Sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ là gì

Bởi TT. TS. Thích Nhật Từ, TT. TS. Thích Bửu Chánh, PGS. TS. Trương Văn Chung, PGS. TS. Nguyễn Công Lý

Giới thiệu về cuốn sách này

[TG] -Hơn hai thế kỷ trôi qua, người Việt thời nay không còn nhuộm răng đen, để tóc dài, nhưng tinh thần, ý nghĩa từ lời hịch bất hủ của Anh hùng dân tộc áo vải cờ đào Quang Trung-Nguyễn Huệ về bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc vẫn còn giá trị.

Ảnh minh họa

Lịch sử Việt Nam ghi lại, sau hơn 15 năm khởi nghĩa, quân Tây Sơn đã đánh đổ 3 tập đoàn phong kiến thống trị là Nguyễn, Trịnh, Lê. Nước nhà được thống nhất từ Hà Tiên đến cả miền Bắc. Từ lời cầu cứu của Lê Chiêu Thống, triều đình phong kiến Mãn Thanh đã cho Tôn Sĩ Nghị đưa quân xâm lược vào chiếm đóng Thăng Long ngày 17/12/1788. Năm ngày sau đó, ngày 22/12/1788 [tức ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân], được sự chấp thuận, ủng hộ của hàng vạn tướng sĩ và cũng là làm sáng tỏ tính chính danh, chính nghĩa đối với muôn dân, Nguyễn Huệ lập đàn ở phía nam núi Ngự Bình [Huế] làm lễ trọng thể tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung. Trước ba quân tướng sĩ, Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ tuyên thệ hùng hồn:

Lời hịch trên được hiểu là: Quyết đánh kẻ thù để giữ gìn, bảo tồn phong tục, tập quán của tổ tiên ông cha để lại, vẫn để được tóc dài, vẫn nhuộm được răng đen. Đánh cho nó một chiếc xe để chạy về nước cũng không có. Đánh cho nó một mảnh giáp cũng chẳng còn. Đánh cho lịch sử muôn đời biết nước Nam anh hùng là có chủ.

Theo sử sách truyền lại, người Việt xưa có phong tục nhuộm răng đen. Duy trì phong tục này, một mặt nhằm bảo đảm cho răng được bền chắc, tránh bị sâu răng; mặt khác, cũng là một cách chống lại mưu đồ đồng hóa của kẻ thù đối với nhân dân ta dưới thời kỳ đô hộ nghìn năm Bắc thuộc. Phong tục nhuộm răng đen từng là một nét đẹp tao nhã, duyên dáng của người phụ nữ Việt thuở trước. Vẻ đẹp đó được thể hiện qua bài ca dao “Mười thương” với hai câu: [răng hạt huyền là răng đã được nhuộm đen]. Trong bài thơ nổi tiếng “Bên kia sông Đuống” của thi sĩ Hoàng Cầm [sáng tác tháng 4/1948] cũng có những câu thơ rất đẹp, rất hay về hình ảnh người phụ nữ vùng Kinh Bắc trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp: . Hiện nay, tuy phụ nữ Việt không duy trì phong tục nhuộm răng đen, nhưng chúng ta vẫn bắt gặp nhiều bà lão ở độ tuổi 70 trở lên nơi vùng nông thôn Bắc Bộ vẫn còn răng đen, nhai trầu đỏ môi. Đó là nét văn hóa xưa còn lưu lại trong xã hội hiện đại.

Lễ hội gò Đống Đa là niềm tự hào, sự quật cường của cả một dân tộc và được tổ chức để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung - người Anh hùng “áo vải, cờ đào” trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Ngoài nhuộm răng đen, người Việt cũng có phong tục để tóc dài. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, việc để tóc dài của người Việt kéo dài từ khoảng thế kỷ 15 đến gần cuối thế kỷ 18. Xưa kia, đàn bà để tóc dài thể hiện sự đoan trang, thùy mị. Còn đàn ông để tóc dài thì cuốn thành búi trên đầu rồi để phía sau gáy cho gọn gàng.

Có thể khẳng định rằng, lời hịch của Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ thể hiện rõ ràng ở 3 khía cạnh: “Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để răng đen” nhằm mục tiêu bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc; “Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn” nhằm mục tiêu thắng lợi về mặt quân sự; “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” nhằm đạt mục tiêu chính trị là giành lại vị thế, khẳng định nước Nam đã có chủ.

Vì sao Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ lại đặt mục tiêu giữ gìn phong tục, tập quán, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc lên trước mục tiêu thắng lợi quân sự và mục tiêu giành lại vị thế chính trị của đất nước? Vì “răng đen, tóc dài” không đơn thuần là những bộ phận trên cơ thể của người Việt xưa, mà hơn thế, đó là hình ảnh thân thuộc của đồng bào ta qua bao đời, đó cũng là phong tục, tập quán văn hóa của người Việt Nam tồn tại từ lâu. Lời hịch thực chất là lời quyết chiến, quyết đánh đuổi quân xâm lược đến cùng để bảo toàn những giá trị gốc gác của người Việt, của linh hồn văn hóa truyền thống Việt.

Có thể khẳng định rằng, lời hịch của Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ góp phần thức tỉnh tâm can, lay động lòng người, vì thế quy tụ, lôi cuốn được muôn dân đồng tâm hiệp lực thành sức mạnh phi thường để đánh tan 29 vạn quân xâm lược Thanh trong mùa xuân Kỷ Dậu 1789, làm nên trận đại thắng Ngọc Hồi-Đống Đa lẫy lừng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Ở hàm ý sâu xa hơn, người anh hùng dân tộc áo vải cờ đào muốn gửi thông điệptớicác thế hệ con cháu mai sau, những gì thuộc về giá trị bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của tổ tiên, ông cha từ ngàn đời thì phải luôn có trách nhiệm lưu giữ, bảo tồn để dân tộc Việt không bao giờ bị mất gốc hay trở thành “bản sao” của dân tộc khác.

Hơn 230 năm trôi qua, tinh thần, ý nghĩa từ lời hịch bất hủ của Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ về bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc vẫn còn giá trị. Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, một trong những thách thức lớn nhất mà các quốc gia-dân tộc phải đối mặt là dễ bị phai mờ, thậm chí đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vì vậy, chúng ta càng phải nhận thức thấu đáo hơn nữa vị trí, ý nghĩa đặc biệt quan trọng về bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó đề cao trách nhiệm và có những giải pháp căn cơ, đồng bộ để giữ gìn bằng được những giá trị văn hóa mà ông cha ta đã bền bỉ xây dựng, sáng tạo, hun đúc từ thời đại Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh. Những tinh hoa văn hóa đó là hệ thống giá trị di sản vật thể, phi vật thể văn hóa và tất cả những gì góp phần làm nên đặc trưng tính cách Việt, tâm hồn Việt, nhân cách Việt từ thời mở nước đến nay.

Có câu danh ngôn, Văn hóa là những gì còn lại khi tất cả những cái khác mất đi. Trải qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong đó lịch sử đấu tranh giữ nước chiếm phần lớn thời gian trong tiến trình dân tộc đã cho chúng ta một chân lý: Nước có thể mất, nhà có thể tan, nhưng nhất định không thể để mất tổ tiên, gia phả, dòng họ, không thể mất phong tục, tập quán của ông cha để lại. Lịch sử Việt đã đúc kết rằng, sức sống bền bỉ, trường tồn, mãnh liệt của dân tộc Việt chủ yếu bắt nguồn từ “sức mạnh mềm”, tức là từ văn hóa, bản lĩnh, khí phách của con người Việt Nam.

Muốn giữ được quê cha đất tổ lâu dài, muốn cho tổ tiên không bị mất gốc thì không bao giờ được phép lãng quên và làm “đứt gãy” mạch nguồn văn hóa được người Việt vun trồng, bồi đắp, trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bài học về sự kiên trì, ý chí kiên quyết bảo vệ các giá trị văn hóa đã làm nên căn tính, cốt cách dân tộc cách nay cả ngàn năm chưa bao giờ mất đi ý nghĩa của nó, mà vẫn còn sức sống mãnh liệt đến hôm nay và mai sau.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Cái gốc của văn hóa mới là dân tộc”. Gốc có vững, cây mới bền. Giữ được cái gốc dân tộc của văn hóa, đó không chỉ là cơ sở vững vàng để bảo vệ thống nhất, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, mà còn là thành trì chắc chắn để bảo vệ nền văn hóa dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay./.

Đại tá, ThS. Nguyễn Văn Hải

X

This site uses cookies. By continuing, you agree to their use. Learn more, including how to control cookies.

Tem Vua Quang Trung

“Tận xuất vi binh” hay “Vắt toàn lực để hưng binh”.

Đây là giải pháp mang tính chất tình hình của Hoàng Đế Quang Trung trong giai đoạn chuẩn bị đánh giặc Mãn Thanh xâm lăng.

Giải pháp rất này rất sắt máu và cũng rất bạo tàn: nam phụ lão ấu, người nào còn nhúch nhích được đều bị bắt để phục vụ cho chiến tranh chống Mãn.

Họ được huy động đi đấp đường, tải lương, cắt cỏ cho ngựa cho voi v.v… nói chung những công việc nặng nhọc và dĩ nhiên là không công.

…và dĩ nhiên là có tử vong…

Nhân chứng đương thời kết tội ông tàn bạo. Hậu sinh, có kẻ cũng kết tội ông tàn bạo, và đã phóng bút hàm hồ hơn là kết luận dân Việt Nam là dân tộc hiếu chiến!

Sử gia cũng chép, trong đạo quân phạt Mãn của Tây Sơn, có những người lính tuổi chỉ mới 12 – 13 [ mười hai mười ba ] — và họ đã kết tội ông vô nhân.

“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh!” — đó là triết lý sinh tồn của Tổ Tiên dòng Lạc Việt đã để lại cho con cháu.

Cho nên sự khắc nghiệt nếu có phần bạo tàn của Tây Sơn trong “tận xuất vi binh” để phạt Mãn — xét cho cùng, cũng không bạo tàn hơn suy nghĩ của Tổ Tiên là mấy.

— RỢ MÃN MÀ CHIẾN ĐƯỢC VIỆT NAM, CHÚNG SẼ THA AI VÀ GIẾT AI?

Trước sau gì cũng bị có thể bị chết. Nếu chết để cho bà con dòng họ của mình có cơ may được sống thì cũng đáng chết lắm. Còn đứng yên chết chùm, thì thảm quá.

Theo cụ kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, thì người trong hình là cụ Phạm Công Trị, một quan Tây Sơn, đã cải trang thành Quang Trung Hoàng Đế sang thăm vua Càn Long, Long cho người vẽ tranh tặng. Và hình của Quang Trung Hoàng Đế trong tờ 200 đồng của Việt Nam Cộng Hòa được phỏng theo bức tranh đó.

*
* *

Lịch sử Tây Sơn là lịch sử máu đổ xương rơi — dù là xương thịt ngoại xâm hay xương thịt của người Việt đối lập với Tây Sơn.

— Đó là lịch sử, chúng ta không thể cãi được.

George Dutton, Tây Sơn UPRISING Society and Rebellion in Eighteenth Century Vietnam, University of Hawai’i Press, Honolulu, U.S.A. 2006.
George Dutton, Tây Sơn UPRISING Society and Rebellion in Eighteenth Century Vietnam, University of Hawai’i Press, Honolulu, U.S.A. 2006.
Đỗ Bang, Những khám phá về Hoàng Đế Quang Trung, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, Việt Nam, 1998.
Đỗ Bang, Những khám phá về Hoàng Đế Quang Trung, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, Việt Nam, 1998.
Lãng Nhân, Giai Thoại Làng Nho Toàn Tập, NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản lần thứ nhất, giấy phép số 1051 LC/BC 3/XB, Sài Gòn, ngày 7/04/1966, in xong ngày 30/07/1966. [ Bản in lại ở hải ngoại. ]
Lãng Nhân, Giai Thoại Làng Nho Toàn Tập, NAM CHI TÙNG THƯ xuất bản lần thứ nhất, giấy phép số 1051 LC/BC 3/XB, Sài Gòn, ngày 7/04/1966, in xong ngày 30/07/1966. [ Bản in lại ở hải ngoại. ]

Nhưng xét lại lịch sử, đó chính là “thế thì phải thế” như lời của viên tướng Tây Sơn toàn tài Ngô Thời Nhiệm. Biết làm sao được?

Nhưng với Hoàng Đế Quang Trung, bạo lực và chiến tranh chỉ là phương tiện giai đoạn. Thời bình ngắn ngủi của ông, những việc làm của ông cũng chứng minh được ông nghiêng về pháp trị.

Ông đã trọng dụng những người mà ông cho là có tài hơn ông — thí dụ điển hình nhất là trường hợp của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp. Hoàng Đế Quang Trung đã năm lần bảy lược mời ông ra giúp nước.

Hoàng Đế Quang Trung cũng đã chém đầu những đại thần của Triều Lê. Nhưng không phải bắt được là chém. Những vị đại thần này nhất định trung thành với nhà Lê. Thả các vị ra, là các vị chiêu quân mãi mã chống lại Tây Sơn. Đánh hoài, dân tình chịu sao nỗi.

— Điển hình cho trường hợp này là Đại Thần Nguyễn Đình Giản dưới triều Lê Chiêu Thống. Chiêu hàng hơn một năm, ông nhất định chọn cái chết. Chém ông rồi, người đến xem ai cũng đổ lệ, và ĐÃ ĐỐT NHAN KHẤN VÁI HUƠNG HỒN ÔNG TRƯỚC KHI RA VỀ.

Cho dân bài tỏ tình cảm công khai với kẻ “phản nghịch” nếu không phải tính nhân bản của Triều Tây Sơn thì là cái gì?

Dân tộc Việt Nam quả thật bất hạnh. Nếu Hoàng Đế Quang Trung đừng đoản mệnh, trị nước thêm vài chục năm nữa, chắc tình hình Việt Nam đã khác hẳn.

Ông là người phóng khoáng trong suy nghĩ, mang nặng tinh thần cải cách.

*
* *

Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.

Tức là:

Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó ngựa xe tan tác
Đánh cho nó manh giáp chẳng còn
Đánh cho nó biết nước Nam anh hùng có chủ

Có kẻ tiến sỹ cho rằng, bài hịch này “Không thấy khí tượng của người Anh hùng” hay không phải là khẩu khí của bậc quân vương!

— Xem Chữ viết trong bài “Hịch ra trận” của Quang Trung tại gò Đống Đa: Không thấy khí tượng của người Anh hùng

“Hịch Tướng Sỹ” của Đức Hưng Đạo Vương viết cho các vương tử, vương tôn đang mơ ngủ của Nhà Trần tỉnh giấc. Họ là thành phần có học.

“Cáo Bình Ngô” của Cụ Ức Trai Nguyễn Trãi viết là để xiển dương cái khí chất “văn hiến chi bang” của người Đại Việt, nên dĩ nhiên đó là một cáo văn có một không hai.

Hoàng Đế Quang Trung chú trọng chữ Nôm, có lẽ tinh thần này thể hiện trong bài hịch của ông chăng? “Nam quốc sơn hà Nam Đế cư” của gần tám trăm [ 800 ] năm trước cũng là tinh thần “phải có độc lập mới giữ được những tập tục của mình”?

Binh sỹ Tây Sơn là những thành phần giang hồ tứ chiếng, nông dân v.v… nên có lẽ họ sẽ hiểu ngôn ngữ bình dân dễ dàng hơn: “đánh chết mẹ tụi nó hết!”

— Nên bài hịch của ông, ông viết cho binh sỹ của mình!

Thời nay, có mấy kẻ dám nói và dám hành động: “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”?

Vậy nếu đó không phải là khẩu khí của bậc Vương thì là của ai?

28/01/2017

Video liên quan

Chủ Đề