Giá trị trao đổi của hàng hóa là gì?

Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính  lao động hao phícủa người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá. Để hiểu khái niệm này, phải đi từ sự trao đổi và giá trị trao đổi.

*       Hàng hóa có thể có một hay nhiều giá trị sử dụng hay công dụng khác nhau. Số lượng giá trị sử dụng của một vật không phải ngay một lúc đã phát hiện ra được hết, mà nó được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học – kỹ thuật.

*      Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn vì giá trị sử dụng hay công dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của vật thể hàng hóa quyết định.

*      Giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng [tiêu dùng cho sản xuất, tiêu dùng cho cá nhân], nó là nội dung vật chất của của cải, không kể hình thức xã hội của của cải đó như thế nào.

*     Hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng, hiện đại thì giá trị sử dụng càng cao.

Giá trị hàng hóa:

Một vật, khi đã là hàng hoá thì nhất thiết nó phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ vật gì có giá trị sử dụng cũng đều là hàng hoá. Như vậy, một vật muốn trở thành hàng hóa thì giá trị sử dụng của nó phải là vật được sản xuất ra để bán, để trao đổi, cũng có nghĩa là vật đó phải có giá trị trao đổi. Trong kinh tế hàng hoá, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi. Muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị trao đổi.

+ Giá trị trao đổi:

*     Khái niệm: Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.

*    Ví dụ: 1 m vải = 10 kg thóc

*     Hai vật thể khác nhau có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có cơ sở chung nào đó. Vì các hàng hóa khác nhau về giá trị sử dụng nên không thể lấy giá trị sử dụng để đo lường các hàng hóa. Các hàng hóa khác nhau chỉ có một thuộc tính chung làm cho chúng có thể so sánh được với nhau trong khi trao đổi: các hàng hóa đều là sản phẩm của lao động, sản phẩm của lao động là do lao động xã hội hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Thực chất các chủ thể khi trao đổi hàng hóa với nhau là trao đổi lao động chứa đựng trong hàng hóa. Trong ví dụ trên, giả sử người thợ dệt làm ra được 1 m vải mất 5 giờ, người nông dân làm ra 10 kg thóc cũng mất 5 giờ. Trao đổi 1 m vải lấy 10 kg thóc thực chất là trao đổi 5 giờ lao động sản xuất ra 1 m vải với 5 giờ lao động sản xuất ra 10 kg thóc.

Như vậy, hao phí để sản xuất ra hàng hóa là cơ sở chung của trao đổi gọi là giá trị hàng hóa.

+ Khái niệm: Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá.

+ Đặc trưng của giá trị hàng hóa:

*   Giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hóa.

*    Giá trị là một phạm trù lịch sử, nghĩa là nó chỉ tồn tại ở những phương thức sản xuất có sản xuất và trao đổi hàng hóa.

*    Giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội, tức là quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa. Trong nền kinh tế dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ kinh tế giữa người với người biểu hiện thành quan hệ giữa vật với vật. Hiện tượng vật thống trị mgười gọi là sự sùng bái hàng hóa, khi tiền tệ xuất hiện thì đỉnh cao của sự sùng bái hàng hóa là sự sùng bái tiền tệ.

*    Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị; giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. Giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cũng thay đổi theo.

–   Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa

+ Hàng hoá là sự thống nhất của hai thuộc tính giá trị sử dụng và giá trị. Hai thuộc tính trên đều do cùng một lao động sản xuất ra hàng hóa.

+ Hai thuộc tính của hàng hóa là sự thống nhất của các mặt đối lập. Sự đối lập và mâu thuẫn giữa giá trị sử dụng và giá trị thể hiện ở chỗ: người làm ra hàng hóa đem bán chỉ quan tâm đến giá trị hàng hóa do mình làm ra, nếu họ có chú ý đến giá trị sử dụng cũng chính là để có được giá trị. Ngược lại, người mua hàng hóa lại chỉ chú ý đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nhưng muốn tiêu dùng giá trị sử dụng đó người mua phải trả giá trị của nó cho người bán. Nghĩa là quá trình thực hiện giá trị tách rời quá trình thực hiện giá trị sử dụng: giá trị được thực hiện trước, sau đó giá trị sử dụng mới được thực hiện.

Nhà sáng lập, CEO-Founder của Hiệp Phước Express.

Trân trọng cảm ơn người dùng đã đóng góp vào hệ thống tài liệu mở. Chúng tôi cam kết sử dụng những tài liệu của các bạn cho mục đích nghiên cứu, học tập và phục vụ cộng đồng và tuyệt đối không thương mại hóa hệ thống tài liệu đã được đóng góp.

Many thanks for sharing your valuable materials to our open system. We commit to use your countributed materials for the purposes of learning, doing researches, serving the community and stricly not for any commercial purpose.

KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ GIÁ TRỊ, GIÁ TRỊ SỬ DỤNG, GIÁ TRỊ TRAO ĐỔI VÀ GIÁ CẢ CỦA HÀNG HÓA


Bốn khái niệm [giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi và giá cả] đã có một quá trình lịch sử lâu dài trong kinh tế học và triết học, nghĩa của các khái niệm này cũng được phát triển mở rộng ra. Bất kỳ hàng hoá nào đều có giá trị và giá trị sử dụng. Nếu hàng hóa này được trao đổi ở thị trường thì nó được thêm vào giá trị trao đổi và thường được biểu hiện bằng một lượng tiền nhất định gọi là giá hay giá cả của hàng hóa đó.

1. Giá trị của hàng hoá là một thuộc tính của hàng hoá, đó chính là lao động hao phí của người sản xuất để sản xuất ra nó đã được kết tinh vào trong hàng hoá.

– Giá trị của hàng hoá là giá trị lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó và tính bằng thời gian lao động XH cần thiết.

– Thời gian lao động XH cần thiết là thời gian lao động XH trung bình để sản xuất ra hàng hoá. Thời gian lao động XH cần thiết có thể thay đổi.

– Có ba nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới lượng giá trị của hàng hoá:

+ Thứ nhất, đó là năng suất lao động.

+ Thứ hai, đó là cường độ lao động.

+ Thứ ba là mức độ phức tạp của lao động.

2. Giá trị sử dụng của một vật phẩm là tính chất có ích, công dụng của vật thể đó có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó cho việc sản xuất hoặc cho sự tiêu dùng cá nhân. Giá trị sử dụng được quyết định bởi những thuộc tính tự nhiên và những thuộc tính mà con người hoạt động tạo ra cho nó.

3. Giá trị trao đổi là một quan hệ về số lượng, là tỉ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại hàng hoá này được trao đổi với một giá trị sử dụng khác, trên một cơ sở chung, cái chung đó là  lao động [thời gian lao động và công sức lao động] được chứa đựng trong hàng hoá, đó chính là cơ sở giá trị của hàng hoá.

Định lượng giá trịTỷ lệ trao đổi tùy thuộc rất nhiều yếu tố:lao động hao phí của người sản xuất ,vị thế, độ bức xúc nhu cầu,thói quen tâm lý, quy định xã hội v.v., vì thế tỷ lệ trao đổi sẽ là ngẫu nhiên nhưng mang tính ổn định nhất định.

4. Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó.

Giá cả của hàng hoá nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị.

– Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó,

– Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu.

– Giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung cao hơn cầu.

Giá cả của một mặt hàng phụ thuộc vào:

– Giá trị của bản thân hàng hoá đó: tức là số thời gian và công sức lao động làm ra nó.

– Giá trị của đồng tiền

– Quan hệ cung và cầu cầu về hàng hoá.

5. Giá trị thị trường: "Giá trị thị trường của một tài sản là mức giá ước tính sẽ được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá, giữa một bên là người mua sẵn sàng mua và một bên là người bán sẵn sàng bán, trong một giao dịch mua bán khách quan và độc lập, trong điều kiện thương mại bình thường".

6. Thuyết số lượng tiền tệ:

Giá trị của Tiền tệ: Giá trị của tiền tệ là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được bằng một đơn vị của tiền tệ. Nói một cách khác giá trị của tiền tệ là nghịch đảo của giá cả hàng hóa. Tiền tệ có giá trị không phải vì nó có giá trị tự thân mà vì những gì tiền tệ có thể trao đổi được

– Giá cả của tiền tệ chính là lãi suất, nói một cách khác, giá cả của tiền tệ là số tiền mà người ta phải trả cho cơ hội được vay nó trong một khoảng thời gian xác định

– Thuyết số lượng tiền tệ là lí thuyết về quan hệ giữa lưu lượng tiền tệ và mức giá cảnói chung. Trong tình hình các điều kiện khác không thay đổi thì:

+ Mức giá cả hàng hoá và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ thuận,

+ Giá trị tiền tệ và số lượng tiền tệ biến đổi theo tỉ lệ nghịch.

Do vậymức giá cả của hàng hoá và giá trị của tiền tệ là do số lượng tiền tệ trong lưu thông quyết định.

Có hai cách diễn giải thuyết số lượng tiền tệ:

1] Phương trình cân đối tiền mặt      :   M= k*Y*P 

2] Phương trình Fisher [khi  V = 1/k]:    M*V=Y*P

· M là lượng cung về tiền mặt;

· P là mức giá chung của nền kinh tế;

· Y là thu nhập [GDP] thực tế của toàn bộ nền kinh tế;

· k là tỷ lệ thu nhập được giữ ở dạng tiền mặt.

· t là thời gian.

· V là tốc độ quay vòng của tiền mặt

Thế nghĩa là khi Y và k [V] cố định, tỷ lệ lạm phát sẽ đúng bằng tốc độ tăng cung tiền.

7. Qui luật giá trị: Quy luật giá trị đòi hỏi sản xuất và trao đổi hàng hoá phải được thực hiện phù hợp với chi phí lao động xã hội cần thiết.

8. Qui luật cung cầu: Theo quy luật này, cung là một hàm số gia tăng của giá: lượng cung và giá tăng giảm  tỉ lệ thuận với nhau; cầu là hàm số suy giảm của giá: lượng cầu và giá tăng giảm  tỉ lệ nghịch với nhau.

9. Qui luật cạnh tranh: Theo quy luật này Mỗi người sản xuất hàng hoá và những người tham gia thị trường khác đều cố gắng giành được những điều kiện có lợi nhất trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ cũng như trong việc sử dụng tiền vốn.

SOURCE: DINHGIA.COM.VN – THÔNG TIN VỀ TÁC GIẢ CHƯA ĐƯỢC CẬP NHẬT

Trích dẫn từ:

//dinhgia.com.vn/?artid:291:Khai-niem-co-ban-ve-gia-tri,-gia-tri-su-dung,-gia-tri-trao-doi-va-gia-ca-cua-hang-hoa.html

Video liên quan

Chủ Đề