Ví dụ về sự thay đổi trong giáo dục

Ẩm thực

Công thức

Đáp án

Hóa học

thả thính

tiểu luận

tô màu

Tổng hợp

văn học

ý tưởng

LTS: Theo Phó Giáo sư Đặng Bá Lãm, Chương trình giáo dục phổ thông mới nên hoãn lại một thời gian để có sự chuẩn bị chu đáo hơn.

Chi phí cao nhưng Chương trình dự kiến đem ra áp dụng trong thời gian tới chưa có có ý tưởng mới, chưa đáp ứng sự thay đổi của thời đại và đòi hỏi của đất nước.

Sau đây là một số ý tưởng về những thay đổi căn bản và toàn diện hơn nữa chương trình giáo dục phổ thông của Phó Giáo sư Đặng Bá Lãm.

Tòa soạn trân trọng giới thiệu đến độc giả.

Giáo dục phổ thông phải thực sự đa diện.

Luật Giáo dục 2019, Điều 29 nêu: Giáo dục phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ.... Như vậy giáo dục chủ yếu bao gồm 4 mặt, tức là giáo dục tứ diện hay là giáo dục đa diện.

Phụ huynh rất quan tâm đến chương trình giáo dục phông và sách giáo khoa mới. Ảnh: TT

Tuy vậy theo tôi cần thay đổi sự ưu tiên trong cách sắp xếp các mặt giáo dục với  thứ tự theo tầm quan trọng là: Thể, Đức, Trí, Mỹ. 

Nghĩa là: Sức khỏe [Cả thể chất và tinh thần], quan hệ xã hội, hiểu biết thế giới, năng lực thẩm mỹ [cảm xúc và hành vi].

Vì sao phải đặt giáo dục sức khỏe [cả thể chất và tinh thần] lên hàng đầu? Vì rằng đó là đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống.

Trong thực tiễn đây là mặt cần nhất cho cuộc sống, quyết định các mặt còn lại và vì vậy được mọi người quan tâm trước hết và hơn hết.

Chương trình giáo dục phổ thông mới có gì khác chương trình hiện hành?

Phải có sức khỏe thì mới học tập và làm việc được, mới có thể rèn luyện đạo đức, trí tuệ, cảm xúc thẩm mỹ.

Đưa giáo dục sức khỏe lên vị trí hàng đầu là một sự thay đổi lớn lao. Để  thực hiện sự thay đổi đó, ngành giáo dục từ những người quản lý, nghiên cứu, đến nhà trường, nhà giáo, từ xây dựng chương trình đến thực hiện chương trình, ở đâu cũng phải đặt giáo dục sức khỏe lên trên hết.

Quá trình trẻ em học ở trường phổ thông [từ 6 đến 18 tuổi] cũng là quá trình trẻ trưởng thành, trở thành công dân của xã hội.

Phần lớn thời gian trẻ em sống ở trường, mỗi tuần 5/7 ngày, mỗi ngày 8/16 giờ. Vì vậy, nhà trường phải giáo dục cho trẻ cách chăm sóc sức khỏe một cách khoa học, rèn luyện cách ăn mặc, nghỉ ngơi, cách chống lại các tác động có hại cho sức khỏe...

Nhà trường cũng cần theo dõi tiến bộ về thể chất học sinh hằng năm như theo dõi kết quả các môn học xưa nay.

Cuối mỗi năm cần đánh giá học sinh về sự thay đổi về thể chất, đối chiếu với tiêu chuẩn theo lứa tuổi thì ở tình trạng nào, có gì bất thường không, cần có giải pháp gì để can thiệp.

Nhà trường, nhà nước theo dõi diễn biến sức khỏe của học sinh qua các năm, qua các thế hệ để đánh giá biến động của quá trình đó và có giải pháp thích hợp để cải thiện tình hình sức khỏe, chiều cao, cân nặng của thiếu niên, thanh niên.

Phân bố lại chương trình để đảm bảo sự cân bằng của các mặt giáo dục

Việc thực sự coi trọng các mặt giáo dục, trong đó ưu tiên cho giáo dục sức khỏe trước hết phải thể hiện vào phân bố thời gian cho các mặt giáo dục trong chương trình.

Ví dụ chương trình giáo dục tiểu học với việc học 2 buổi ngày, 7 tiết/ngày, 31 tiết/tuần, thì trong “giáo dục tứ diện” hàng tuần, phải giành tương đối đồng đều cho mỗi mặt giáo dục khoảng 8 tiết.

Chương trình hay sách giáo khoa quan trọng, Bộ cần định hướng rõ ràng hơn

Sức khỏe 8 tiết, quan hệ xã hội 8 tiết, hiểu biết thế giới 8 tiết, năng lực thẩm mỹ 8 tiết. Ngày nào học sinh cũng được rèn luyện về các mặt đó dưới các hình thức khác nhau.

Cách thay đổi đó sẽ là thực sự giảm một cách căn bản đối với việc nhồi nhét kiến thức môn học của chương trình hiện hành.

Những người xưa nay quen nghĩ rằng học sinh đến trường để học các kiến thức môn học sẽ cho rằng như thế thì học sinh học được ít quá.

Cần quan niệm rằng học sinh đến trường để sống và sẽ học qua cuộc sống đó chứ không phải chỉ học trong giờ dành cho kiến thức về môn học.

Lúc các em rèn luyện sức khỏe, học cách ứng xử xã hội, học đàn, học hát, học nhảy, học múa… là các em đang học và đang sống, chứ không phải chỉ học toán, học văn mới là học. 

Trong lúc các em học về sức khỏe, ứng xử, thẩm mỹ cũng đồng thời là học cách tư duy [từ trướcđến nay là độc diễn của môn toán] và học cách sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp [từ trước đến nay là độc diễn của môn Văn-Tiếng Việt].

Chương trình các cấp bậc học trên tiểu học là trung học cơ sở, trung học phổ thông cũng phải thay đổi triệt để theo quan niệm đó.

Thay đổi cấu trúc nhà trường phổ thông và cấu trúc đội ngũ thầy giáo

Để thực hiện được sự thay đổi lớn lao của chương trình giáo dục phổ thông như thế cần thay đổi các điều kiện kéo theo là đội ngũ thầy giáo và cơ sở trường lớp cũng như cách tổ chức, quản lý nhà trường. 

Từ trước đến nay nói đến giáo dục người ta chỉ nghĩ đến truyền thụ kiến thức nên chỉ chuẩn bị các điều kiện về thầy giáo và trường lớp để làm việc đó.

Chương trình, sách giáo khoa mới- nhìn từ Nghị quyết 88 của Quốc hội

Nếu thay đổi quan niệm, thực sự thực hiện giáo dục đa diện thì trong đội ngũ nhà giáo của một trường, một lớp, phải có đủ người để thực hiện các mặt giáo dục như giáo dục sức khỏe, giáo dục thẩm mỹ, phải có chuyên gia dinh dưỡng, chuyên gia tâm lí, sức khỏe tinh thần, giáo viên dạy múa, hát, vẽ…

Các điều kiện vật chất của nhà trường cũng phải được bổ sung như: sân chơi, bể bơi, phòng thi đấu, phòng nhảy, phòng vẽ, phòng tư vấn…

Hiện nay một số trường tư đã phần nào nắm bắt xu hướng thay đổi giáo dục và nhu cầu xã hội mong muốn thay đổi, đã đầu tư phát triển theo hướng này và đã thu hút nhiều học sinh.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng đó và thay đổi kịp thời để thiết kế và thực hiện chương trình giáo dục mới.

Cũng cần thay đổi quan niệm cho rằng mọi tri thức cần cung cấp cho học sinh đều phải đem hết vào chương trình và thực hiện tại lớp học.

Trong thực tế, học sinh tích lũy tri thức từ nhiều môi trường hoạt động. Chương trình và giáo viên chỉ cần hướng dẫn cho học sinh những phương hướng chính.

Chương trình tiểu học và trung học cơ sở không cần quá chặt chẽ, quá logic và đòi hỏi mọi học sinh phải nắm vững như nhau theo cùng tiến độ. Chỉ cần đến cuối năm, cuối cấp học sinh đạt được các yêu cầu cơ bản nêu ra.

Chương trình trung học phổ thông có tính chặt chẽ, tính logic cao hơn các cấp học dưới. Nhưng ở trung học phổ thông cũng phải đảm bảo tính cân đổi giữa các nội dung giáo dục thể, đức, trí, mỹ nghĩa là trí dục chỉ chiếm ¼ thời lượng của chương trình.

Với thời lượng như vậy về trí dục phải cắt giảm đến khoảng 2/3 khối lượng xưa nay. Trên thế giới cũng như ở nước ta đa số có nhận xét là chương trình trí dục xưa nay học nhiều nhưng áp dụng rất ít, rất nặng nề nhưng ít thiết thực.

Cần thay đổi cơ bản chương trình để giảm phần lớn gánh nặng kiến thức cố nhồi nhét cho học sinh.

[*] Tít chính và tít phụ do Tòa soạn đặt

Phó Giáo sư Đặng Bá Lãm

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤCTIỂU LUẬN MÔN HỌCQUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI TRONG GIÁO DỤCGiảng viên phụ trách: PGS.TS. Đặng Xuân HảiHọc viên: HÀ NỘI – 2014Hạn nộp bài theo qui định: ngày 25 tháng 04 năm 2014Thời gian nộp bài: ngày 25 tháng 04 năm 2014Nhận xét của giảng viên chấm bài: Điểm: Giảng viên [kí tên]: 2Đề bài: Trong tài liệu có minh họa một số bảng “điều tra” khi thực hiện thay đổi trong một cơ sở GD. Hãy bình luận các bảng đó và chỉ ra khả năng vận dụng chúng cho một thay đổi cụ thể ở cơ sở GD của bạn?3Bài làm:Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài, thay đổi là thuộc tính chung của bất kỳ sự vật, hiện tượng nào.Quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hóa và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra cho sự thay đổi đó mà không xáo trộn nếu không thật sự cần thiết. Thay đổi đòi hỏi rất nhiều ở giáo viên vì thay đổi ở nhà trường thì vai trò GV có yếu tố quyết định. Nó có thể dẫn đến sự căng thẳng trên lớp, những vấn đề về nội qui, sự đòi hỏi của phụ huynh và kết quả không biết chắc chắn đạt được như ý muốn không Lòng tự trọng và tự tin của giáo viên có thể bị ảnh hưởng. Khối lượng công việc tăng lên. Đối với những người sẵn sàng ủng hộ sự thay đổi thì niềm tin là quan trọng.Nói một cách tổng quát, giáo viên cần phải tin rằng:- Họ điều khiển được các quyết định gây ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của mình- Họ nhận được sự ủng hộ từ người quản lí nhà trường,từ phụ huynh, từ cộng đồng và từ cấp trên;Đối với mọi bất kì thay đổi nào họ cũng cần phải biết rằng:- Thay đổi là làm cho hệ thống giáo dục hợp lý hơn và lợi ích của học sinh được xem xét nhiều hơn;- Những thành công và thất bại hàng ngày có thể được đưa ra bàn mà không ảnh hưởng đến uy tín chuyên môn của họ; - Việc thử nghiệm thay đổi là "an toàn" và thất bại tạm thời được chấp nhận;- Đồng nghiệp của họ hỗ trợ cả về tình cảm và chuyên môn;- Họ được người quản lý bảo vệ và bản thân sẽ không phải đương đầu với những phản đối của cộng đồng;4- Họ có thể có ý kiến về thực hiện thay đổi khi không có nguồn lực tối thiểu cần thiết. Vì vậy Người QL cần có kỹ năng “thăm dò” có môi trường niềm tin hay không? thì cần phải tiến hành thăm dò nhân viên về niềm tin như sau: Hãy đánh dấu [] cho từng câu hỏi ở 3 mức: Hiếm khi, Đôi khi, Thường xuyênCâu hỏi Hiếm khiĐôi khiThường xuyênNội dung chương trình có thay đổi trên cơ sở thích hợp nhất cho học sinh không?[1]Cán bộ quản lý có tham khảo ý kiến của bạn về các quyết định liên quan đến cam kết của bạn về thêm việc không?[2]Bạn có tự nguyện báo cáo thông tin cho hiệu trưởng về những thành công hay những vấn đề gặp phải của bạn trong lớp không?[3]Bạn có chia sẻ những vấn đề chuyên môn với giáo viên hoặc nhân viên khác không?[4]Hiệu trưởng có nhận xét tích cực với bạn về Nhà trường hay về lớp của bạn không?[5]Phụ huynh có nhận xét tích cực về Nhà trường hay về lớp của bạn không?[6] Bảng 1.“điều tra”. Đo được mức độ “niềm tin” của GV khi thực hiện thay đổi ở một nhà trường.Dựa vào bảng điều tra trên có thể thấy:- Nếu câu trả lời của giáo viên là “Thường xuyên” thì chứng tỏ rằng họ rất có niềm tin vào quyết định của Hiệu trưởng khi thực hiện thay đổi ở nhà trường, họ mong muốn được thay đổi để cho học sinh của mình học tập đạt kết quả tốt nhất, và phụ huynh học sinh cũng rất yên tâm, tin tưởng gửi gắm con em mình vào những mái trường như vậy. Họ sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn cũng như những thành công trong công việc với đồng nghiệp, với hiệu trưởng, tạo môi trường thân thiện với tất cả mọi người. Điều này cũng chứng 5tỏ rằng Hiệu trưởng là người có năng lực quản lý, lãnh đạo tâm huyết, biết tạo động lực, niềm tin cho tổ chức mình vào sự thay đổi của nhà trường nhằm làm cho nhà trường ngày càng phát triển. - Nếu câu trả lời của đội ngũ là “Hiếm khi” hay “Đôi khi” thì chứng tỏ rằng giáo viên không có niềm tin vào quyết định thực hiên thay đổi nhà trường của Hiệu trưởng. Họ rất ít chia sẻ khó khăn, trở ngại trong công việc cũng như những kinh nghiệm giảng dạy của mình với đồng nghiệp, với cấp trên. Họ ngại thay đổi, chưa thực sự muốn thay đổi. Điều này chứng tỏ năng lực quản lý của Hiệu trưởng kém, không biết tạo động lực, niềm tin cho giáo viên, không mấy quan tâm đến nhu cầu của họ.Một ví dụ khác về khảo sát niềm tin của đội ngũ [đối với hiệu trưởng]Hãy trả lời “Có” hoặc “Không” cho các câu hỏi dưới đây. Nội dung Có KhôngHọ có nói với bạn [HT] những vấn đề họ [GV] đang gặp phải hay không?Nếu bạn [HT] hỏi tình hình lớp học thế nào, họ có trả lời một cách thẳng thẳn không?Nhân viên có nêu chính kiến của mình đối với những quyết định ảnh hưởng đến họ không?Nhân viên có sẵn sàng thử nghiệm và vận dụng cái mới do bạn [HT] khởi xướng không? Bảng 2. “điều tra”. Đo được mức độ “niềm tin” của GV khi thực hiện thay đổi ở một nhà trườngDựa vào bảng điều tra trên có thể thấy:- Nếu câu trả lời của đội ngũ là “Có” thì chứng tỏ rằng họ rất có niềm tin vào quyết định của Hiệu trưởng khi thực hiện thay đổi ở nhà trường. Điều này cũng chứng tỏ rằng Hiệu trưởng là người có năng lực quản lý, lãnh đạo tâm huyết, biết tạo động lực, niềm tin cho tổ chức mình vào sự thay đổi của nhà trường nhằm làm cho nhà trường ngày càng phát triển.6- Nếu câu trả lời của đội ngũ là “Không” thì chứng tỏ rằng họ không có niềm tin vào quyết định thực hiên thay đổi nhà trường của Hiệu trưởng. Họ ngại thay đổi, sợ rằng khi thực hiện thay đổi sẽ không mang lại kết quả như mong muốn mà còn ảnh hưởng đến lợi ích. Vì vậy họ có thể thờ ơ với sự thay đổi hoặc không chấp nhận sự thay đổi và tỏ ra chống đối.Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bầu không khí của tổ chức là nguyên nhân vì sao có sự khác nhau trong việc quản lý thay đổi của các trường. Bầu không khí ảnh hưởng đến khả năng của tổ chức trong việc thích nghi với thay đổi “Sẽ chẳng có gì diễn ra nếu không chú ý đến sự cần thiết xây dựng một bầu không khí để phát huy những cố gắng của tập thể giáo viên và hiệu trưởng”.Để thực hiện sự thay đổi thuận lợi và thành công thì bước đầu tiên là phải xây dựng một bầu không khí nhà trường có lợi cho sự thay đổi. Ta có thể tiến hành thăm dò bầu không khí của nhà trường theo bảng dưới đây:Hãy đánh dấu vào cột bên phải xem nhân viên của bạn [Hiệu trưởng] như thế nào?Nội dungHiếm khiĐôi khiThường xuyênCác thay đổi của nhà trường được cộng đồng xã hội chia sẻGiáo viên chấp nhận đề nghị, mong muốn hoặc nhu cầu của người quản lý một cách tích cựcGiáo viên chia sẻ kinh nghiệm trên lớp, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm cá nhânGiáo viên chia sẻ tâm sự riêng tư và chuyên môn,chia sẻ nguồn lực và những ý tưởngBảng 3 “điều tra” thăm dò bầu không khí của nhà trườngDựa vào bảng thăm dò trên cho thấy:- Nếu câu trả lời của mọi người là “Hiếm khi” và “Đôi khi” thì chứng tỏ rằng bầu không khí nhà trường không có lợi cho sự thay đổi. Mọi người vẫn còn e ngại, chưa thực sự cởi mở để chia sẻ về công việc hay tâm tư 7nguyện vọng với nhà trường, chưa tin tưởng vào sự thay đổi của nhà trường sẽ mang lại lợi ích cho nhà trường. - Nếu câu trả lời của mọi người là “Thường xuyên” thì chứng tỏ rằng nhà trường đã xây dựng được một bầu không khí có lợi cho sự thay đổi, tạo được môi trường làm việc thân thiện, cởi mở, mọi người hoàn toàn tin tưởng lẫn nhau, tin tưởng vào quyết định thay đổi nhà trường sẽ đem lại lợi ích mong muốn, có thể chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy, những tâm tư nguyện vọng với nhau một cách vô tư thoải mái. Họ luôn mong muốn được chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Điều này chứng tỏ người quản lý nhà trường có uy tín, trách nhiệm, có năng lực quản lý, biết tạo động lực, niềm tin cho tổ chức mình.Ngoài ra GV có thể trả lời bổ sung thêm các câu hỏi sau dưới dạng mở như dưới đây:Bảng 4.“điều tra”. Đo được mức độ “niềm tin” của GV khi thực hiện thay đổi ở một nhà trườngĐiều gì làm bạn thích nhất khi làm việc ở trường này? Sự cố nào vừa xảy ra trong trường này làm bạn thất vọng hoặc lo lắng? Điều gì làm bạn chán nhất khi làm việc ở trường này? Trường có thể làm gì trước những vấn đề đó?[Bạn có thể viết dài tuỳ ý] Dựa vào bảng câu hỏi mở ở trên, Hiệu trưởng có thể thu thập được những thông tin cần thiết liên quan đến nhà trường, biết được những suy nghĩ của cán bộ, công nhân viên, giáo viên về nhà trường như thế nào. Từ đó Hiệu 8trưởng có thể điều chỉnh, bổ sung cho hợp lý, tạo điều kiện, môi trường làm việc hiệu quả nhất cho nhà trường.Vận dụng những bảng hỏi trên vào việc thay đổi cách thức ra vào trường Cao đẳng Vĩnh Phúc: Trước khi thay đổi thì từ sinh viên đến hiệu trưởng hay người ngoài ra vào trường một cách tự nhiên, bảo vệ không thể kiểm soát được. Từ đó nhà trường cần phải thay đổi cách thức ra vào trường là tất cả mọi người phải đeo thẻ. Việc đeo thẻ khi vào trường sẽ giúp bảo vệ kiểm soát được người làm trong trường, sinh viên của trường mới được phép vào trường, người ngoài có việc muốn vào trường phải xuất trình giấy tờ mới được vào trường. Để thực hiện thành công sự thay đổi này Hiệu trưởng cần chỉ đạo một cách quyết liệt, trước tiên cần có những điều tra thăm dò ý kiến của sinh viên, giáo viên, CBCNV nhà trường thông qua các phiếu hỏi, bảng hỏi tương tự như trên vừa tạo được sự quan tâm đến mọi người, tạo sự dân chủ trong nhà trường khi lấy ý kiến từ cán bộ giáo viên đến sinh viên trong việc thay đổi của nhà trường. Thông qua kết quả thu được hiệu trưởng sẽ biết được mức độ ủng hộ, sự tin tưởng cho quyết định của mình như thế nào, từ đó lên kế hoạch thực hiện cho việc vào trường phải đeo thẻ, phân công bảo vệ kiểm tra thẻ sinh viên và cán bộ giáo viên, phòng công tác sinh viên hỗ trợ kiểm tra việc đeo thẻ của sinh viên. Hiệu trưởng có thể trực tiếp kiểm tra trong những hôm đầu thực hiện và chỉ đạo quyết liệt, dứt khoát ai không đeo thẻ thì không cho vào trường để tạo động lực và răn đe mọi người phải nghiêm túc thực hiện việc đeo thẻ.Ngoài ra hiệu trưởng cần phải làm tốt vai trò của người quản lý sự thay đổi đó là:- Là người cổ vũ, xúc tác, kích thích sự thay đổi.- Là người hỗ trợ trong suốt quá trình của sự thay đổi.- Là người xử lý tốt các tình huống xảy ra trong quá trình thay đổi.- Là người liên kết các nguồn lực cho sự thay đổi.9- Là người duy trì sự ổn định trong sự thay đổi.TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Đặng Xuân Hải, “Quản lí sự thay đổi”, Sách bổi dưỡng cán bộ QLGD của dự án đào tạo GV THCS; H. 2003.102. Đặng Xuân Hải; chuyên đề “Quản lí thay đổi vận dụng cho quản lí trường TCCN” Dự án PTGVTHPT&THCN - NXB ĐHSP - 2010; trang 217 - 252.3. Đặng Xuân Hải; Nguyễn Sỹ Thư, [2012] “QLGD, QL nhà trường trong bối cảnh thay đổi”; NXBGD.4. Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc [2010], “Đại Cương khoa học quản lý”; NXB ĐHQGHN.11

Video liên quan

Chủ Đề