mưa không quản, nước da đen sạm còn đồng lương thì chỉ đủ tiền xăng xe.

Ừ, bạn tôi, tôi biết. Còn bạn, bạn có biết không?

Nhiều người cũng nói rằng, sinh viên Ngoại thương ưa nhảy việc nên nhà tuyển dụng “ghét”. Thực tình tôi không hiểu lắm chữ “ghét” đó. Bởi nhảy việc là xu thế chung của những người trẻ. Bởi khi người ta còn trẻ, người ta đam mê khám phá và muốn thử sức nhiều hơn, muốn tìm ra đâu thực sự là nơi phù hợp với mình. Một công ty tốt với những cánh cửa sáng tạo mở ra, ắt sẽ giữ chân được nhân tài. Chỉ có những công ty nghèo nàn về đãi ngộ, thậm chí sẵn sàng xù nợ nhân viên mới sợ hãi những con người năng động như vậy mà thôi!

Riêng chuyện một nhà tuyển dụng “công khai” từ chối sinh viên FTU trên trang web tuyển dụng. Tôi cho rằng báo chí đang bị “ăn quả lừa”. Bạn có biết vì sao nhà tuyển dụng làm vậy? Một công ty nho nhỏ còn chờ đợi gì hơn ngoài các nhân viên tài giỏi và năng động? Còn nếu họ từ chối những người trẻ như vậy, tôi nghĩ có hai khả năng xảy ra: Một là vị trí đó quá nhỏ và người tuyển dụng hoàn toàn không chờ đợi, thậm chí biết chắc rằng sinh viên FTU sẽ không đăng kí tham gia. Hai là họ đang muốn dư luận chĩa mũi dùi vào FTU để rồi đánh bóng tên tuổi cho chính họ.

Thực lòng, tôi tò mò, nhưng vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Thay vì bới móc và chê bai Ngoại thương, tại sao mọi người không hỏi thẳng công ty đó về lý do của một “lưu ý” lạ đời đến vậy?

Đến ngày hôm nay, tôi nghĩ đã chẳng còn sinh viên Ngoại thương nào tức giận vì bị “chụp mũ” nữa. Ngay cả khi báo chí nhiều trang nói rằng sinh viên các trường khác chê bai, nói xấu Ngoại thương, chúng tôi vẫn tin rằng đó chỉ là số ít. Chúng tôi là sinh viên, chúng tôi gắn kết với nhau không phân biệt trường lớp. Bạn bè tôi ở các trường khác cũng có, nhưng chưa khi nào tôi thấy họ than phiền về chuyện tôi học Ngoại thương.

Đã có lúc, tôi chỉ thầm ước, giá mà mình có thể tự hào giới thiệu tôi là sinh viên trường ĐH Ngoại thương.

Nguyễn Thị Thùy Dung

Trước khi kể chuyện của mình, mình chỉ muốn nói rằng chúng ta nghe những chia sẻ từ người khác để hiểu biết thêm thôi chứ đừng bao giờ lấy kinh nghiệm của người khác làm kinh nghiệm cho mình, cũng không thể lấy chuyện của mình để soi vào người khác vì chẳng ai giống ai cũng chẳng ai ở trong những điều kiện, môi trường hoàn toàn giống nhau cả. Chuyện của mình không phải một câu chuyện màu đen cũng không phải màu hồng, đã có những bài nói về start-up rồi, nên mình sẽ nói một chút về những người được gọi là "ngồi điều hòa cả ngày, mưa không tới mặt nắng không tới đầu", uh thì không phải là tự trả lương cho bản thân mà là đi làm thuê 

:]] Thực ra mỗi người đều có một chí hướng phấn đấu riêng, đâu cứ phải start-up thì gặp khó khăn và cần nhiều nỗ lực, để ngồi mãi được trong điều hòa thôi cũng đã rất khó và cần cố gắng không ngừng rồi. Đương nhiên mình cũng khẳng định start-up cực hơn, và cũng không định nói đến việc ngồi trong điều hòa nhưng làm lao công 
:v
 Nói trước như thế để không bị ném đá vì giờ AHBP nhiều lắm, chia sẻ này dành cho các bạn không/chưa có ý start-up và hướng tới công việc mà ai cũng nghĩ là nhàn ấy là dân văn phòng.

Do nhà không có điều kiện nên mình cũng đã đi làm thêm từ rất sớm. 2 năm đầu mình làm bất kể nghề nào có thể kiếm được tiền phát tờ rơi, chạy bàn, freelancer, editor,...và nguồn thu nhập chính của mình là gia sư, mình không thuộc nhóm các bạn siêu giỏi kiếm được chục triệu, trăm triệu, triệu triệu ngay từ khi còn học ĐH 

:]] Lúc ấy khó để kiếm một công việc chuyên môn vì mình làm gì đã có tý chuyên môn nào @@ Sinh viên tỉnh lẻ lên, tiếng anh kém, kỹ năng máy tính không, ăn mặc như nhà quê, may mà tinh thần mình khá cứng không ham tiền mù quáng nên không dính vào phốt đa cấp nào chứ một nửa số bạn mình dính tới vụ đa cấp nổi tiếng cả nước hồi đó. Bên cạnh đó, mình cũng tham gia hoạt động clb, hoạt động xã hội để tự nâng cao tinh thần, chứ cũng chẳng nghĩ gì đến việc nó sẽ phục vụ cho việc làm đẹp CV. 2 năm ấy, mình dành khá nhiều thời gian tự học máy tính và tự học thêm ngoại ngữ. Không nói những bạn đã giỏi rồi, nhưng mình chắc chắn nhiều sinh viên trường mình kỹ năng word còn chưa giỏi đâu. Nhìn vào việc mùa nộp tiểu luận khóa luận nhiều bạn ngồi hàng giờ ở hàng in để nhờ người ta chỉnh sửa là hiểu. Đừng ghi vào CV rằng bạn thành thạo tin học nếu bạn chẳng biết gì ngoài gõ bàn phím và lưu file. Một chi tiết hay môt kỹ năng nhỏ cũng có thể cho bạn thêm cơ hội, hơn nữa nó cũng là kỹ năng cơ bản. Nhờ việc thành thạo bộ office mà công việc "tử tế" đầu tiên mình thực tập hồi năm thứ 2, mình đã được đánh giá cao ngay sau 2 ngày làm việc, chỉ đơn giản là mình viết biên bản họp quá đẹp :| tuy mình cũng hơi bất ngờ và mình cũng chỉ làm ở đây 3 tháng. Còn tiếng anh thì chắc ai cũng hiểu rồi mình không nhắc đến nữa 
:]
] 2 năm cuối mình tìm đến những công việc chuyên môn hơn.

Đương nhiên cũng như bao sinh viên khác, mình vào FTU nhưng chẳng biết sau này sẽ làm ra cái nghề ngỗng gì. Kinh tế đối ngoại nghe có vẻ hay nhưng đến năm 3 mình mới vỡ ra nó là xuất nhập khẩu 

=]] mà mình thì không nghĩ là mình làm được 
:v
 Loay hoay giữa thất vọng, chán đời, muốn bỏ học, nghĩ tới đam mê khác của bản thân, học hành chểnh mảng, bận rộn áp lực vừa phải kiếm tiền vừa nghĩ mình học cái trường này làm cái mọe gì không biết, toàn con nhà giàu, toàn trai xinh gái đẹp, toàn người giỏi giang năng động. Suốt 2 năm mình cũng bị áp lực như thế đấy 
:]
] chắc nhiều em cũng bị như mình, nhưng ko sao đâu, em sẽ phát hiện nhiều người cũng như mình, hãy biến lo lắng thành động lực. Cứ đi rồi sẽ tìm được thứ cần tìm thôi, chứ chỉ biết than người này gặp may người kia số tốt tìm được việc ngon thì vô dụng lắm, ngồi trong nhà thì may mắn nào rớt trúng đầu được???

Sau hai 2 năm vô định thì đến năm thứ 3 mình cũng tìm được con đường của mình, nghề nghiệp mà mình muốn làm 

:D Đương nhiên chẳng có gì dễ dàng, tìm được rồi nhưng mình phải học xem nó như thế nào đã, nào có ai không học mà biết. Thực ra mình học ở trường không tốt, kết quả thường thôi, nhưng mình học ở ngoài rất nhiều. Mình lại kiếm việc làm thêm và thực tập có liên quan đến nghề mà mình muốn theo đuổi. Thậm chí là việc không lương cũng được, miễn là nó cho mình một cái gì đó gọi là kiến thức cần thiết. Cái gì cũng có giá của nó, nếu các em học lực bình thường, sáng lên lớp tối cày phim, tiếng anh không giỏi, thậm chí ra có bằng giỏi nhưng kiến thức không thật, tư duy không tốt, chẳng kỹ năng gì trong tay, một chút kinh nghiệm cũng ko thì ai sẽ chấp nhận em vào một vị trí lương cao?

Tấm bằng đại học kể cả là FTU thì sau này cũng chỉ là một tờ giấy thôi, đừng kỳ vọng gì vào nó. Thậm chí bằng của FTU còn ngáng đường các em nếu các em không nỗ lực. Tại sao? Vì người ta nghĩ rằng FTU là giỏi là năng động là có năng lực, chính sinh viên FTU cũng bị huyễn hoặc như thế, nhưng không phải 100% FTU đều được như vậy. Người ta kỳ vọng vào FTUer làm được cái gì đó hơn thế, nhưng các em ko làm được hoặc chỉ ngang với người khác thế là bị đánh giá thấp, à FTU cũng chỉ có thế thôi. Thậm chí khi các em apply vào những vị trí thấp người ta sẽ loại thẳng hồ sơ, hoặc khi phỏng vấn thì hỏi thẳng FTU mà làm việc này à. Ai phủ nhận thì cứ thử mà xem nhé, riêng mình gặp cảnh này nhiều rồi 

:D Tiếp tục câu chuyện, năm 3, rải rất nhiều hồ sơ, kể cả những công ty không tuyển thực tập, mục đích là tiếp cận với công việc sau này muốn làm. À tiện nói luôn, nếu được thì các em hãy đi thực tập "Thật" đợt thực tập giữa khóa nhé, mình biết nhiều người không đi thật đâu 
=]
] Đừng lười, nó là một cơ hội hay ho đấy.

Hãy tự tạo áp lực cho bản thân mà tự kiếm lấy một công việc tiện cả đôi đường, chắc chắn dù ít hay nhiều thì mình cũng học được cái gì đấy, không phải kiến thức thì là nhận thức về thế giới phũ phàng, hoặc thực dụng hơn là ghi vào CV cho đẹp. Từ trượt từ vòng gửi xe đến trượt tại phút trót phỏng vấn, tạch mấy chục chỗ thì mình được nhận vào làm việc tại một số công ty, một công ty xã hội có thời hạn thực tập 3 tháng, làm theo dự án cho công ty truyền thông, một bên báo, 4 tháng làm cho trung tâm tiếng Nhật [dù mình không biết chữ tiếng Nhật nào]. Cuối cùng mình về thực tập tại một công ty nước ngoài và đây là công việc hiện nay của mình. Hồi được nhận mừng rớt nước mắt, đi làm mà tim đập thình thịch vừa sợ hãi vừa tự hào :[[ Cái thói quen tự học của mình giúp ích khá nhiều khi mình làm việc tại đây. Trước tiên là kỹ năng văn phòng tốt nên không gây ra lỗi ngớ ngẩn nào, đi sớm về muộn, hết sức nỗ lực. sai thì nhận lỗi, cái gì không biết thì trước tiên tự tìm hiểu, không tự được thì mới hỏi. Sếp giao cái gì mình chưa biết thì xin sếp thời gian để tìm hiểu chứ không từ chối ngay. Sếp cũng tạo thời gian [tuy ngắn] cho mà xem xét và may lần nào mình cũng hoàn thành rất tốt. Khi cầm tháng lương đầu tiên, tuy vất vả và lương thấp hơn nhiều khi mình đi dạy [nhắc lại, mới vào ai cho lương cao] nhưng mình đã xúc động lắm. Dần dần thì lương mình mới cao dần lên, vài tháng được tăng một ít. Công việc cũng có khi khó khăn áp lực, thậm chí nhiều lần mình khóc vì uất ức, áp lực, ức chế, bất đồng ngôn ngữ và văn hóa. Một thời gian dài bị stress nặng do công việc nhiều, lương cũng gọi là được so với một công việc làm thêm lúc ấy, tuy rằng thực sự chưa xứng đáng với năng lực. Lúc ấy ai cũng bảo mình sướng, tìm được việc part time vừa có tiếng vừa có miếng. Nhưng chẳng ai biết để đi được đến như thế mình đã cố gắng và kiên trì rất nhiều để luôn hoàn thành công việc tốt trên mong đợi của cấp trên, để không nghỉ việc vì áp lực, để dù đêm nào cũng khóc nhưng hôm sau vẫn đi học đi làm đi dạy bình thường. Một con đường trải đầy hoa hồng thì ta sẽ phải dẫm lên đầy gai của nó thôi. Tại sao lương không xứng đáng mà mình lại không nghỉ việc ư? Chắc có nhiều người nghĩ thế. Cứ cho là vì mình khác người đi. Thực ra mình là người không thích nhảy việc, trừ khi mình có định hướng khác hoặc thực sự không chịu được mình mới từ bỏ một công việc, tạm gọi là mình rất lì. Một khi người ta đã giữ sao mình lại phải đi, cố gắng lâu tại một công ty được tăng lương nhanh hơn hay nhảy việc thì được tăng nhanh hơn, trước tiên chỉ nói đến sinh viên mới ra trường. Nhiều em vẫn ngây thơ nghĩ tới nhảy việc nhiều để lương cao, đứng núi này trông núi nọ, thấy chỗ này cao hơn có xíu đã dao động. Dĩ nhiên cũng phải tùy trường hợp, lì quá không tốt mà nhảy nhiều cũng chẳng hay. Cơ bản là tại thời điểm ấy các em muốn cái gì? Tiền nhỏ trước mắt hay là một kinh nghiệm đàng hoàng. Và công ty ấy có tệ đến mức mình cho nó vào dĩ vãng hay ko?

Dành cho những ai thực dụng kiểu như mình thì dù mình thích tiền [nhà nghèo mà] nhưng vẫn chọn kinh nghiệm đàng hoàng. Nhiều nhà tuyển dụng cũng thích ứng viên có kinh nghiệm lâu tại một công ty chứ chẳng mấy ai lại thích tuyển người tháng này làm chỗ này, tháng sau làm chỗ khác [có nhưng chắc ít lắm]. Đến lúc ra trường thì mình được công ty giữ lại, tuy đã tìm được một công việc khác lương cao hơn, nhưng vẫn lì ở lại vì thấy được tiềm năng tăng lương khả quan hơn và học được nhiều hơn, môi trường phù hợp với tính cách lạnh nhạt của mình 

=]]. Ra trường nửa năm hay chính thức nhận bằng được 2 tháng thì lương của mình chỉ được hơn 1 NỬA của 1000 đô xíu thôi, chắc nhiều em chê ít đây, nhưng mà thôi để đời tự trả lời cho các em, còn 2 tháng nữa là ra trường rồi. Nhắc lại là mình học không giỏi, ngoại hình kém, thuộc dạng tầng lớp sinh viên "thường thường", không can đảm, không phải xuất sắc, không có bất cứ đầu ra đầu vào, mối quan hệ, người quen, cũng chẳng khéo mồm biết nịnh bợ, thậm chí tính cách không được lòng cấp trên mấy [nói toẹt ra là vì thế nên lương mới thế kia, nhưng ghét thì ghét mình cứ làm cho bõ ghét 
:]
] ít ra thì mình được làm chính mình, mình chấp nhận trả giá].

Nếu các bạn cũng như mình, mọi thứ đều thường thường thôi, thì hãy tự mình nỗ lực chứ đừng tự huyễn hoặc bản thân vào những thứ dễ dàng. Đến giờ mình vẫn không ngừng học hỏi và nâng cao kỹ năng của bản thân. Công việc của mình ổn định rồi nhưng mình biết mình sẽ không dừng lại ở đó, nên mình phải tiếp tục học. Ổn định có hèn hay không mình không biết nhưng với mình thì nó cho mình cơ hội và thời gian để chuẩn bị những thứ khác. Bill Gates ấy, ông không học đại học chứ không phải ổng dừng hẳn việc học đâu, đừng nhầm 

:D Hiện tại định hướng trong vài năm tới của mình vẫn là nóng hay lạnh đều trong điều hòa thôi, mình chưa đủ can đảm và điều kiện để tự gây dựng một thứ gì đó lớn lao vì mình còn gia đình phải lo, chưa thể liều được. Có lẽ điều ấy sẽ để lại một thời gian [dài] tới, sau khi mình đã sẵn sàng. CF quá dài này không biết ai đủ kiên nhẫn đọc hết không. Tuy mình nói rằng đừng lấy chuyện của mình để soi vào người khác, nhưng mình nghĩ rằng câu chuyện của mình cũng có 1 vài chi tiết nhỏ để những người giống mình có thể tham khảo cho biết 
:]
]. Mình cũng đã đi đã gặp nhiều người, đã biết tới hàng trăm cảnh khác nhau lúc mới ra trường, những khó khăn mà chưa thấy ai đề cập tới trên cf trường mình. Sinh viên mỗi khóa ra trường lại có đến cả triệu người thế thì còn nhiều những cảnh tìm việc khó khăn, kỳ cục hơn nữa.

Đi làm không giống như đi thi để chỉ chúc may mắn, chúc các em biết mình ở đâu để chọn được đường đi cho chính mình và hãy không ngừng cố gắng nhé 

:D"************************************************

Các bạn có thắc mắc có thể comment bên dưới, Youth sẽ tổng hợp và trả lời trong thời gian sớm nhất.

Cùng chờ đón bài "CHIA SẺ CỦA MỘT SINH VIÊN MỚI RA TRƯỜNG VỀ MỘT SỐ TIPS KINH NGHIỆM XIN VIỆC" lúc 10:00 ngày mai trên Youth Confessions nhé!!---------------------------------------------------------

Giới trẻ Việt Nam thiếu định hướng nghề nghiệp, các anh chị hãy cùng YBOX giúp các bé một tay vì một thế hệ trẻ không lãng phí bao năm đại học bằng những chia sẻ rất thật của mình tại đây nhé: //bit.ly/YboxShare2017 

🍁

[*] Đăng kí làm CTV cho dự án Youth Confessions để có cơ hội đóng góp cho cộng đồng và tích lũy them những kiến thức định hướng cho nghề nghiệp tại đây: //bit.ly/YouthCfs-Ybox

Đọc và chia sẻ nhiều hơn tại: //www.facebook.com/YboxConfession/posts/547836035609370

370 người xem

Video liên quan

Chủ Đề