Vì sao lại có đại cử tri

[Ảnh minh họa: Reuters]

Theo kết quả cập nhật của CNN, sau cuộc bầu cử ngày 8/11, ứng viên Dân chủ Hillary Clinton giành được hơn 60,4 triệu phiếu bầu phổ thông, trong khi ông Trump chỉ giành hơn 60 triệu phiếu. Mặc dù vậy, ông Trump vẫn đắc cử tổng thống với 290 lá phiếu đại cử tri, còn bà Clinton chỉ giành 232 phiếu, thấp hơn do mức yêu cầu tối thiểu 270 phiếu.

Như vậy, bà Clinton trở thành người thứ 5 trong lịch sử Mỹ chiến thắng trong bầu cử phổ thông nhưng không đắc cử tổng thống do thua về số phiếu đại cử tri. Năm 2000, ứng viên Dân chủ Al Gore cũng phải từ bỏ giấc mơ Nhà Trắng do ít phiếu đại cử tri hơn đối thủ Cộng hòa George W. Bush mặc dù chiến thắng trong bầu cử phổ thông.

Điều này khiến cuộc bầu cử tổng thống năm 2000 trở thành một trong những cuộc bầu cử gây tranh cãi nhất trong lịch sử nước Mỹ. Mặc dù gây tranh cãi, hứng nhiều chỉ trích nhưng hệ thống bầu cử theo cơ chế phiếu đại cử tri vẫn tồn tại ở Mỹ suốt 230 năm qua.

Jennifer M. Granholm, cựu thống đốc Michigan nói: “Nếu chúng ta thực sự tuân thủ quy tắc đa số thì tại sao chúng ta lại phủ nhận ứng viên mà đa số cử tri lựa chọn”.

Năm 2012, bản thân ông Trump từng chỉ trích cơ chế thua bầu cử phổ vẫn có thể trở thành tổng thống nếu giành được đủ phiếu đại cử tri. “Chúng ta cần có một cuộc cách mạng ở đất nước này”, ông Trump bình luận trên mạng xã hội vào thời điểm đó.

Kết quả bầu cử ngày 8/11 một lần nữa lại dấy lên kêu gọi cải cách hệ thống bầu cử. David Boies. Luật sư đại diện cho ứng viên tổng thống Dân chủ Al Gore năm 2000, nói: “Cá nhân tôi muốn cơ chế bỏ phiếu đại cử tri sẽ bị xóa bỏ hoàn toàn. Tôi cho rằng đó là sự kỳ cục của lịch sử”.

Theo cơ chế bỏ phiếu đại cử tri, khoảng 1 tháng sau cuộc bầu cử phổ thông, đại cử tri mỗi bang sẽ nhóm họp để bỏ phiếu quyết định ai làm tổng thống.

Số đại cử tri mỗi bang đúng bằng tổng số thượng nghị sĩ và hạ nghị sĩ của bang đó, hay cũng có thể nói, số đại cử tri phụ thuộc vào dân số của mỗi bang. Cả nước Mỹ có 538 phiếu đại cử tri, bằng số ghế trong Quốc hội Mỹ là 535 cộng thêm 3 đại cử tri của thủ đô Washington. Ở hầu hết các bang [trừ Maine và Nebraska], ứng cử viên tổng thống nào được nhiều phiếu phổ thông nhất thì cũng nhận được toàn bộ phiếu của đại cử tri của bang đó.

Cơ chế này được áp dụng do các nhà lập quốc Mỹ, trong đó có James Madison, lo ngại về việc dân chủ quá mức khi trao quyền lực cho người dân. Người được mệnh danh là “cha đẻ Hiến pháp Mỹ” cũng cho rằng, việc để "nô lệ da đen" ở miền Nam đi bỏ phiếu là không thể chấp nhận được. Đó là lý do Đại cử tri đoàn ra đời với Thỏa hiệp 3/5, nghĩa là nô lệ da đen không có quyền bỏ phiếu nhưng được tính bằng 3/5 người thường trong thống kê quy mô dân số của mỗi bang.

Giới phê bình cho rằng, cơ chế này khiến các bang ít dân khi kết hợp lại sẽ có ảnh hưởng lớn hơn đến bầu cử so với các bang đông dân. Họ cũng cho rằng, cơ chế này dường như có lợi hơn cho đảng Cộng hòa khi đảng này có truyền thống được ủng hộ tại các bang ít dân. Theo họ, cơ chế bầu qua đại cử tri vi phạm quy tắc dân chủ một người - một phiếu và làm “méo mó” chiến dịch tranh cử khi các ứng viên chỉ tập trung vào số ít bang tranh chấp.

Minh Phương

Tổng hợp

Luật sư Khanh Huỳnh, hiện làm việc tại Mỹ, chia sẻ với độc giả VnExpress bài viết về bầu cử tổng thống Mỹ 2020:

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, phiếu đại cử tri là vấn đề gây ra nhiều thắc mắc ở những người ngồi xem. Vậy thì ai mới thực sự là người bầu tổng thống Mỹ?

Hệ thống phiếu đại cử tri thật ra khá đơn giản. Mỗi bang có một số phiếu đại cử tri nhất định, như California có 55 phiếu. Ngày bầu cử, người dân đi bỏ phiếu cho các ứng cử viên của một trong hai phe để tìm ra 55 đại cử tri, thay mặt người dân tới hội nghị vào tháng 12 để bầu Tổng thống Mỹ. Các đại cử tri này sẽ bầu cho ứng viên Tổng thống Mỹ đại diện cho bên mình. Quá trình tương tự cũng sẽ diễn ra ở các bang khác, tùy vào kết quả ai thắng.

Vì vậy, vào ngày bầu cử, phiếu của người dân sẽ quyết định số phiếu đại cử tri. Báo chí chỉ cần quan sát và tuyên bố người thắng ở từng bang, tính số phiếu đại cử tri sẽ biết ai là người thắng cuộc.

>> Bài viết cùng tác giả:

>> Tôi bầu cử sớm Tổng thống Mỹ

Trên thực tế thì cũng có "đại cử tri bất tuân". Chẳng hạn như bang California cử đi 55 người, thông thường họ đều phải bỏ phiếu cho phe Dân chủ như những gì người dân đã quyết định. Nhưng đôi khi cũng có vài người bỏ phiếu cho phe Cộng Hòa. Chuyện này có thể diễn ra với bất kỳ đại cử tri nào và theo bất kỳ chiều hướng nào. Tuy vậy, trước giờ, dù có vài người bỏ phiếu khác với người dân nhưng kết quả chung cuộc vẫn không thay đổi.

Chẳng hạn như năm 2016, ông Trump đã thắng bằng số phiếu đại cử tri vào ngày bầu cử. Lúc đại cử tri họp vào tháng 12, một số người bỏ phiếu khác với những gì mà cử tri tại bang họ quyết định. Một số đại cử tri lẽ ra phải bỏ phiếu cho bà Clinton nhưng họ quay ra bỏ phiếu cho ông Trump. Tuy vậy sự thay đổi này không có tác động gì tới kết quả đã được tuyên bố trước đó.

Hiện chưa có nhiều chế tài để đảm bảo các đại cử tri bỏ phiếu đúng như kết quả phiếu bầu của người dân. Tiền phạt hay án tù cũng tùy vào tiểu bang nên điều này khiến nhiều người bất an. Vào tháng 7 vừa qua, tòa tối cao Mỹ đã ra phán quyết là tiểu bang có quyền bắt buộc các đại cử tri không được "bất tuân" nữa. Nếu trường hợp như năm 2016 lại xảy ra nhưng theo chiều hướng ngược lại, khiến cho người được cho là thắng vào ngày bầu cử lại hóa ra thua khi đại cử tri họp thì nước Mỹ sẽ rơi vào cuộc khủng hoảng hiến pháp trầm trọng.

>> Dân Mỹ 'say rượu' sau tranh luận Trump - Biden

Vấn đề hiển hiện hơn của phiếu đại cử tri là nó khiến cho cuộc vận động tranh cử trở nên không công bằng khá nhiều người dân. Bang California là một bang lớn với nhiều cử tri nhất nhưng luôn bị bỏ lơ. Phe Dân chủ luôn chiến thắng nơi đây nên cả hai đảng đều không muốn bỏ tiền hay thời gian vận động. Cử tri hai đảng cũng cảm thấy ngán khi họ đi bỏ phiếu mà đã biết trước kết quả rồi.

Nó cũng đem quá nhiều quyền lực cho các bang chiến trường, những bang luôn dao động trong cuộc bầu cử Mỹ, khi thì họ bầu Dân chủ, lúc lại xoay qua Cộng hòa. Họ là những bang quyết định ai sẽ thắng tại bang họ, tức là giành được số phiếu đại cử tri và qua đó giành chiến thắng chung cuộc.

Vì vậy nên nhiều người California và người Texas nhìn cuộc bầu cử Mỹ với sự hậm hực của những người trong cuộc mà cũng như ngoài cuộc. Nhưng dù gì đi nữa thì cũng phải đi bầu, chứ mà không đi thì đâu biết cả tiểu bang nó bỗng thay đổi thì sao. Ngồi ngoài là sự đầu hàng và trong một "cuộc chiến" mà cả thế giới mong đợi ngóng nhìn thì mình dầu chỉ là lính nhỏ với một cây giáo cùn thì cũng phải tham chiến cho nó vui.

    Đang tải...

  • {{title}}

>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.

Khanh Huỳnh

Ông Trump tiếp tục tranh cử - phóng lao thì phải theo lao

Trump sợ kinh tế Mỹ 'mắc dịch' trước người dân

Đại cử tri Đoàn [tiếng Anh: Electoral College] của Hoa Kỳ đề cập tới nhóm các đại cử tri tổng thống được Hiến pháp Hoa Kỳ quy định cứ 4 năm một lần được lập nên với mục đích duy nhất là bầu Tổng thống và Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Hiến pháp quy định mỗi tiểu bang sẽ chỉ định đại cử tri [nghĩa là cử tri đại diện, người đi bầu] theo luật định và bằng với số ghế được phân chia trong Quốc Hội [số thượng nghị sĩ và nghị viên] của tiểu bang đó. Những người nắm giữ chức vụ liên bang đều không thể làm đại cử tri. Số lượng phiếu đại cử tri hiện nay là 538. Ứng viên tổng thống cần đạt được đa số tuyệt đối phiếu đại cử tri, tức 270 hoặc hơn, để thắng cử chức vụ tổng thống. Nếu không ứng viên nào đạt được đa số tuyệt đối, một cuộc bầu cử tình cờ [contingent election] sẽ được tổ chức bởi Nghị viện Hoa Kỳ để bầu Tổng Thống, và bởi Thượng viện Hoa Kỳ để bầu Phó Tổng Thống.

Phiếu bầu Đại cử tri, trong số 538, chia cho mỗi bang và Đặc khu Columbia cho các cuộc bầu cử tổng thống chuẩn bị được tổ chức vào năm 2024 và 2028, dựa trên độ đại diện phụ thuộc vào điều tra dân số 2020. Mọi khu vực tài phán được ít nhất là 3 phiếu.

Trong bầu cử Bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2020 [được tổ chức dựa trên dữ liệu điều tra dân số 2010], Joe Biden nhận được 306[] và Donald Trump được 232[] trong tổng số 538 phiếu đại cử tri. Ở Maine [phía trên bên phải] và Nebraska [giữa], những con số in nhỏ trong hình tròn chỉ các khu vực quốc hội. Đây là hai bang duy nhất dùng phương thức khu vực quận cho một số những cử tri đã được lựa chọn, thay vì phương thức "được ăn cả, ngã về không".

Hiện tại, tất cả các tiểu bang [và đặc khu Columbia] đều dựa vào số phiếu phổ thông của tiểu bang đó trong kỳ bầu cử. Tất cả các tiểu bang đều dựa vào phương pháp winner-take-all ["được ăn cả, ngã về không"] để chỉ định các phiếu đại cử tri của mình, ngoại trừ Maine và Nebraska dùng phương pháp chia theo hạt [kết hợp dùng số phiếu phổ thông của tiểu bang để chỉ định 2 phiếu đại cử tri]. Khi một ứng viên tổng thống thắng một tiểu bang, điều này nghĩa là đại cử tri được chỉ định bởi cùng đảng chính trị chiến thắng đó sẽ bầu ứng viên này lên làm tổng thống. Thông thường, đại cử tri là người trung thành với đảng cũng như với ứng viên tổng thống để đảm bảo rằng phiếu đại cử tri đó sẽ không bầu cho người nào khác. Hiện nay chỉ 33 tiểu bang có luật lệ đòi hỏi đại cử tri phải bỏ phiếu cho ứng viên đã được đại cử tri đó cam kết là sẽ bầu chọn,[1] trong trường hợp đại cử tri không làm như vậy, gọi là đại cử tri bất tín.[2]

Các đại cử tri tổng thống họp tại các tòa nhà nghị viện của tiểu bang nhà của mình [hay tại Đặc khu Columbia] vào ngày thứ hai đầu tiên sau ngày thứ tư lần thứ hai trong tháng 12 và cùng bỏ phiếu. Chính vì có sự tập hợp kết quả bầu cử của 51 nhóm người nên mới có định nghĩa kỹ thuật là đại cử tri đoàn mặc dù 51 nhóm này không thực sự có tập hợp về chung một nơi để bầu cử. Hệ thống đại cử tri đoàn, giống như một đại hội toàn quốc, là một nhân tố gián tiếp trong tiến trình bầu lên tổng thống.

Sự phù hợp của hệ thống Cử tri đoàn là một vấn đề đang được tranh luận. Những người ủng hộ cho rằng nó là một thành phần cơ bản của chủ nghĩa liên bang Mỹ. Họ duy trì hệ thống bầu người chiến thắng trong số phiếu phổ thông trên toàn quốc trong hơn 90% các cuộc bầu cử tổng thống; thúc đẩy ổn định chính trị; bảo tồn vai trò Hiến pháp của các bang trong các cuộc bầu cử tổng thống; và thúc đẩy một hệ thống đảng chính trị rộng rãi, bền bỉ và nói chung là ôn hòa.[3] Những người chỉ trích cho rằng Đại cử tri đoàn kém dân chủ hơn một cuộc bỏ phiếu phổ thông trực tiếp trên toàn quốc và có thể bị thao túng vì những đại cử tri bất tín;[4][5] rằng hệ thống này trái với một nền dân chủ phấn đấu cho tiêu chuẩn "một người, một phiếu bầu";[6] và rằng có thể có các cuộc bầu cử trong đó một ứng cử viên giành được số phiếu phổ thông toàn quốc nhưng một ứng cử viên khác giành được đa số phiếu đại cử tri và do đó lên làm tổng thống; điều này đã xảy ra vào năm 1824, 1876, 1888, 2000 và 2016.[7] Họ còn phản đối sự bất bình giữa công dân ở các bang có dân số nhỏ hơn có sức bầu cử tương ứng nhiều hơn so với các công dân ở các bang đông dân hơn.[8] Hơn nữa, các ứng cử viên có thể giành chiến thắng bằng cách tập trung nguồn lực của họ chỉ vào một vài bang dao động [swing states].[9] Trong khi dữ liệu khảo sát cho thấy việc có hệ thống bỏ phiếu bổ thông trực tiếp cho các cuộc bầu cử tổng thống vẫn được ủng hộ một cách nhất quán bởi đa số người Mỹ, sự ưa thích của Đại cử tri Đoàn đã dao động từ từ 35 đến 44% trong thế kỷ 21.[10][a]

Mục lục

  • 1 Sơ lược
  • 2 Quy trình chọn Đại cử tri
    • 2.1 Vòng 1
    • 2.2 Vòng 2
  • 3 Nhận xét
  • 4 Tham khảo
  • 5 Ghi chú
  • 6 Xem thêm
  • 7 Liên kết ngoài

Sơ lượcSửa đổi

Các thể lệ hướng dẫn bầu cử tổng thống được ghi trong Điều khoản II Hiến pháp Hoa Kỳ, Phần I, Đoạn III. Tu chính án 12 Hiến pháp Hoa Kỳ nói rằng mỗi đại cử tri phải bầu riêng cho tổng thống và phó tổng thống. Ngày nay, bộ máy điều hành bầu cử tổng thống do Cơ quan Quản lý Hồ sơ và Văn khố Quốc gia [National Archives and Records Administration] đảm nhiệm qua Cục Văn thư Liên bang của mình [Office of the Federal Register].

Số phiếu đại cử tri của mỗi tiểu bang là bằng tổng số Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ [luôn luôn là hai] và số Dân biểu Hoa Kỳ của tiểu bang đó; riêng Đặc khu Columbia có ba phiếu đại cử tri mặc dù không có một đại diện nào ở Quốc hội Hoa Kỳ. Tại mỗi tiểu bang, các cử tri phổ thông bầu chọn một danh sách gồm các ứng cử viên đã được chọn sẵn cho vị trí đại cử tri tổng thống mà đại diện cho nhiều ứng viên tổng thống khác nhau. Tuy nhiên, trên lá phiếu tiểu bang được thiết kế giống như là các cử tri phổ thông đang thật sự bầu trực tiếp cho ứng cử viên tổng thống. Đa số tiểu bang dùng cách gọi là lá phiếu vắn tắt mà trong đó khi một lá phiếu bỏ cho một đảng nào [thí dụ như Dân chủ hoặc Cộng hòa] thì được xem là một lá phiếu cho toàn thể nhóm đại cử tri tổng thống thuộc đảng đó. Tại những tiểu bang này, hiếm khi ngoại lệ, một đảng sẽ chiếm hết toàn bộ số phiếu đại cử tri của tiểu bang đó [theo hình thức đa số hay tuyệt đối]. Maine và Nebraska chọn đại cử tri tổng thống bằng phương pháp được gọi là Phương pháp Maine mà trong đó có thể xảy ra khả năng các cử tri phổ thông chọn ra nhiều đại cử tri tổng thống thuộc nhiều đảng chính trị khác nhau và như thế số phiếu đại cử tri của tiểu bang bị chia ra tại hai tiểu bang này.

Các đại cử tri tổng thống của mỗi tiểu bang [và Đặc khu Columbia] tụ họp lại 41 ngày sau tổng tuyển cử để bỏ phiếu đại cử tri. Lá phiếu đầu tiên của các đại cử tri là cho Tổng thống Hoa Kỳ, và rồi Phó tổng thống. Ít nhất một trong hai ứng cử viên đó phải đến từ một tiểu bang khác tiểu bang của đại cử tri. Hiếm có trường hợp một đại cử tri tổng thống không bỏ phiếu cho liên danh tranh cử tổng thống thuộc đảng của mình; những người như thế được gọi là "Đại cử tri không trung thành". Mỗi đại cử tri ký tên vào một tài liệu có tên là Chứng nhận đầu phiếu mà có nêu rõ thuộc đại cử tri tiểu bang nào [hay Đặc khu Columbia]. Một bản chứng nhận gốc được gởi đến Văn phòng của Phó tổng thống theo thư bảo đảm.

Một tháng sau khi bỏ phiếu đại cử tri, Quốc hội Hoa Kỳ nhóm họp hai viện để tuyên bố người đắc cử. Nếu một ứng cử viên tổng thống nhận được 270 [cho đến năm 2009] hoặc nhiều hơn số phiếu đại cử tri tổng thống, người chủ tọa [thường là Phó tổng thống đương nhiệm] tuyên bố ứng cử viên đó là tổng thống đắc cử, và một ứng cử viên Phó tổng thống nhận 270 hay nhiều hơn số phiếu đại cử tri được tuyên bố tương tự là Phó tổng thống đắc cử.

Quy trình chọn Đại cử triSửa đổi

Để trở thành Đại cử tri, một người cần trải qua hai vòng bầu cử. Đầu tiên, các đảng ở mỗi bang sẽ chọn một loạt ứng viên đại cử tri tiềm năng trước ngày bầu cử. Tiếp đó, vào ngày bầu cử, cử tri phổ thông tại mỗi bang sẽ chọn ra đại cử tri ở bang đó bằng cách bỏ phiếu cho ứng viên tổng thống.

Vòng 1Sửa đổi

Không có quy định thống nhất về phương thức lựa chọn Đại cử tri trên toàn quốc mà mỗi bang có một quy định riêng. Về cơ bản, các đảng sẽ đề cử một danh sách đại cử tri tiềm năng tại kỳ họp đại hội đảng của bang mình hoặc họ có thể chọn thông qua một cuộc bỏ phiếu tại ủy ban trung ương đảng. Đây là những người có đóng góp nhiều cho Đảng hoặc các quan chức dân cử của bang hoặc lãnh đạo của Đảng đó hoặc là người có quan hệ chính trị hoặc cá nhân với ứng viên tổng thống của đảng mình.

Vòng 2Sửa đổi

Cử tri phổ thông sẽ cùng lúc chọn ra Tổng thống và Đại cử tri. Việc này thực hiện trên cùng 1 lá phiếu Tên của đại cử tri tiềm năng có thể có hoặc không xuất hiện trên lá phiếu, [nếu có thì tên họ sẽ nằm dưới tên ứng viên tổng thống], tùy thuộc vào quy trình bầu cử và phương thức bỏ phiếu ở từng bang. Tuy nhiên cũng xuất hiện tình trạng tiếng nói của Đại cử tri không phản ánh đúng quan điểm của cử tri phổ thông khi Đại cử tri không giữ cam kết ủng hộ ứng cử viên Tổng thống như sự lựa chọn của cử tri phổ thông.[11]

Nhận xétSửa đổi

Lẽ tự nhiên của tiến trình bầu cử và sự phức tạp của nó đã gặp một số ý kiến chỉ trích. Có nhiều người đã nêu lên những phương cách khác thay thế để bầu chọn tổng thống. Vấn đề này lại được đem ra bàn cãi theo sau kỳ Bầu cử Tổng thống năm 2000 khi ứng cử viên Đảng Dân chủ là Al Gore giành đa số phiếu phổ thông nhưng lại thất bại giành đa số phiếu của đại cử tri đoàn.

Ở các tiểu bang, ứng viên nào giành được nhiều nhất phiếu đại cử tri thì giành được toàn bộ phiếu của cử tri đoàn. Đây được gọi là nguyên tắc "Được ăn cả, ngã về không" [the winner takes all]. Điều này khiến cho về mặt lý thuyết một ứng ứng cử viên chỉ cần giành được 142 phiếu đại cử tri ở 11 bang có nhiều đại cử tri nhất là đã có thể trúng cử [28/55 ở California, 18/34 ở Texas, 16/31 ở New York, 14/27 ở Florida, 11/21 ở Illinois, 11/21 ở Pennsylvania, 11/20 ở Ohio, 9/17 ở Michigan, 8/15 ở Georgia, 8/15 ở Bắc Carolina và 8/15 ở New Jersey - Tổng số phiếu đại cử tri ở 11 bang này là 271/538 phiếu, đủ để trở thành Tổng thống]. Từ khi hình thành hệ thống đại cử tri đã xuất hiện 157 đại cử tri có lá phiếu ngược với lá phiếu họ đã cam kết với cử tri phổ thông trước đó. Có 21 bang không có quy định bắt buộc Đại cử tri phải trung thành với lời cam kết.[12]

Tham khảoSửa đổi

  1. ^ “Faithless Elector State Laws”. Fair Vote. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2020.
  2. ^ Dixon, Robert G., Jr. [1950]. “Electoral College Procedure”. The Western Political Quarterly. 3 [2]. doi:10.2307/443484. JSTOR443484.
  3. ^ Neale, Thomas H. [ngày 6 tháng 10 năm 2017]. “Electoral College Reform: Contemporary Issues for Congress” [PDF]. Washington, D.C.: Congressional Research Service. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2020.
  4. ^ West, Darrell M. [2020]. “It's Time to Abolish the Electoral College” [PDF].
  5. ^ magazine, STANFORD. “Should We Abolish the Electoral College?”. stanfordmag.org [bằng tiếng Anh]. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2020.
  6. ^ Lounsbury, Jud [ngày 17 tháng 11 năm 2016]. “One Person One Vote? Depends on Where You Live”. The Progressive. Madison, Wisconsin: Progressive, Inc. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2020.
  7. ^ Mahler, Jonathan; Eder, Steve [ngày 10 tháng 11 năm 2016]. “The Electoral College Is Hated by Many. So Why Does It Endure?”. The New York Times. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2019.
  8. ^ Speel, Robert [ngày 15 tháng 11 năm 2016]. “These 3 Common Arguments For Preserving the Electoral College Are All Wrong”. Time. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2019. "Rural states do get a slight boost from the two electoral votes awarded to states due to their two Senate seats
  9. ^ Tropp, Rachel [ngày 21 tháng 2 năm 2017]. “The Case Against the Electoral College”. Harvard Political Review. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2019.
  10. ^ a b Daniller, Andrew [13 tháng 3 năm 2020]. “A majority of Americans continue to favor replacing Electoral College with a nationwide popular vote”. Fact Tank: news in the numbers. Pew Research Center. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2019.
  11. ^ //vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/bau-cu-tong-thong-my-2016/538-dai-cu-tri-nhung-nguoi-truc-tiep-bau-chon-tong-thong-my-3490821.html
  12. ^ //www.snopes.com/2016/11/11/the-electoral-college-and-the-popular-vote/

Ghi chúSửa đổi

  1. ^ Người Mỹ ủng hộ một Tu chính án Hiến pháp để bầu tổng thống với phiếu bầu phổ thông toàn quốc tỷ lệ trung bình 61% và những người lựa chọn Đại cử tri Đoàn là 35%. Trong cuộc khảo sát năm 2016, khoảng cách đã thu hẹp lại thành 51% bầu cử trực tiếp so với 44% cử tri đoàn. Đến năm 2020, suy nghĩ của người Mỹ lại đổi hướng với 58% ưa thích cuộc bầu cử trực tiếp so với 40% ưa cử tri đoàn chọn tổng thống.[10]

Xem thêmSửa đổi

  • Danh sách các tiểu bang Hoa Kỳ theo dân số
  • Đại cử tri đoàn
  • //fpc.state.gov/documents/organization/28109.pdf
  • Office of the Federal Register
  • District of Columbia Fair and Equal House Voting Rights Act of 2006 Lưu trữ 2006-10-30 tại Wayback Machine
  • Garry Wills, Negro President: Jefferson and the Slave Power [2003], ISBN 0-618-34398-9
  • Henry Wiencek. "An Imperfect God: George Washington, His Slaves, and the Creation of America". Farrar, Straus, and Giroux, 2003. ISBN 978-0-374-52951-2

Liên kết ngoàiSửa đổi

  • U.S. Electoral College FAQ [www.archives.gov]
  • Interactive U.S. Electoral Map
  • Historical Documents on the Electoral College
  • Electoral Vote
  • 270 to win

Video liên quan

Chủ Đề