Vì sao mu có lịch sử đỉnh cao

Publicat per Història Moderna el dimecres, maig 27, 2020

Quin creus que hauria de ser el paper de la història, com a ciència humana, en el context actual?
És propi de la Història el coneixement i anàlisi del passat, tant en sí mateix, és a dir, objecte d’estudi intrínsec, com en relació amb el present, és a dir, per a una millor comprensió del mateix. Aquesta funció i la utilitat que se’n deriven s’accentuen en els temps presents per causa de l’acceleració dels canvis socials i tècnics a escala global. La perspectiva històrica és sempre essencial per a una correcta identificació dels debats i qüestions que la societat té plantejats.

Què pot aportar el màster en Història i identitats en el Mediterrani Occidental a un historiador en formació?
El Màster aporta la formació com a investigador en arxius per mitjà de l’estudi  interdisciplinari del món mediterrani al llarg dels segles XVI a XIX en sí mateix i en les seves relacions amb el món més ampli, precisament quan aquest món estava esdevenint creixement interrelacionat, l’anomenada primera globalització. Cal entendre la regió mediterrània en un sentit geogràfic més ampli que no pas el de les estrictes zones litorals més immediates: això és així per factors mediambientals i per dinàmiques històriques específiques, les quals el posaven en relació amb altres regions del globus.

Quina és l’aportació de la teva assignatura  al pla d’estudis i què es trobaran els estudiants amb ella?
“Jerarquies i dinàmica social” té com a objecte l’estudi de la societat en el món mediterrani europeu de l’Edat Moderna d’una manera contextualitzada amb factors econòmics, polítics, religiosos i culturals. L’estructura estamental i les dinàmiques de mobilitat ascendent i descendent van donar lloc a nous tipus socials i formes de vida professional:  patriciats urbans, noblesa de toga, cortesans, inversors i rendistes, pobres vegonyants, escriptors i artistes. L’assignatura posa de relleu les relacions amb el món extramediterrani, sempre intenses.

El Dr. Xavier Gil ens explica breument els eixos de la seva assignatura en aquest vídeo:

 Més informació sobre el màster en aquest vídeo i a la pàgina web [enllaç].

Categoriés: Uncategorized

[PLO]- Số liệu thống kê không biết nói dối và nó cho thấy thất bại 0-4 của Manchester United trước Brentford là điều không có gì… ghê gớm.

Manchester United vừa nhận thêm một trận thua tủi nhục nữa ở Premier League, lần này là thất bại không thể bào chữa trước Brentford với tỉ số khó tin 0-4 vào đêm qua và rạng sáng nay [14-8].

Điều đáng nói, Brentford định đoạt kết quả trận đấu bằng 4 bàn thắng chỉ trong vòng 35 phút đầu trận. Nó khiến “quỷ đỏ” thành Manchester rời sân Gtech Community trong ê chề khi rớt xuống vị trí chót bảng Premier League.

HLV Erik Ten Hag nên làm việc lại với các học trò để “dập tắt sự lười biếng của bầy quỷ đỏ”. Nếu MU không cải thiện tình trạng thể lực kém cỏi đáng kinh ngạc khiến họ lười chạy, họ sẽ còn nhận thêm những kết quả nhục nhã như đêm qua.

Sau trận thua Brentford 0-4, MU của HLV Erik Ten Hag đã lập hàng loạt “kỷ lục” theo cách đáng buồn. Không có HLV nào của MU khởi đầu mùa giải bằng hai trận đầu tiên toàn thua, kể từ thời điểm HLV John Chapman khiến MU nhận 2 trận thua đầu mùa vào tháng 11-1921, nghĩa là nó đã cách đây tròn 1 thế kỷ.

MU trải qua trận đấu thảm họa trước Brentford. ẢNH: MIRROR

Và sau khi nhận 4 bàn thua trong hiệp 1 trước Brentford, MU lần đầu tiên rớt xuống vị trí chót bảng Premier League kể từ ngày 21-8-1992. Những con số thống kê không biết nói dối và nó đã cho thấy một MU lười chạy và bạc nhược như thế nào trước một Brentford chạy không biết mệt.

Trong cả trận đấu, các cầu thủ Brentford đã chạy 109,4 km, vượt xa MU, khi đội bóng của Ten Hag chỉ chạy 95,6 km. Trung bình một cầu thủ ở Premier League chạy 10,14 km mỗi trận. Thống kế của MU là dưới mức trung bình. Và nó cho thấy MU thua tủi hổ Brentford là điều tất yếu phải xảy ra.

HLV Erik Ten Hag vốn tự hào với lối đá tấn công tổng lực, pressing toàn mặt sân khi còn dẫn dắt Ajax. Nhưng chiến lược gia người Hà Lan chắc hẳn sẽ thấy hổ thẹn trước khả năng pressing của các học trò tại MU.

Ten Hag muốn Man Utd pressing cả ngày nhưng học trò của ông thì không đủ thể lực để chạy. ẢNH: SUN SPORTS

Số liệu của Sky Sports cho thấy, các cầu thủ Brentford đã tạo ra tổng cộng 90 lần chạy nước rút, trung bình một lần một phút, trong khi MU chỉ có 65 lần. Brentford cũng có 21 lần pressing trong 1/3 cuối sân, nhiều hơn chính xác gấp ba lần so với “Quỷ đỏ” thành Manchester.

Trong giai đoạn chuẩn bị mùa giải mới cùng MU, Ten Hag từng khẳng định “tôi sẽ đá pressing cả ngày”. Nhưng bây giờ trên thực tế, các học trò của Ten Hag đã cho thấy tình trạng thể lực và khả năng pressing của mình tệ như thế nào. Nói đi cũng phải nói lại, rõ ràng Ten Hag cần thêm thời gian để thay đổi và khiến các cầu thủ MU “thấm nhuần triết lý của ông”.

Một đội bóng có giá trị tổng cộng 55 triệu bảng Anh trong lần thứ hai tham dự Premier League đã “hạ nhục” đội bóng có giá trị 425 triệu bảng Anh được “hỗ trợ” bởi lịch sử huy hoàng. Đây là lần đầu tiên MU thua liền 2 trận đầu mùa kể từ khi giải đấu được mang tên Premier League ở mùa 1992 – 1993.

Trên thực tế, MU từng thua 4 trận liên tiếp vào tháng 2-1979. Việc MU để thủng lưới 4 bàn trong 1 trận đấu là điều rất hiếm khi xảy ra dưới thời Sir Alex Ferguson. Nhưng bây giờ, “quỷ đỏ” thủng lưới 4 bàn nhiều như cơm bữa, thậm chí họ thua 4 bàn ngay trong hiệp 1 rất nhiều lần trong những mùa giải gần đây.

Sky Sports đưa ra con số thống kê khiến MU phải xấu hổ. ẢNH: SKY SPORTS

Trước khi nhận 4 bàn thua trong hiệp 1 trận đấu với Brentford, MU đã thua ngược Tottenham 1-6 ngay trên sân Old Trafford vào tháng 10-2020, trong đó, họ bị dẫn 1-4 ngay trong hiệp 1. 12 tháng sau, MU lại để thủng lưới 4 bàn ngay trong hiệp 1 trước Liverpool và kết thúc trận đấu bằng thảm bại 0-5 vẫn ngay tại Old Trafford.

Tottenham cần 37 phút để ghi 4 bàn vào lưới MU, Liverpool cần hơn 45 phút [bù giờ] để khiến David De Gea 4 lần vào lưới nhặt bóng, còn Brentford chỉ cần 35 phút để làm được điều đó. Mà Brentford thì làm gì có “cửa” so đẳng cấp với Tottenham hay Liverpool. Thế mà…

Nó cho thấy tình hình hiện tại ở MU thật thảm khốc. 2 thất bại liên tiếp trước Brighton và Brentford đã kéo lùi MU xuống… 9 thập kỷ. MU cũng trải qua 7 trận thua liên tiếp trên sân khách, điều chưa từng có kể từ khi “quỷ đỏ” thua 10 trận liền từ tháng 9 đến tháng 12-1936.

Ten Hag còn nhiều việc phải làm nếu muốn đưa Man Utd trở lại thời đỉnh cao. ẢNH: ALAMY

Trong “bản cáo chung” của Manchester United, sẽ thật thiếu sót nếu không tôn vinh Brentford. Thắng lợi 4-0 trước Manchester United là chiến thắng lớn nhất của Brentford ở giải đấu hàng đầu nước Anh kể từ khi họ đánh bại Grimsby Town 6-1 vào tháng 4-1938.

Đây là câu chuyện cổ tích với Brentford, nhưng nó là thảm họa đau đớn của Manchester United…

PHẠM QUANG

Trong cuốn tự truyện của Sir Alex Ferguson, ông đã dành hẳn chương bảy có tên “Những ngày tháng khó khăn” để nói về những thăng trầm, sự xáo trộn lực lượng mà M.U phải đối mặt trong những giai đoạn chuyển giao. Một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên ở những trang sách này đến từ vị trí thủ môn, đó là Edwin Van der Sar.

Van der Sar bắt đầu sự nghiệp chuyên nghiệp tại Ajax khi đã 20 tuổi.

Mối lương duyên nở muộn với khung gỗ

Năm 1999, sau cú ăn ba lịch sử cùng “Quỷ Đỏ” thành Manchester, thủ môn huyền thoại Peter Schmeichel đã quyết định rời MU để tới Sporting Lisbon. Khi đó, Peter ra đi với tư cách là một huyền thoại của CLB cũng như là một trong những thủ môn xuất sắc nhất của Ngoại hạng Anh với 5 chức vô địch trong 8 năm khoác trên mình màu áo đỏ.

Sau sự ra đi có phần bất ngờ và vội vã của Schmeichel, M.U cuống cuồng đi tìm những cái tên thay thế nhưng rồi vẫn “chậm chân” trong việc chiêu mộ thủ thành đến từ Hà Lan, Edwin Van der Sar.

Khi đó, Van der Sar đang là thủ môn số một của đội tuyển Hà Lan và đã quyết định chuyển tới thành Turin để gia nhập Juventus, qua đó trở thành thủ môn người nước ngoài đầu tiên khoác áo “Bà đầm già” của nước Ý.

Thời gian này, tại nửa đỏ thành Manchester, sự ra đi của thủ môn người Đan Mạch Peter Schmeichel đã tạo nên một thách thức lớn với Sir Alex Ferguson trong việc tìm kiếm một sự thay thế xứng đáng cho vị trí người gác đền.

Thực tế cho thấy, mặc dù M.U giành tới 3 chức vô địch Ngoại hạng Anh cùng 1 cúp FA trong 6 năm tiếp theo, nhưng trong khoảng thời gian đó, không có một thủ môn nào có thể mang lại sự an tâm cho người hâm mộ “Quỷ Đỏ” như cách Peter Schmeichel đã từng làm.

Còn với Van der Sar, sau 2 năm với 71 trận bắt chính cho Juventus, thủ thành người Hà Lan vẫn không thể làm hài lòng những người Italia vốn kỳ vọng rất lớn vào đội bóng con cưng của mình. Bằng chứng là vào mùa hè năm 2001, Juventus đã mang về một bản hợp đồng kỷ lục dành cho thủ môn khi chi ra tận 32,6 triệu bảng Anh để có được chữ ký của Gianluigi Buffon - một thủ thành người Italy.

Và đương nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc Van der Sar phải ra đi.

Ở thời điểm này, đã có những nghi ngờ hướng về năng lực của Van der Sar. Hai năm không mấy thành công tại thành Turin đã khiến người ta quên mất những thành tích đáng nể của Van der Sar tại quê hương Hà Lan.

Edwin Van der Sar sinh ngày 29 - 10 - 1970 tại Voorhout, một thị trấn nhỏ nằm ở phía Tây Hà Lan. Edwin bén duyên với bóng đá trong vai trò của một cầu thủ tấn công và cũng tỏ ra là một chân sút khá nhạy bén tại CLB ở quê nhà.

Tình cờ trong một buổi tập, các thủ môn chính của đội đồng loạt chấn thương, thế rồi Van der Sar với chiều cao lý tưởng 1m97 đã được lựa chọn để làm một thủ môn “bất đắc dĩ”. Buổi tập hôm đó đã trở thành định mệnh với Edwin bởi kể từ đó, anh chính thức đổi vị trí, từ một cầu thủ tấn công trở thành một người gác đền.

Đến năm 20 tuổi, Van der Sar mới được “Bông Tuilip thép” Louis Van Gaal để mắt đến và trao cơ hội gia nhập Ajax Amsterdam.

Những nỗ lực tập luyện và thi đấu ở đội dự bị đã giúp Edwin được trao nhiều cơ hội ra sân ở đội một Ajax từ mùa giải 1992/1993 và chính thức chiếm vị trí số một trong khung gỗ ở mùa giải sau đó.

Bắt đầu từ mùa 1993/1994, Van der Sar cùng Ajax vô địch quốc nội 3 mùa liên tiếp, đồng thời cũng là chủ nhân của danh hiệu thủ môn xuất sắc nhất Hà Lan trong 3 năm liền.

Đỉnh cao của Van der Sar và Ajax là chức vô địch UEFA Champions League ở mùa 1994/1995 - mùa bóng mà Van der Sar ẵm luôn cho riêng mình danh hiệu thủ môn xuất sắc nhất châu Âu.

Những năm tháng ở Ajax đã tạo nên thương hiệu một Van der Sar luôn xuất sắc ở những kỹ năng cơ bản của một thủ môn cổ điển: chọn vị trí chuẩn sắc, phán đoán tốt trước những quả tạt, hiếm khi biểu diễn khoa trương và luôn đề cao sự chắc chắn.

Món hời lịch sử của M.U

Bỏ lại những tháng ngày đáng quên ở nước Ý, Van der Sar chuyển đến Fulham với mức hậu đãi hấp dẫn cùng lời hứa hẹn sẽ biến đội bóng này trở thành Manchester United ở miền Nam nước Anh của Chủ tịch Mohamed Al-Fayed.

6 năm ở đội bóng thành London, thủ thành Hà Lan bắt chính cho Fullham tổng cộng 127 trận và luôn là lựa chọn số một trong khung gỗ. Màn trình diễn của Edwin van der Sar tại Craven Cottage một lần nữa thu hút sự chú ý của Manchester United cũng như Sir Alex Ferguson.

Mùa hè năm 2005, sau một mùa giải bết bát, Van Nistelrooy - đồng đội của Edwin tại đội tuyển Hà Lan khi đó đã có cuộc gặp với Ngài Alex và đưa ra đề xuất về việc chiêu mộ một thủ môn mới: “Tại sao chúng ta không mua Van der Sar nhỉ?” - “Van Gol” nói với Sir Alex.

Sau đó, Sir Alex Ferguson đã trả lời đề xuất của tiền đạo người Hà Lan bằng một bản hợp đồng trị giá 2 triệu bảng dành cho Edwin Van der Sar, người khi đó đã 35 tuổi.

Điều này khiến Sir Alex phải nhận những chỉ trích dữ dội khi mang về một thủ môn chỉ 5 năm nữa sẽ bước sang tuổi “tứ tuần” - độ tuổi mà hầu hết các đồng nghiệp cùng vị trí đã bắt đầu sa sút và tính đến chuyện nghỉ hưu.

Fulham khi nhận được lời đề nghị này cũng vội vàng “gật đầu” khi tưởng mình vớ được một món hời lớn.

Song, mãi đến sau này, tất cả mới nhận ra rằng món hời lịch sử năm 2005 hoá ra lại thuộc về Manchester United chứ không phải đội chủ sân Craven Cottage.

“Tôi đã nghĩ, cuối cùng tôi đã tìm được lý do cho việc đến London, đó là bước đệm để chuyển sang nấc thang tiếp theo. Ferguson nói với tôi rằng ông cần một người có khả năng dẫn dắt và chỉ đạo hàng phòng ngự. Ông ấy cũng bày tỏ sự tin tưởng với khả năng chịu áp lực của tôi”, Edwin Van der Sar kể lại.

Ngày 10 - 6 - 2005, Van der Sar và “Quỷ Đỏ” thành Manchester chính thức tìm thấy nhau sau nhiều năm lạc lối. Thương vụ lịch sử này đã khiến Manchester United có được một món lợi ngoài sức tưởng tượng, đưa “Quỷ Đỏ” vào một giai đoạn rực rỡ từ 2005 đến 2011.

Trong 6 năm ở M.U, Van der Sar đã đóng góp công sức cho đội bóng này ở 4 lần đăng quang tại Premier League, 2 lần vô địch cúp Liên Đoàn, 3 lần giành siêu Cúp Anh và có lần thứ hai bước lên đỉnh châu Âu với chức vô địch UEFA Champions League mùa giải 2007/2008.

Van der Sar [giữa ảnh] là người cản phá thành công quả penalty đem về chiếc cúp “tai voi” thứ hai trong lịch sử M.U.

Đêm mưa tại Luzhniki năm 2008 chắc chắn là một trong những ký ức đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của Edwin bởi chính anh là người cản phá thành công cú penalty cuối cùng của Chelsea, qua đó mang về chiếc cúp “tai voi” thứ hai trong lịch sử cho Manchester United.

Sự gắn bó và thành công của thủ môn này và đội bóng áo đỏ có thể nói là cái đích của một mối lương duyên. Đến muộn không bằng đến đúng lúc. Có duyên với nhau ắt sẽ gặp nhau dù xa nghìn trùng.

Cuộc đời là những thăng trầm…

Ở Old Trafford, Van der Sar cùng Rio Ferdinand và Nemanja Vidic tạo nên một bộ ba phòng ngự khủng khiếp bậc nhất trong lịch sử Premier League.

Từ kỷ lục giữ sạch lưới ở Ngoại hạng Anh của Petr Cech, rồi kỷ lục giữ sạch lưới toàn Anh, cho đến kỷ lục thế giới, tất cả đều bị bộ ba Edwin - Rio - Nemanja đạp đổ một cách ngoạn mục với thành tích 1.311 phút sạch lưới. Đây là thành tích đã ảnh hướng rất lớn đến việc lên ngôi vô địch lần thứ 11 của Manchester United.

Tuy nhiên, những năm sau đó, bộ ba này đã không còn sát cánh thường xuyên với nhau như trước bởi những chấn thương cứ thay nhau đến, đặc biệt là với hai trung vệ kỳ cựu của “Quỷ Đỏ”. Lúc này, Chris Smalling, Johny Evans hay Phil Jones sẽ là những cái tên được lựa chọn để thay thế những người đàn anh mỗi khi họ chấn thương.

“Van der Sar đã chứng kiến nhiều thay đổi ở hàng phòng ngự. Cậu ấy phải quen với việc thi đấu cùng các trung vệ khác nhau và các hậu vệ biên mới. Trong những tình huống như vậy, Van der Sar đã cho thấy được tài năng của mình khi luôn tổ chức hàng phòng thủ rất tốt”, cựu HLV trưởng của M.U viết trong tự truyện của mình.

Với Sir Alex, Schmeichel trước đây thường xuyên có những pha cứu thua xuất thần còn ở Van der Sar thì lại toát lên vẻ điềm đạm, bình tĩnh, khả năng xử lý bóng và đầu óc tổ chức tốt.

Edwin đã thể hiện được giá trị của mình khi luôn biết cách tạo những ảnh hướng tích cực lên những người xung quanh.

“Có một điều mà Edwin hơn tất thảy những thủ môn mà tôi từng chơi cùng, đó là sự bình tĩnh và điềm đạm. Anh ấy không bao giờ hoảng loạn hay bối rối. Anh ấy toả ra một vầng hào quang kiểu như: bình tĩnh đi các cậu, tôi đã từng trải qua điều này rồi”, Rio Ferdinand nói về tầm ảnh hưởng của Van der Sar đối với hàng phòng ngự của Man United.

Nhưng cuối cùng, ở trận chung kết Champions League mùa 2008/2009, hàng phòng ngự vững chãi với người “anh cả” Edwin Van der Sar ở phía sau cũng phải sụp đổ trước Barcelona đang quá thăng hoa cùng Tiki-Taka gần như không có lời giải ở thời điểm đó.

2 năm sau, trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp của Edwin van der Sar diễn ra vào ngày 28 - 5 - 2011, nơi mà đại diện nước Anh gặp lại “Gã khổng lồ xứ Catalunya” Barcelona tại chung kết Champions League. Mối tình đẹp như mộng giữa Edwin và M.U đến cuối lại được kết bằng những nốt trầm đầy lặng lẽ khi Man United nhận thất bại 1 - 3 trước đại diện tới từ Tây Ban Nha.

Đoạn kết tuy có nét trầm buồn nhưng cũng đủ để tô rõ hơn về sự nghiệp lẫy lừng song chứa đựng đầy biến cố mà Edwin Van der Sar phải vượt qua. Một con người mạnh mẽ, rắn rỏi và luôn điềm tĩnh trước mọi khó khăn.

Đến nay, sau 9 năm giải nghệ, Van der Sar đang đi con đường khác với đa số những đồng nghiệp khi đóng vai trò Giám đốc điều hành tại CLB chuyên nghiệp đầu tiên của mình - Ajax Amsterdam.

Hoàng Sơn

Video liên quan

Chủ Đề