Vì sao gọi là thần kì nhật bản

Là quốc gia bại trận, sau Chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đặc biệt là về kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, nước Nhật đã tiến hành cải cách ruộng đất, cải tổ công ty và cải thiện điều kiện làm việc của công nhân…Điều này đem đến sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1951-1973. Cùng tìm hiểu chi tiết vấn đề này qua bài viết sau.

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2 – nền kinh tế Nhật như thế nào?

Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, nền kinh tế nước Nhật lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; thiếu năng lượng, lạm phát kinh tế, vấn nạn thất nghiệp…Đất nước Nhật Bản bị quân đội Mỹ chiếm đóng.

Hầu hết các cơ sở sản xuất đều được chuyển sang sản xuất phục vụ chiến tranh, trong đó phần lớn bị phá hủy trong cuộc chiến. 6 triệu lính và người dân Nhật từ khắp các vùng chiến sự ở Thái Bình Dương quay trở về nước, Chính phủ nước này phải đối diện với gánh nặng – thất nghiệp.

>> Đây chính là lực cản trong quá trình khôi phục kinh tế.

Nhật là nước bại trận và chịu hậu quả nặng nề từ chiến tranh thế giới thứ 2

>>> Nước Nhật đã thực hiện một số cải cách lớn về kinh tế- xã hội

  • Giải thể các nhóm Zaibatsu: Việc này nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự của Nhật, xóa bỏ quyền kiểm soát của một số công ty lớn trong nền kinh tế.
  • Đồng thời, thực hiện cải tổ các công ty theo hướng phu tập trung hóa. Giải pháp này đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ cho tất cả các ngành công nghiệp và thúc đẩy cơ chế thị trường hoạt động mạnh,
  • Giải quyết vấn đề việc làm: Thực hiện cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương cho công nhân. Đặc biệt, thực hiện dân chủ hóa lao động.
  • Trong khoảng thời gian từ 1945-1947, 3 đạo luật đã được ban hành là Luật công đoàn, Luật tiêu chuẩn lao động và Luật điều chỉnh các quan hệ lao động.

>> Những cải cách này nhằm tạo điều kiện để nước Nhật khôi phục kinh tế và chuyển hướng từ Nhà nước quân sự sang Nhà nước hướng phát triển kinh tế.

  • Cải cách ruộng đất: Quy định địa chủ chỉ được giữ lại một phần ruộng đất, tối đa là 5ha, giảm xuống còn 1ha. Phần còn lại nhà nước sẽ mua và chuyển nhượng cho những nông dân không có ruộng đất.

Sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản sau thế chiến thứ 2

Với “tinh thần nước Nhật” và sự đồng lòng của toàn thể nhân dân “xứ Phù Tang”, khoảng 20 năm sau chiến tranh [1951-1973], nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ chóng mặt. Nhiều nhà kinh tế thế giới coi đây là sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản.

Từ một đống đổ nát sau chiến tranh, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 trong thế giới tư bản sau Mỹ. Cụ thể:

Tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh

Từ 1952- 1973, tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế của Nhật Bản ở mức cao nhất trong các nước tư bản. So với thời điểm năm 1950, năm 1973 giá trị tổng sản phẩm trong nước tăng hơn 20 lần, từ 20 tỷ USD lên 402 tỷ USD, vượt Anh, Pháp và CHLB Đức.

Từ 1951- 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào sự phát triển thần kỳ

Tốc độ phát triển công nghiệp thời kỳ 1950-1960 là 15,9%; từ 1960-1969 là 13,5%. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng từ 4,1 tỷ USD năm 1950 lên 56,4 tỷ USD năm 1969.

Các ngành công nghiệp phát triển và đẩy mạnh

Những ngành công nghiệp then chốt đã tăng lên với nhịp độ nhanh. Mặc dù Nhật hầu như không có mỏ dầu, xong lại đứng đầu các nước tư bản về nhập và chế biến dầu thô. Riêng năm 1971 đã nhập tới 186 triệu tấn dầu thô; công nghiệp sản xuất thép năm 1950 là 4,8 triệu tấn, đến năm 1973 là 117 triệu tấn.

Năm 1960, ngành công nghiệp ô tô của Nhật đứng hàng thứ 6 trong thế giới tư bản và đến năm 1967 vươn lên hàng thứ 2 sau Mỹ.

Công nghiệp đóng tàu đến những năm 1970 chiếm 50% tổng số tàu biển và có sáu trong mười nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới tư bản.

Sự phát triển nhanh của  một số ngành kinh tế lớn đã làm thay đổi nhanh cơ cấu ngành sản xuất của Nhật Bản. Tỷ trọng các ngành nông-lâm-ngư nghiệp giảm đi đáng kể. Thay vào đó là sự tăng trưởng trong ngành công nghiệp, dịch vụ.

Đến nay, Nhật đã vươn lên trở thành “con rồng châu Á” với nền kinh tế phát triển mạnh mẽ

Hiện nay, Nhật Bản đang là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế hàng đầu châu Á và thế giới, được ví như “con rồng châu Á”. Để đáp ứng nhu cầu phát triển nền kinh tế, Nhật đã và đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động từ nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó, Việt Nam là một trong những thị trường chủ lực.

 “Yếu tố” nào đem đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật?

Phát huy vai trò của nhân tố con người

Sự phát triển “thần kỳ” của kinh tế Nhật Bản phải để đến yếu tố đầu tiên là con người. Kế thừa nền giáo dục của thời kỳ trước, từ sau thế chiến thứ hai, Nhật đã phổ cập hệ giáo dục 9 năm. Trên cơ sở đó, người Nhật chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kỹ thuật, công nghệ mới.

Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế- đầu tiên phải kể đến yếu tố con người

Thêm đó, đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật của Nhật Bản khá đông đảo, có chất lượng cao, góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước.

Các nhà quản lý kinh doanh cũng được đánh giá là những người nhạy bén, biết nắm bắt thị trường và đổi mới phương pháp kinh doanh, đem đến những thắng lợi của công ty Nhật trên trường quốc tế.

Duy trì mức tích lũy và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả

“Đất nước mặt trời mọc” được coi là nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong những nước tư bản phát triển. Tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của giai đoạn 1052-1973 khoảng 30-35% thu nhập quốc dân.

Trong đó, tỷ lệ đầu tư vào tư bản cố định trong tổng sản phẩm xã hội của Nhật Bản cao. Đây là một trong những nhân tố quyết định, đảm bảo cho nền kinh tế Nhật phát triển với tốc độ cao.

Về sử dụng vốn, Nhật cũng là một nước sử dụng vốn táo bạo và có hiệu quả. Tại Nhật Bản, nhiều ngân hàng thương mại chấp nhận cho vay đến 95% tổng số vốn. Biện pháp có phần mạo hiểm này tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh doanh.

Những yếu tố quan trọng khác

Bên cạnh đó, còn có những yếu tố khác như:

  • Tiếp cận và ứng dụng nhanh những tiến bộ khoa học – kỹ thuật
  • Chú trọng vai trò điều tiết của kinh tế Nhà nước
  • Mở rộng thị trường trong nước và ngoài nước
  • Kết hợp khéo léo cấu trúc kinh tế hai tầng
  • Đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và các nước khác

Trên đây là một vài nét nổi bật của kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ [1951- 1973]. Hi vọng bài viết đã đem đến chia sẻ hữu ích, giúp bạn hiểu thêm về kinh tế Nhật cũng như tinh thần Nhật Bản.

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

HỖ TRỢ TƯ VẤN TRỰC TUYẾN VÀ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ THAM GIA

HOTLINE: 091.858.2233 [Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS]

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.

18/06/2021 154

A. Vì Nhật Bản có phép màu trong phát triển kinh tế.

B. Vì từ một nước ảnh hưởng nặng nề của Chiến tranh, sau hơn 2 thập kỷ Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ hai trong thế giới TBCN [sau Mĩ].

Đáp án chính xác

C. Vì Nhật Bản nhận được sự giúp đỡ của Mĩ

D. Vì Nhật Bản nhận được sự giúp đỡ của nhiều quốc gia trên thế giới.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Từ đầu những năm 30 của thế kỷ XX, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản đã có hành động gì?

Xem đáp án » 18/06/2021 348

Để bồi dưỡng sức dân, đầu năm 1953, Đảng và Chính phủ đã quyết định phát động quần chúng

Xem đáp án » 18/06/2021 200

Các "Vành đai diệt Mĩ" ở miền Nam xuất hiện sau sự kiện nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 179

Thắng lợi nào của quân dân ta buộc Mĩ phải tuyên bố "Mĩ hóa chiến tranh xâm lược trở lại"

Xem đáp án » 18/06/2021 163

Trong Hội nghị Muy – ních, đại biểu của Tiệp Khắc được mời đến dự nhằm

Xem đáp án » 18/06/2021 152

Vì sao các nước Mĩ Latinh đã giành được độc lập từ thế kỷ XIX nhưng sau Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn tiếp tục đứng lên đấu tranh?

Xem đáp án » 18/06/2021 150

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp, ngoại thương có phát triển hơn giai đoạn trước là do

Xem đáp án » 18/06/2021 145

Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925 là

Xem đáp án » 18/06/2021 143

So với các thuộc địa khác của Pháp và các nước trong khu vực, mức độ khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929 –1933 như thế nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 131

Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc nổi dậy tự vệ của

Xem đáp án » 18/06/2021 130

Mĩ tuyên bố "Phi Mĩ hóa chiến tranh" sau sự kiện nào?

Xem đáp án » 18/06/2021 123

Sản lượng nông nghiệp của Mĩ đến năm 1949 gấp hai lần sản lượng của 5 nước lớn nào dưới đây cộng lại ?

Xem đáp án » 18/06/2021 123

Cho các sự kiện:

1. Pháp gửi tối hậu thư cho Chính phủ ta.

2. Pháp gây ra vụ thảm sát ở phố Hàng Bún.

3. Ta và Pháp ký Hiệp định Sơ bộ.

4. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi được xuất bản.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo thứ tự thời gian.

Xem đáp án » 18/06/2021 120

Qua phong trào dân chủ 1936 –1939, quần chúng đã được giác ngộ về

Xem đáp án » 18/06/2021 117

Cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương từ 1945 đến 1954, chính thức có sự can thiệp của Mĩ từ năm

Xem đáp án » 18/06/2021 116

Video liên quan

Chủ Đề