Giác viễn thiền sư là ai

[PLVN] -“Võ công của Trương Tam Phong nghìn năm trước không ai sánh bằng, nghìn năm sau cũng chẳng ai vượt qua nổi”. Câu nói đó của Kim Dung phần nào thể hiện quan điểm rằng, Trương Tam Phong là người mạnh nhất trong các nhân vật của ông.

Bạn đang xem: Quách tương và trương tam phong

Tạo hình nhân vật Trương Tam Phong.

Khai môn lập phái

Trương Tam Phong là nguyên mẫu Kim Dung lấy từ một nhân vật có thật. Theo các sử liệu, Trương Tam Phong còn có các tên khác như Toàn Nhất, Huyền Huyền, Thông Nhất, sinh vào khoảng từ năm 1247 đến 1258. Quê quán của ông còn gây nhiều tranh cãi. Có tài liệu thì cho rằng đó là huyện Hắc Sơn [Liêu Ninh], có người cho rằng ở Bảo Điêu [Thiểm Tây] hoặc Long Hổ Sơn [Giang Tây]. Từ nhỏ, ông được mẹ gửi vào học võ tại chùa Thiếu Lâm. Sau này, ông trở thành người sáng lập phái Võ Đang, cùng với Thiếu Lâm là hai môn phái lớn nhất Trung Hoa.

Trương Tam Phong nổi tiếng bởi hai loại võ công là Bát Quái chưởng [tấn công và phòng thủ theo tám phương hướng] và Thái Cực thần công [tổng hợp từ Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm]. Ông cũng biết đến là người sáng lập ra hệ thống chiến đấu nội gia quyền, được phát triển từ các chiêu thức của võ công Thiếu Lâm tự.

Trong tiểu thuyết Kim Dung, Trương Tam Phong xuất hiện từ cuối bộ Thần điêu đại hiệp, lúc đó được biết đến với cái tên Trương Quân Bảo, là đồ đệ của Giác Viễn đại sư chùa Thiếu Lâm. Tuy nhiên, phải đến bộ Ỷ thiên Đồ Long ký, nhân vật này mới để lại dấu ấn đối với độc giả, là một phần tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của bộ truyện.

Ở đầu bộ Ỷ thiên Đồ Long ký, khi đó Quách Tương [con gái Quách Tĩnh – Hoàng Dung] trên đường lên chùa Thiếu Lâm thì gặp Côn Luân tam thánh Hà Túc Đạo. Sau đó, nàng cùng nhân vật này lên chùa Thiếu Lâm. Tại đây, bởi có sự hiểu lầm, Hà Túc Đạo đã cùng một số cao tăng đệ nhất tại chùa Thiếu Lâm giao đấu và đều giành phần thắng. Danh tiếng của Thiếu Lâm tự trước nguy cơ bị hủy hoại thì lúc đó cậu thiếu niên Trương Quân Bảo xuất hiện đã lấy lại thể diện cho ngôi chùa vốn được gọi là Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm trung nguyên.

Đáng tiếc là sau đó Trương Quân Bảo lại bị các cao tăng chùa Thiếu Lâm đòi phế hết võ công do chàng không được chân truyền mà chỉ học lén. Người dạy cho chàng là Giác Viễn thực chất cũng không được truyền thụ võ công mà chỉ vì đọc hết sách trong Tàng Kinh Các mới trở thành cao thủ nội công.



Trên đường trốn chạy, Giác Viễn kiệt sức và viên tịch. Trước khi chết, rất may, ông đã đọc lại toàn bộ bộ Cửu dương chân kinh. Trương Quân Bảo và Quách Tương mỗi người nghe và nhớ được mấy phần. Sau khi chôn cất xong cho sư phụ, Trương Quân Bảo vì không muốn sống lụy vào người khác cho nên lên núi Võ Đang kiếm một cái hang luyện tập chăm chỉ Cửu dương chân kinh và phát triển nó lên. Về sau ông học Đạo Tạng, tâm đắc phép luyện khí của Đạo gia.

Một ngày, Trương Quân Bảo bỗng nhận ra cái lẽ âm dương hỗ trợ trong võ học, sung sướng quá liền ngửa mặt lên trời cười một hồi dài. Chính tiếng cười đó đã khai sinh ra một vị đại tông sư “tiền vô cổ nhân hậu vô lai giả”. Về sau ông đi du ngoạn nhìn thấy ba ngọn núi hùng vĩ vươn lên đâm vào mây, lại ngộ ra sở học võ công nên đã tự đặt cho mình tên hiệu Tam Phong.

Sau đó ông sáng lập ra phái Võ Đang vang danh thiên hạ. Tên tuổi của ông cũng vang lừng bốn biển. Mặc dù đời sau, rất ít người có cơ hội giao đấu với ông, nhưng võ lâm vẫn mặc nhiên coi ông là đệ nhất. Đệ tử của ông là nhóm “Võ Đang thất hiệp” gồm Tống Viễn Kiều, Du Liên Châu, Du Đại Nham, Trương Tòng Khê, Trương Thuý Sơn, Ân Lê Đình, Mạc Thanh Cốc cũng nổi danh thiên hạ với võ công cao cường, chuyên hành hiệp trượng nghĩa.

Xem thêm: Mách Người Mới Nuôi Cách Chọn Họa Mi Mái Hay, Cách Chọn Họa Mi

Những ai yêu thích kiếm hiệp của Kim Dung hẳn đều biết rằng, sư tổ của phái Nga My là Quách Tương, sư tổ của phái Võ Đang là Trương Tam Phong. Họ đều là những nhân vật cực kì nổi tiếng có võ công cao cường, cái thế. Tuy nhiên câu chuyện trước đó về lịch sử hình thành 2 môn phái này thì không phải ai cũng biết, nhất là khi liên quan tới một nhân vật khá “vô danh” trong Thiếu Lâm Tự: Giác Viễn Đại Sư.

Giác Viễn Đại Sư là một trong những nhân vật phụ có ảnh hưởng nhất đến các sự kiện và nhân vật lớn trong tiểu thuyết Kim Dung

Nguyên Giác Viễn là nhà sư được giao nhiệm vụ coi giữ tàng kinh các của Thiếu Lâm tự. Chẳng may thế nào, y đã làm mất quyển kinh rất quý có tên là kinh Lăng già, vì thế bị chùa Thiếu Lâm phạt mỗi ngày phải gánh hai trăm thùng nước dưới dốc lên chùa trên núi, đổ vào trong giếng của nhà chùa, trong suốt 10 năm.

Giác Viễn tình cờ mà quen biết với Quách Tương khi cô trên đường lang bạt giang hồ tìm Dương Quá. Đến chùa Thiếu Lâm, thấy Giác Viễn chân tay bị xiềng khóa, lại gánh một đôi thùng to bằng sắt nặng khoảng hai trăm cân đã dùng kiếm chặt đứt xiềng khóa cho ông. Giác Viễn chẳng những không mừng là lại tỏ ra lo lắng.

Quách Tương luôn là một trong những nhân vật nữ được yêu thích nhất trong kiếm hiệp Kim Dung

Giác Viễn có một gã đệ tử tục gia tên là Trương Quân Bảo, nhỏ hơn Quách Tương chừng ba tuổi, chuyên nấu nước pha trà giúp y. Hai thầy trò ở trong tàng kinh các, chẳng giao du với ai. Họ có một lần lên núi Hoa Sơn gặp được Dương Quá. Trong một lần Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Đạo đến khiêu chiến Thiếu Lâm, thầy trò Giác Viễn và Trương Quân Bảo đã bất ngờ đánh lui được hắn nhưng lại bị chính Thiếu Lâm khép tội “học lén” võ công.

Phương trượng ra lệnh bắt giữ thầy trò Giác Viễn. Trước tình thế nguy cấp, Giác Viễn múc Quách Tương một bên, Trương Quân Bảo một bên thùng, quay đôi thùng sắt như hai quả chùy lớn chống lại quần tăng. Rồi ông cứ gánh cả hai, chạy băng băng lên núi. Chạy đến nửa đêm, Giác Viễn dừng lại dưới một gốc cây đại thụ.

Quách Tương và Trương Quân Bảo nhảy ra khỏi thùng, thấy khí sắc của ông rất mệt mỏi. Ông ngồi tĩnh tọa dưới gốc cây, chắp tay niệm và đọc kinh Lăng ca. Quách Tương và Trương Quân Bảo nằm cạnh ông, để tai lắng nghe. Trong những thuật ngữ của kinh, họ nghe được những câu viết về về cách luyện công, cách phát chiêu.

Hàng ngày lắng nghe Giác Viễn Đại Sư đọc kinh, Trương Quân Bảo đã sớm ngộ được nhiều khẩu quyết võ học

Quách Tương và Trương Quân Bảo nằm nghe Giác Viễn đọc kinh, thuộc được một mớ khẩu quyết. Trời rạng sáng, họ không nghe ông đọc nữa. Trương Quân Bảo nghĩ có lẽ sư phụ mệt mỏi nên đã ngủ rồi. Nào ngờ sáng ra, khi lay thầy dậy, cậu thấy tay chân thầy lạnh giá. Nhà sư đã như ngọn đèn cạn dầu, chết đi thầm lặng khi đọc chữ cuối cùng trong bộ kinh Lăng ca. Đúng lúc đó thì Vô Sắc đại sư của chùa Thiếu Lâm xuất hiện. Ông làm lễ cầu siêu cho Giác Viễn.

Phần Cửu Dương Công mà Giác Viễn đọc lên in vào trí nhớ của ba người Vô Sắc, Quách Tương và Trương Quân Bảo. Vô Sắc đem phần ấy dạy cho đệ tử Thiếu Lâm, thành ra Thiếu Lâm Cửu Dương Công. Quách Tương thì tìm người thầm yêu là Dương Quá hoài mà không gặp, nên cuối cùng buồn lòng lên núi Nga My đi tu, lập ra môn phái Nga My, dạy các đệ tử Nga My Cửu Dương Công.

Nga My Phái được Quách Tương lập ra từ sự đau khổ vì tình yêu đơn phương với Dương Quá

Trương Quân Bảo thì sau khi sư phụ mất và chia tay Quách Tương lưu lạc đến một vùng núi cao, thấy ba ngọn núi khá hùng vĩ, bèn đổi tên mình lại là Trương Tam Phong. Trương Tam Phong nhớ lại Cửu Dương Công của thầy, tự lập ra phái Võ Đang tu theo Đạo giáo, lấy Võ Đang Cửu Dương Công làm căn bản, ông trở thành một đại tôn sư võ học, sống trên 104 tuổi.

Trương Tam Phong trở thành sư tổ của phái Võ Đang với võ công tuyệt đỉnh

Như vậy, có thể nói Giác Viễn Đại Sư tuy khi còn sống là kẻ vô danh, nhưng khi chết lại trở thành một “sư phụ” của hai tổ sư hai môn phái lớn là Nga My và Võ Đang.

Anh Thư [Võ Thuật]

Thiếu Lâm tự là một trong những môn phái đứng đầu trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, trong môn phái này luôn có những cao thủ hàng đầu sở hữu võ công thâm hậu khiến cả giang hồ kính nể.

Vô danh thần tăng

Đây là một nhân vật không hề có tên hay ngoại hiệu, Vô danh thần tăng là cách gọi của nhiều fan kiếm hiệp về nhân vật đặc biệt trên. Xuất hiện ngắn ngủi một vài đoạn trong tiểu thuyết Thiên long bát bộ của cố nhà văn Kim Dung, nhưng ấn tượng mà đệ nhất cao thủ này để lại mãnh liệt tới mức không mấy người mê truyện không nhớ tới.

Vốn chỉ là nhà sư quét chùa, Vô danh thần tăng xuất hiện một cách khiêm tốn, giản dị trong tiểu thuyết của cố nhà văn Kim Dung với bộ áo cà sa sờn cũ, hòa giải ân oán giữa Tiêu Viễn Sơn và Mộ Dung Bác.

Tuyệt thế võ thuật của lão tăng này chính là làm được những việc không ai làm được. Hai chưởng đánh gục Mộ Dung Bác và Tiêu Viễn Sơn nhẹ như lông hồng, dùng một tay đỡ đòn Hàng long thập bát chưởng của Kiều Phong mà chỉ lui vài bước đủ để thấy võ công của Vô danh thần tăng cao thâm tới mức nào.

Lặng lẽ làm người quét dọn Tàng Kinh các [kho chứa sách kinh] suốt mấy chục năm nhưng luận về tài và đức của tăng sư thì đến đại đức cao tăng cũng phải nghiêng mình kính phục. Nhân vật này được coi là người có võ công cao nhất đương thời trong Thiên long bát bộ.

Không Kiến thần tăng

Xuất hiện trong Ỷ thiên đồ long ký Không Kiến thần tăng được nhắc đến qua lời kể của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn. Không Kiến Thần Tăng là Phương trượng chùa Thiếu Lâm, đứng đầu Tứ đại thần tăng, ông cũng là người duy nhất luyện thành Kim cương bất hoại thể thần công trong tất cả các bộ truyện của Kim Dung, sau khi Thành Côn bái ông làm thầy, ông đã đứng ra hóa giải thù hận của y với Tạ Tốn, ông cam chịu 13 quyền Thất thương của Tạ Tốn mà không đáp trả.

Theo Tạ Tốn thì mỗi đòn quyền của ông đánh ra, Không Kiến Thần Tăng đều tiến lên một bước, dùng cơ thể mình đỡ trực tiếp quyền của Tạ Tốn, khiến cho kình lực của đòn đánh phản lại vào chính cơ thể Tạ Tốn, lực đánh ra càng mạnh thì sức phản chấn càng mạnh. Tuy nhiên, do Thần Tăng sơ ý không đề phòng nên viên tịch, cái chết của ông là hối hận lớn nhất đời Tạ Tốn.

Giác Viễn đại sư

Xuất hiện ngắn ngủi trong phần cuối Thần điêu đại hiệp và phần đầu Ỷ thiên đồ long ký, Giác Viễn đại sư được cố nhà văn Kim Dung mô tả là nhà sư được giao nhiệm vụ coi giữ Tàng Kinh các của Thiếu Lâm tự. Công việc hàng ngày của ông là quét bụi, lau ghế, chống mối mọt phá hoại kinh sách, giữ sách nguyên vẹn phục vụ các nhà sư khác vào đọc để rèn luyện võ công.

Trong Thần điêu đại hiệp, chẳng may thế nào, Giác Viễn đại sư đã làm mất quyển kinh rất quý có tên là kinh Lăng già [thực ra là bị trộm mất]. Lúc đó ông cùng với đệ tử của mình là Trương Quân Bảo [Trương Tam Phong] đuổi theo Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây vì hai tên này đã lẻn vào Tàng kinh các Thiếu Lâm ăn cắp bộ kinh Lăng già [trong kinh có ẩn chứa bí kíp Cửu dương chân kinh]. Thấy không ổn, Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử dùng gian kế nhét kinh thư vào bụng của một con vượn trắng to để nhằm hòng chối tội. Nên Giác Viễn đại sư và Quân Bảo đành phải quay trở về Thiếu Lâm chịu tội làm mất kinh thư.

Khi Côn Luân Tam Thánh [hay Côn Lôn Tam Thánh] tên là Hà Túc Đạo gửi thư khiêu chiến Thiếu Lâm, kỳ thực là muốn chuyển lời nhắn của Doãn Khắc Tây, một trong hai người trộm trước khi chết đã ăn năn hối hận, muốn nhờ Hà Túc Đạo chuyển tới Giác Viễn chỉ một câu nói thế này: “Kinh ở trong Hầu” nhưng do kiệt sức phát âm không nổi, cộng thêm Hà Túc Đạo là người Tây Vực không hiểu tiếng Hán lắm nên nghe nhầm là “Sách để trong dầu”.

Trong lúc cả Thiếu Lâm còn đang hoang mang vì thư khiêu chiến của vị cao thủ Tây Vực này, thì vô tình Hà Túc Đạo gặp mặt Giác Viễn đại sư. Giác Viễn đại sư do đọc qua kinh Lăng già nên vô tình đã luyện được Cửu Dương chân kinh nên có được nội công thâm hậu khiến Hà Túc Đạo nhận thua, sau đó Côn Luân Tam Thánh Hà Túc Đạo tuyệt vọng, đau đớn khi biết võ công của mình kém xa một kẻ bình thường giữ tàng kinh các, y bỏ về Côn Luân, từ đó không đến Trung Nguyên nữa.

Phương Chứng đại sư

Xuất hiện trong bộ tiểu thuyết Tiếu ngạo giang hồ, Phương Chứng đại sư [hay Phương Chấn đại sư] được cố nhà văn Kim Dung mô tả, là chưởng môn phái Thiếu Lâm, trụ trì Thiếu Lâm tự. Phương Chứng là một hòa thượng nhân từ, nhưng khác với tưởng tượng của Lệnh Hồ Xung cũng như đa số người, Phương Chứng đại sư phải là một cao tăng đắc đạo, nhưng thực tế thì Phương Chứng đại sư chỉ là “một vị lão tăng người thấp lùn nhỏ bé, với vẻ mặt sầu khổ không hiểu đã bao nhiêu tuổi”, ít ai ngờ rằng vị phương trượng Thiếu Lâm tiếng tăm lừng lẫy giang hồ lại trông bình thường như thế.

Nhưng đằng sau cái dáng vẻ bình thường đó lại là một con người đáng kính trọng. Ngay cả một kẻ kiêu ngạo như Nhậm Ngã Hành cũng phải khâm phục Phương Chứng đại sư.

Võ công vị đại sư này đã tới mức xuất thần nhập hóa, với nội công Dịch cân kinh vô địch cộng với Thiên thủ Như Lai chưởng, ông còn trên cơ cả Nhậm Ngã Hành. Nhưng cái để người ta phải khâm phục ông không phải là võ công mà là tài trí cùng với tấm lòng từ bi của một vị cao tăng đắc đạo.

Khi Lệnh Hồ Xung được Doanh Doanh cõng lên chùa Thiếu Lâm trong tình trạng suy kiệt sắp chết, và biết Nhạc Bất Quần đã đuổi chàng ra khỏi sư môn, Phương Chứng đại sư không hề nghĩ tới cái mối thù cô vừa giết mấy đệ tử của bản tự, ông đã nhận lời cứu Lệnh Hồ Xung, với yêu cầu Doanh Doanh phải ở lại chùa Thiếu Lâm, Phương Chứng đại sư chỉ muốn tạm giam Doanh Doanh để giang hồ được bình yên, vì cô là thánh cô của ma giáo. Phương Chứng đại sư cũng nhận lời truyền thụ Dịch cân kinh cho Lệnh Hồ Xung với điều kiện chàng chịu gia nhập phái Thiếu Lâm, nhưng Lệnh Hồ Xung không đồng ý.

Đến khi quần hùng tụ tập tại Thiếu Lâm tự để đối phó ba người Nhậm Ngã Hành, Nhậm Doanh Doanh và Hướng Vấn Thiên, cán cân lực lượng nghiêng hẳn về bên phe chánh phái, thế nhưng Phương Chứng chỉ đưa ra yêu cầu hai bên tỷ thí võ công 3 hiệp, nếu chánh phái thắng thì tạm giam 3 vị đó 10 năm trên thiếu lâm để tạo phúc cho võ lâm đồng đạo, còn thua thì sẽ để 3 vị đó an toàn xuống núi.

Tuy nhiên, Phương Chứng đại sư đã để thua Nhậm Ngã Hành cũng chỉ vì tấm lòng từ bi của mình muốn cứu Dư Thương Hải mà trúng chưởng của họ Nhậm kia. Cũng chính Phương Chứng là người đã nhìn ra âm mưu thâm sâu của Nhạc Bất Quần cùng Tả Lãnh Thiền mà nói cho Lệnh Hồ Xung biết.

CTV

Video liên quan

Chủ Đề