Vì sao phải nối cốt thép

Trong thi công xây dựng thì cốt thép đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến khả năng chịu lực của một cấu kiện kết cấu.

Đặc biệt để đảm bảo chiều dài của cốt thép. Người ta thường tiến hành nối thép dầm.

Bài viết dưới đây của Cosevco.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu và làm rõ hơn về nội dung này nhé.

Do có những yêu cầu bắt buộc liên quan đến việc sản xuất, vận chuyển và lắp đặt trong xây dựng.

Vậy nên các thanh thép dùng để làm cốt bê tông luôn có chiều dài nhất định.

Trên thực tế, chiều dài của các thanh thép luôn ngắn hơn chiều dài của kết cấu công trình.

Từ đó đòi hỏi khi thi công xây dựng, người ta phải thực hiện việc nối thép dầm để có được kết cấu thép với độ cao mong muốn.

Nối thép dầm rất quan trọng trong xây dựng

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453-1995 về kết cấu bê tông và bê tông toàn khối – quy phạm thi công và nghiệm thu.

Việc nối cốt thép phải tuân theo các tiêu chuẩn sau:

Nếu sử dụng phương pháp nối buộc truyền thống cho cốt thép thì:

  • Thép có gờ phải đảm bảo cùng mặt cắt không được nối quá 50% lượng thép.
  • Không được nối thép tại các vị trí chịu lực lớn và những vị trí uốn cong.
  • Những vị trí chịu lực lớn [ví dụ các vị trí như thép giữa nhịp – thép dưới; thép gối – thép trên] là những vị trí phải chịu lực lớn nhất trong dầm. Vậy nên không được thực hiện nối thép tại những vị trí này để tránh việc vị tuột mối nối rất nguy hiểm.
Quy định về nối thép dầm

Có thể bạn quan tâm:

Việc nối cốt thép phải tuân theo tiêu chuẩn nghiệm thu được ghi trong hồ sơ thiết kế.

Nếu dùng tiêu chuẩn Việt Nam thì việc nối thép đọc trong tiêu chuẩn sau:

TCVN 4453-1995 Kết cấu bê tông và bê tông toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu

Trong tiêu chuẩn trên, việc nối chồng buộc cốt thép như sau:

– Với thép có gờ thì cùng mặt cắt k được nối quá 50% lượng thép.

– Không được nối thép tại những vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong.

Vậy căn cứ vào dòng màu đỏ, thấy rằng: Không được nối tại vị trí chịu lực lớn.

Mà trong dầm thì thép giữa nhịp- thép dưới và thép gối – thép trên là những vị trí chịu lực lớn nhất của dầm nên không được nối là đương nhiên.

Quy định này rất dễ hiểu bởi nối thép vị trí đó thì khả năng thép bị tuột mối nối là cao nhất.

Vậy tránh nó đi.

Quy định khẳng định: KHÔNG ĐƯỢC NỐI.

Chứ đừng hiểu khác đi là KHÔNG NÊN, tức nhiều bạn nói rằng vẫn được nối là sai hoàn toàn.

Áp dụng tiêu chuẩn nào thì đọc kỹ từng câu từng chữ trong tiêu chuẩn sẽ thấy quy định đã rõ. Trên thực tế rất nhiều người đọc qua loa rồi phán đại theo ý chủ quan của mình trái với quy định tiêu chuẩn.

[Nguồn: Bác Fubi Đăng]

Hiện nay người ta có thể tiến hành nối thép dầm nỏi riêng cũng như các loại thép khác nói chung bằng các cách cơ bản dưới đây:

  • Phương pháp nối thép hàn điện là phương pháp nối thép tiên tiến và phổ biến hiện nay. Đây cũng là phương pháp nối thép bắt buộc đối với các cốt thép có đường kính lớn hơn 16mm.
  • Cách nối thép dầm này lợi dụng quá trình điện năng biến thành nhiệt năng. Từ đó để tạo mối hàn.
  • So với phương pháp nối thép truyền thống [nối buộc] thì cách nối hàn điện cho phép thanh thép hàn có khả năng chịu lực tốt hơn. Đồng thời giúp thời gian hàn nhanh hơn.
  • Hiện nay, có 3 phương pháp hàn điện chính là: Hàn hồ quang, hàn điểm tiếp xúc và hàn đối đầu. Trong đó, phương pháp hàn nối cốt thép bằng hàn hồ quang và hàn điện là 2 phương pháp hàn thông dụng trong xây dựng.
Phương pháp hàn điện
  • Là phương pháp sử dụng que hàn, 1 cực của nguồn điện hàn nối trực tiếp với cốt thép cần hàn. Còn cực còn lại nối với que hàn qua cặp hàn.
  • Khi cho chạm que hàn vào cốt thép 1 khoảng thời gian nhất định thì tạo khoảng cách nhỏ giữa cốt thép và que hàn sẽ tạo ra tia hồ quang điện. Từ đó sinh ra nhiệt độ làm nóng chảy thép hàn và que hàn. Mối nối hàn được sinh ra từ đây sau khi dòng điện được ngắt.
  • Phương pháp hàn hồ quang phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của thợ hàn. Thế như tuy cho năng xuất cao nhưng gây tốn thép nối.
  • Mối hàn tốt sẽ là mối hàn có kim loại đông đặc, đồng đều. Cũng như không được có khe nứt, kẽ hàn khi thử gõ sẽ cho âm thanh giòn, rắn chắc.
  • Thanh ren bằng thép sau khi gia công cần tăng cơ tính sẽ trải qua một bước nhiệt luyện hoặc xử lý bề mặt nữa.
  • Phương pháp hàn điện trở là phương pháp lợi dụng nguyên lý khi dòng điện đi qua vật dẫn. Từ đó thì nhiệt lượng sinh ra sẽ tỷ lệ với điện trở và bình phương cường độ dòng điện.
  • Để thực hiện phương pháp hàn điện trở, mối hàn giữa 2 mác thép được cách nhau một khe hở nhỏ để tạo thành điện trở. Đây là điểm sẽ phát sinh ra một nhiệt lượng cực lớn. Từ đó giúp đốt cháy vật hàn. Sau khi dòng điện bị ngắt, thực hiện ép chặt 2 vật hàn lại.
  • Ưu điểm của phương pháp này là cho năng suất cao hơn từ 3-4 lần. Bên cạnh đó giá thành cho mối hàn rẻ, không cần sắt nối nên giúp tiết kiệm mác thép. Đồng thời không tạo ra các đoạn thừa phế liệu, tiết kiệm cốt thép và không cần dùng que hàn.
  • Hạn chế của phương pháp này là cần thực hiện tại các nhà máy, xưởng gia công.
Phương pháp điện trở
  • Nối buộc thủ công là phương pháp có thể thực hiện ngay tại công trình. Đây là cách được áp dụng khá rộng rãi khi cần sử dụng thép ở cường độ cao mà không thể thực hiện phương pháp nối hàn.
  • Để cho mối nối được chắc chắn thì khi nối buộc người ta tiến hành chồng 2 đầu thanh thép nối lên nhau. Tiếp đó dùng thép mềm có đường kính 1mm buộc thép lại.
  • Phương pháp nối thép này chỉ nên áp dụng đối với các cốt thép có đường kính nhỏ hơn 16mm. Với cốt thép trơn thì cần phải uốn móc thép 180 độ ở hai đầu.
  • Phương pháp nối buộc chỉ nên áp dụng cho các kết cấu nằm ngang như dầm. Chứ không nên dùng để nối cốt thép ở các kết cấu đứng như cột hay tường.
  • Đối với phương pháp nối buộc, để đảm bảo an toàn thì bê tông phải đạt cường độ thiết kế thì mới cho cốt thép nối tham gia chịu lực.
Phương pháp nối buộc dầm cốt thép
  • Đối với những cốt thép có đường kính trên 16mm. Ta có thể nối theo kiểu đối đầu bằng phương pháp hàn tiếp xúc đỉnh.
  • Các cốt thép trơn có gai nhỏ hơn 16mm được nối ghép chập hoặc ghép táp.
  • Đối với các cốt thép kéo nguội chỉ được thực hiện buộc ghép chập. Đồng thời không được hàn hoặc thực hiện nối trước sau đó mới tiến hành kéo nguội.
  • Các cốt thép có đường kính từ 12mm trở lên thì nối theo kiểu ghép máng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm thép hàn, tiết kiệm điện năng mà lại cho năng xuất cao hơn 3 đến 4 lần so với hàn hồ quang.

Xem thêm:

Trên đây chính là những thông tin về nối thép dầm mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn.

Hy vọng nó sẽ là kiến thức bổ ích giúp bạn có thể tiến hành xây dựng công trình hiệu quả và an toàn nhất.


Vai trò của cốt thép trong cấu kiện bê tông như thế nào ? Trong thực tế, một cấu kiện bê tông nếu không có cốt thép sẽ ra sao ? Dù có được hình thù nhưng sẽ dễ dàng sụp đổ khi có tác động lực, một hệ thống sàn không cốt thép sẽ không tồn tại, ngay cả cột không có cốt thép cũng luôn đứng trước nguy cơ gãy đổ. Vậy vai trò của cốt thép như thế nào trong cấu kiện bê tông ? Và làm thế nào để chọn được thép tốt ? Trong khi trên thị trường rất đa dạng các sản phẩm sắt thép khác nhau?

Vai trò chịu lực của cốt thép trong bê tông

Đầu tiên, vai trò của cốt thép trong bê tông là chịu lực kéo, do bê tông có sức chịu nén tốt, nhưng lại không chống được lực cắt , kéo. Trong khi đó, các cấu kiện như dầm, sàn, cột đều không chỉ có yêu cầu chống lại lực nén mà phải chống cả lực cắt, kéo tốt. Trong bê tông, có một số loại cốt thép được gọi tên theo vai trò làm việc như:

  • Cốt thép chịu lực : dùng để chống lại lực kéo trong các cấu kiện bị uốn như dầm hoặc trong các cấu kiện chịu lực kéo .
  • Cốt thép phân phối : cốt thép được dùng trong dầm để chống lại các lực phụ và cục bộ, có thể chưa được tính toán hết trong quá trình thiết kế. Nó còn có tác dụng phân phối đều tải trọng trên sàn và định vị các cốt thép chịu lực.
  • Cốt thép đai : cốt thép dùng trong dầm cột , đảm bảo vị trí của cốt thép chịu lực không xê dịch.
  • Cốt thép cấu tạo : dùng để giữ vị trí các thanh thép chịu lực và làm toàn bộ cốt thép thành một bộ khung vững chắc, tăng sự ổn định của sàn hay dầm.

Chất lượng cốt thép trong cấu kiện bê tông


Cốt thép phải sạch, không rỉ. Trường hợp để cốt thép ngoài trời mưa nhiều ngày trước khi đổ phải có bạt che chắn, không để cốt thép rỉ. Nếu đã bị rỉ phải tiến hành cạo rỉ trước khi thi công, không để rỉ tiếp tục ăn mòn .
Bê tông là loại vật liệu chống rỉ cho thép tất tốt. Do đó khi bê tông bao bọc kín cốt thép [có thể khối bê tông đã sủ dụng nhiều năm] khi đục trơ cốt thép thấy vẫn còn ánh xanh, chứng tỏ thép và bê tông đều rất tốt.

Xem thêm tại: >>Sắt thép Duy Tuấn

Kiểm tra vị trí đặt thép đúng


Cùng với việc kiểm tra cốp pha, chúng ta cần kiểm tra cốt thép neo buộc đúng vị trí, các mối dây buộc đã chắc chắn, có thiếu thép không . Đặc biệt là việc nhầm vị trí các thanh thép chịu lực và thép cấu tạo thường hay xảy ra, khi thợ trình độ thấp không có năng lực đọc bản thiết kế kết cấu.
Các cốt thép phải chính xác về chủng loại, chiều dài, hình dạng theo thiết kế, vị trí bẻ mỏ, các miếng kê cố định vị trí cốt thép, các lỗ chừa lại trong bê tông. Người thợ thi công thường làm theo thói quen, do không nắm được chiều chịu lực cấu kiện nên có thể đặt ngược thép, làm mất tác dụng của cốt thép. Điều này cần phải có con mắt của nhà chuyên môn giám sát.
Cốt thép phải được định vị chính xác , các mối nối buộc chặt bằng neo để tránh khả năng chuyển dịch trong lúc đổ bê tông. Không nên dùng các mảnh gạch vỡ làm “ con kê” cốt thép sàn và cốt thép chịu mô men âm . Bê tông không bám dính vào các vật liệu này sẽ nảy sinh khe nứt nước thấm vào làm rỉ cốt thép . Nên làm các con kê bằng thép hoặc nhựa . Việc nối buộc cốt thép phải làm bằng dây thép hặc hàn . Tại vị trí chỉ có thể nối đối đầu hai thanh thép, bắt buộc bạn phải hàn. Những vị trí nối chồng cần chồng hai thanh thép một khoảng theo quy phạm [ đúng kỹ thuật] không được đi lại giẫm lên hệ thống cốt thép đã buộc, để tránh sự xô lệch của cốt thép.

Video liên quan

Chủ Đề