Khi tái lập tỉnh, lào cai có bao nhiêu đơn vị hành chính?

01/10/1991: Tái lập tỉnh Lào Cai

Ngày 12/ 8/1991 kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết chia tách Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Lào Cai, Yên Bái.

Sáng ngày 01/10/1991, sau nhạc hiệu Lào Cai do nhạc sĩ Ngọc Quang sáng tác là bài mở đầu chương trình phát thanh công bố với toàn thể nhân dân các dân tộc Lào Cai về việc tỉnh Lào Cai mới bắt đầu đi vào hoạt động.

Lào Cai ngày đầu mới tách tỉnh [Ảnh tư liệu]

Tái lập tỉnh, Lào Cai đối mặt với muôn vàn khó khăn do lịch sử để lại. Kết cấu hạ tầng cũng như kinh tế - xã hội [KT-XH] hết sức yếu kém. Giao thông từ tỉnh đến các huyện xuống cấp nghiêm trọng, 56/180 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm, 7/10 huyện thị chưa có điện lưới quốc gia. Kinh tế tự cung, tự cấp là chủ yếu, sản xuất hàng hóa hầu như không đáng kể, sản lượng lương thực bình quân đầu người chỉ có 184 kg/năm. 55% hộ dân thuộc diện đói nghèo, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, công nghiệp kém phát triển. Văn hóa - xã hội thiếu từ cơ chế đến các thiết chế, nhiều xã “trắng” về y tế, trường học. 60% trẻ trong độ tuổi không được cắp sách tới trường. An ninh nông thôn; khu vực biên giới Việt - Trung không ổn định, trong đó có cửa khẩu Quốc tế Lào Cai chưa được khai thông...

31/12/1991: Quy hoạch đô thị thị xã tỉnh lỵ Lào Cai

18/05/1993: Mở lại Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu; thông cầu Hồ Kiều

02/09/1993: Thông tàu đường sắt Hà Nội - Lào Cai

19/05/1994: Báo Lào Cai xuất bản tờ báo dành riêng cho đồng bào các dân tộc

2000: Mở ra giai đoạn khởi đầu thực hiện các chương trình công tác trọng tâm

01/10/2001: Khởi công xây dựng khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường

30/11/2004: Thành lập thành phố Lào Cai

07/12/2007: Kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh

2007: Gia nhập Câu lạc bộ 1.000 tỷ đồng

30/12/2007: Hoàn thành phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới Việt – Trung

25/11/2010: Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh thành phố lần thứ VI

2010: Tỉnh đầu tiên xây dựng mô hình khung chính quyền điện tử

2011: Đứng đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh gtranh cấp tỉnh

2012: Thí điểm mô hình Ban Tuyên vận, Tổ Tuyên vận

13/01/2012: Hoàn thành phủ sóng qua vệ tinh Vinasat 1 trên địa bàn tỉnh

09/02/2012: Thành lập Ban quản lý các dự án ODA

2013: Khánh thành Bệnh viện đa khoa tỉnh Lào Cai

          Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi

          Tỉnh đầu tiên trên cả nước công bố năng lực cạnh tranh cấp huyện

21/9/2014: Thông tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai

15/05/2015: Hội đàm cấp cao giữa hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc

02/02/2016: Khánh thành, đưa vào hoạt động cáp treo Fansipan

23/11/2018: Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai

11/9/2019: Thành lập thị xã Sa Pa

14/10/2020: Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Lào Cai đi vào hoạt động

2020: Lào Cai dẫn đầu khu vực Tây Bắc với 54 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Tỉnh bắt đầu chặng đường hút các nhà đầu tư chiến lược

2021: Hoàn thành xuất bản 32 tập Văn kiện Đảng bộ tỉnh Lào Cai toàn tập

01/10/2021: Kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Lào Cai

 Sau 30 năm Lào Cai trở thành tỉnh phát triển của cả nước.

Sau 30 năm tái lập tỉnh, Lào Cai đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội và phát triển đô thị. Tỷ lệ đô thị hiện đạt 26%. Đến 2020 có 10 đô thị được công nhận, gồm 1 đô thị loại II, 1 đô thị loại IV và 8 đô thị loại V. Các công trình giao thông, các dự án động lực, khu dân cư mang tầm nhìn dài hạn, đáp ứng tốt với nhu cầu phát triển tương lai đang tiếp tục được quy hoạch và đầu tư xây dựng.

Đặc biệt TP. Lào Cai từ trong hoang tàn đổ nát đã vươn mình đứng dậy, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực văn hóa - xã hội - an ninh quốc phòng. Khu đô thị mới khang trang, bề thế, dáng dấp của một đô thị văn minh hiện đại và hoạt động hiệu quả. Khu cửa khẩu khang trang hiện đại, nhộn nhịp hàng hoá thông thương, tấp nập đón du khách bốn phương, giữ vai trò động lực đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh và thành phố.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế các tiềm năng tài nguyên đã được "đánh thức", bắt đầu phục vụ nhân dân, làm giàu cho đất nước. Các khu công nghiệp đã và đang hoạt động có hiệu quả. Toàn tỉnh phát huy tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo, tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện tốt vai trò đầu cầu trong tuyến hành lang kinh tế Vân Nam [Trung Quốc] - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.

Minh Ngọc

LCĐT - Đầu năm 1992, Quốc hội phê chuẩn địa giới thị xã Lào Cai cũ thành thị xã tỉnh lỵ Lào Cai mới.

Khu vực vườn hoa Kim Tân những năm đầu tái lập tỉnh. Ảnh: Phạm Ngọc Triển

Vậy là những người dân quyết giữ cho “Lao Cai không bị bỏ quên” đã có thể yên tâm trở về sinh cơ lập nghiệp và phát triển trên mảnh đất mình đã từng gắn bó, hy sinh. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh đã có một trung tâm để quy hoạch, xây dựng. Thị xã mới trên nền tảng thị xã cũ sẽ trở thành đầu mối cho sự phát triển của tỉnh, là cầu nối với nhiều tỉnh trong nước và với vùng Tây Nam Trung Quốc rộng lớn...

Và rồi! “Tôi trở về xứ sở tình yêu/Qua năm tháng, bao mùa xa vắng/Kỷ niệm đằm trong mưa trong nắng/Cùng dòng sông thao thiết đợi chờ”, náo nức của nhà thơ giống như náo nức của những người Lào Cai lúc đó đã vấp phải một sự thật phũ phàng, chiến tranh biên giới và hậu của nó sau gần 14 năm đã làm cho cả một thị xã thanh bình, yên ả trở thành một vành đai trắng, khắp thị xã tiêu điều, hoang vắng, chết chóc giăng giăng từng mét vuông đất.

Và nữa! Thị xã Lào Cai mới đang được hình thành nhưng các cơ quan, ban, ngành từ Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đến các sở, hiệp hội, Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh… đều ở rải rác tại các nơi tập kết, nơi gần là Cam Đường cũng cách thị xã hơn chục cây số, nơi xa như Tằng Loỏng, Phố Lu [Bảo Thắng] cách ba - bốn chục cây số. Ngay từ khi mới manh nha trở thành thị xã tỉnh lỵ, nhu cầu về đất ở đã vô cùng cấp bách, nóng lên từng ngày cả trên nghị trường lẫn trong dân cư.

Vậy là từ “Thị xã của tôi bắt đầu từ con số không/Người trở về chưa ai định được thời gian biến không thành có”, Lào Cai đã phát động một chiến dịch vì một tỉnh lỵ Lào Cai mới, trong đó việc quan trọng đầu tiên là phải rà phá bom, mìn làm sạch mặt bằng để xây dựng hạ tầng và làm quy hoạch thị xã mới.

Sau 8 tháng khẩn trương, quyết liệt, quy hoạch sơ bộ đã được tỉnh phê duyệt. Đây là một quy hoạch được tỉnh, nhiều bộ, ngành của Trung ương đánh giá là nhanh, đẹp và hiệu quả, trong đó có việc chia ô dân cư bàn cờ, mỗi ô có 50 mét chiều sâu, hình thành 2 nhà quay lưng vào nhau, có đường thoát hiểm đằng sau, nhà nào cũng có mặt tiền là mặt phố, toàn thị xã hầu như không có ngõ, ngách. Tuy nhiên, diện tích Lào Cai lúc đó hơi nhỏ nên phải tiết kiệm đất, đường phố khá hẹp, đường trục chính Hoàng Liên theo thiết kế ban đầu là 41 m, nhưng thấy một đoạn dài giáp với bờ sông đang lở, một bên giáp với núi cao, hơn nữa kinh phí ngày đó quá hạn hẹp nên phải rút dần còn lại có 27 m, quá chật chội so với một thị xã tỉnh lỵ.
Ở huyện, vấn đề đất cát cũng nóng lên từng ngày trong các cuộc họp của tỉnh, của các cơ quan, trong đời sống của cán bộ, Nhân dân. Hằng ngày, Quốc lộ 4E, đoạn nối giữa Tằng Loỏng với thị xã Lào Cai, nối giữa Phố Lu với Tằng Loỏng nườm nượp người đi tìm đất, tâm trạng của không ít cán bộ, công chức là dành phần nhiều thời gian cho đất cát, lơ là với công việc được giao. Nhiều chuyện tranh chấp đất đai đau lòng đã xảy ra, trong đó có cả một vụ tự thiêu vì đất cát. Nói về những ngày này, cố nhà thơ, nhà báo Hồ Xuân Đoan đã từng viết: “Tôi xin kể một chuyện rất thật/Lào Cai năm xưa/Các chiến sỹ dầm mình trong mưa, trong bùn đất chiến hào/Giữ từng thước đất/Tôi được thấy tận mắt/Lào Cai, hè 93/Có một bà mẹ mắt lòa/Nằm trong chiếc lều canh giữ đất/Điều dễ hiểu là điều thứ nhất/Điều khó hiểu là điều thứ hai.”… Những ai sống trong những ngày này mới cảm thông được những câu thơ trần trụi, đau đáu của nhà thơ.

Giữa lúc nước sôi lửa bỏng đó, đồng chí Bùi Quang Vinh [lúc đó làm Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch - Đầu tư tỉnh] đã lên gặp đồng chí Tráng A Pao, Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Nguyễn Quý Đăng, Chủ tịch UBND tỉnh trình bày những bức xúc. Đồng chí Vinh nói không thể để tình trạng đầu não một nơi, thị xã một nơi mãi thế này được, bởi một là kinh phí, thời gian đi lại tốn kém, hai là lòng người phấp phỏng, không yên tâm với công tác, hiệu quả công việc thấp, ba là khó có sự chỉ đạo sát sao, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh, bốn là đất cát càng ngày càng bị lấn chiếm, rất khó cho giải phóng mặt bằng. Muốn xử lý được bốn vấn đề trên không còn cách nào khác là phải nhanh chóng đưa tất cả  các cơ quan từ nơi tập kết tạm lên thị xã Lào Cai mới để hoạt động.

Ý kiến của đồng chí Vinh được Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND đồng tình, nhưng khi đưa ra Ban Thường vụ Tỉnh ủy bàn thì nhiều ý kiến không đồng ý. Lý do là vì bom mìn đã được rà phá nhưng cả thị xã vẫn còn nhiều, không an toàn cho người lên nhận đất; cần làm trụ sở, đường sá hoàn chỉnh mới lên. Trong nhiều cuộc họp của tỉnh, đồng chí Vinh đã tranh luận khá gay gắt, nếu chờ hoàn chỉnh hạ tầng thì không biết đến bao giờ mới xong, mà chuyện đất cát càng kéo dài càng phức tạp, phải lên ngay, gặp khó đâu xử lý đấy. Cuối cùng, các ý kiến đều thuận theo việc tập kết lần 2 ngay trên thị xã Lào Cai.

Với quan điểm của đồng chí Vinh thì tỉnh vừa thi công đường vừa làm nhà tạm cho các công sở, trên cơ sở bản quy hoạch đô thị đã có của Sở Xây dựng lập một kế hoạch tập kết lấy tên là Kế hoạch tập kết lên thị xã tỉnh lỵ. Có nhiều ý kiến phản đối, nhưng bản kế hoạch tập kết là một việc mới, táo bạo, thiết thực nên được Tỉnh ủy, UBND tỉnh chấp nhận, giao cho Ủy ban Kế hoạch - Đầu tư lập. Có được sự đồng thuận rồi nhưng lúc đó, Ủy ban Kế hoạch - Đầu tư chỉ có mỗi một cái máy đánh chữ được Ủy ban Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Hoàng Liên Sơn chia cho khi tách tỉnh. Cái máy quá cũ, lại làm việc nhiều nên hỏng liên tục. Cực chẳng đã, đồng chí Vinh phải nhờ anh Nguyễn Sơn Hải, một cán bộ của cơ quan viết tay cho bản kế hoạch. Anh Hải viết chữ rất đẹp, chữ anh viết rõ ràng, đều tăm tắp như viết huân - huy chương. Được giao viết bản kế hoạch, anh vui mừng nhận lời. Đồng chí Vinh lập tức thảo tỉ mỉ bản kế hoạch, từ các cơ quan tập kết ra sao, dựng nhà thế nào để sau này không ảnh hưởng đến xây dựng trụ sở, kinh phí được cấp ra sao, giao cho các đơn vị tự chủ động xây dựng thế nào, bao giờ thì hoàn thành… Bản kế hoạch viết tay được đóng dấu đỏ gửi lên Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sau đó mới được đánh máy.

Lúc đó, việc phân đất được giao cho Sở Xây dựng làm, sau thấy nhiều việc và phức tạp, tỉnh quyết định giao cho Sở Xây dựng phân đất công sở, còn UBND thị xã phân đất cho các cá nhân.

Đồng thời với việc thành lập thị xã Lào Cai để thực hiện quản lý hành chính trên địa bàn, UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo tập kết các cơ quan tỉnh và giao cho Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch - Đầu tư tỉnh làm Trưởng ban. Ngay sau đó, kế hoạch được triển khai quyết liệt. Trong năm 1993, các cơ quan đã tập kết hết lên thị xã Lào Cai. Bây giờ nhìn lại, nếu không có cuộc tập kết quyết liệt, kịp thời hồi ấy thì Lào Cai rất khó khăn, phức tạp.

Rất mừng là việc tập kết lần thứ 2 của các cơ quan tỉnh thuận lợi, tỉnh mới lãnh đạo, xử lý trực tiếp những vấn đề trước mắt và lâu dài được suôn sẻ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND tỉnh sát cánh bên nhau cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể, quân đội, công an và Nhân dân đã làm được điều này, chúng ta dần loại bỏ được vướng mắc, tiêu cực, từng bước xây dựng thị xã, sau này là thành phố tươi đẹp, mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng, an ninh như ngày nay.

Video liên quan

Chủ Đề