Bài tập tình huống luật phá sản có đáp án năm 2024

Môn Pháp luật chưa bao giờ là một môn dễ. Có quá nhiều dạng bài tập, nhiều kiến thức gây tranh cãi. Vậy nên, để chắc chắn đậu trong kỳ thi lấy chứng chỉ hành nghề kế toán [APC] năm 2020, bạn cần luyện tập thật nhiều các dạng đề. Đặc biệt, dạng bài tập phá sản, xuất hiện khá thường xuyên trong các năm.

Bài tập về luật phá sản thường đưa ra tình huống về 1 doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán.

Câu hỏi sẽ xoay quanh 4 giai đoạn:

1, Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

2, Thụ lý hồ sơ

3, Họp hội nghị chủ nợ

4, Thanh lý tài sản

Yêu cầu cụ thể:

– Xác định khi nào một công ty lâm vào tình trạng phá sản?

– Xác định chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp?

– Xác định tòa án có thẩm quyền thụ lý yêu cầu mở thủ tục phá sản? Có quyền ra quyết định mở thủ tục phá sản?

– Xác định thứ tự thực hiện phân chia giá trị tài sản còn lại?

– Xem xét tính hợp pháp của giao dịch thanh toán nợ sau khi tòa án quyết định mở thủ tục phá sản?

– Xem xét tính hợp pháp của hành vi thanh toán nợ trước khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở tục phá sản?

– Chỉ ra các biện pháp khẩn cấp, tạm thời / biên kê, nêm phong tài sản có thể áp dụng?

Quy trình làm bài:

[1] Đưa ra các giả thuyết cần thiết -> [2] Xác định và nêu ra cơ sở pháp lý cần áp dụng -> [3] Đưa ra kết luận

Bài tập:

Ngày 3/9/2019, tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH Xuân Phát.

Xuân Phát có trụ sở tại tỉnh Nam Định do bà Mỹ làm giám đốc và là đại diện pháp luật.

Ngày 3/10/2019, tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đưa ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty TNHH Xuân Phát.

Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, tổ quản lý, thanh lý tài sản phát hiện trước khi tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty Xuân Phát, công ty này đã thực hiện 1 số hành vi sau:

Ngày 15/5/2019: thanh toán 300 triệu [nợ chưa đến hạn] cho công ty Thu Hè có trụ sở tại Thanh Hóa do em gái bà Mỹ làm giám đốc.

Ngày 5/9/2019: thanh toán 1 tỷ [nợ không đảm bảo và đã đến hạn] cho công ty Thu Đông có trụ sở tại Thái Bình.

Yêu cầu:

1, Các hành vi mà công ty Xuân Phát đã thực hiện là hợp pháp hay bất hợp pháp?

2, Công ty Xuân Phát đã bảo lãnh cho công ty Lộc Phát do em trai bà Mỹ vay 1 tỷ tại chi nhánh ngân hàng M tại tỉnh Nam Định.

Khoản vay này đã đến hạn trả nhưng công ty Lộc Phát không thanh toán mặc dù làm ăn có lãi.

Khi tòa án mở thủ tục phá sản đối với công ty Xuân Phát, chi nhánh ngân hàng M tại tỉnh Nam Định đề nghị được thanh toán khoản vay 1 tỷ bằng tài sản thế chấp phát sinh từ hợp đồng bảo lãnh của công ty Xuân Phát.

Nội dung Text: Bài tập Phá sản [Có đáp án]

  1. BÀI TẬP PHÁ SẢN BÀI TẬP 1 Công ty TNHH Hoa Mai có 3 thành viên A, B và C. Trong đó A nắm giữ 40% vốn điều lệ, B nắm 35% và C nắm 25%. Cty bị chủ nợ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tính đến thời điểm TAND tỉnh K ra quyết định áp dụng thủ tục thanh lý tài sản đối với Cty thì tài sản của CTy TNHH Hoa Mai hiện chỉ còn khoảng 20 tỉ đồng. Cty còn các khoản nợ như sau: ­Nợ ngân hàng T : 3,5 tỉ trong đó có 3 tỉ có bảo đảm. ­Nợ ngân hàng V : 2,5 tỉ trong đó có 1,8 tỉ có bảo đảm. ­Nợ lương công nhân : 2,3 tỉ ­Nở chủ nợ D : 1 tỉ ­Nợ E 3 tỉ trong đó có 2,5 tỉ là có bảo đảm ­Nợ P 3,3 tỉ ­Nợ công ty quảng cáo 0,8 tỉ ­Nợ dịch vụ logistic 0,5 tỉ ­Nợ thuế 0,5 tỉ ­Nợ chủ nợ G 2,5 tỉ có bảo đảm 1,2 tỉ ­Chi phí phá sản là 0,1 tỉ Hãy giải quyết phá sản và phân chia tài sản của Cty Hoa Mai. Nợ có đảm bảo: 8,5 tỉ ­> còn 11,5 tỉ ­Nợ ngân hàng T : 3 tỉ có bảo đảm. ­Nợ ngân hàng V : 1,8 tỉ có bảo đảm. ­Nợ E 2,5 tỉ là có bảo đảm ­Nợ chủ nợ G bảo đảm 1,2 tỉ Chi phí phá sản là 0,1 tỉ ­> còn 11,4 tỉ Nợ lương công nhân : 2,3 tỉ ­> còn 9,1 tỉ Nợ công ty quảng cáo 0,8 tỉ ­> còn 8,3 tỉ Nợ ko đảm bảo: 9,1 tỉ ­> còn 11,5 tỉ ­Nợ ngân hàng T : 0,5 tỉ ­Nợ ngân hàng V :0,7 tỉ ­Nở chủ nợ D : 1 tỉ ­Nợ E 0,5 tỉ ­Nợ P 3,3 tỉ ­Nợ công ty quảng cáo 0,8 tỉ ­Nợ dịch vụ logistic 0,5 tỉ ­Nợ thuế 0,5 tỉ ­Nợ chủ nợ G bảo đảm 1,3 tỉ Vì Số tiền còn lại của cty bằng với số nợ ko đảm bảo nên thanh toán đúng số nợ của cty đối với từng chủ nợ. BÀI TẬP 2
  2. CTCP A, kinh doanh chế biến thủy sản, được thành lập năm 1999 có trụ sở chính tại thành phố X tỉnh Y. Sau 5 năm hoạt động, công ty gặp khó khăn và không có khả năng thanh toán nợ đến hạn khi các chủ nợ có yêu cầu. Số nợ tính đến tháng 12.2004 lên tới 3 tỷ đồng. Một số chủ nợ của công ty [trong đó có ông M là chủ nợ lớn của công ty, chiếm 50% tổng số nợ] đã làm đơn đến TAND tỉnh Y yêu cầu giải quyết thủ tục phá sản công ty A. Trong quá trình giải quyết đã phát sinh các sự kiện sau: 1.Ngày 20.12.2004 TAND tỉnh Y thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục giải quyết phá sản đối với công ty A. Sau khi thụ lý đơn, vì thấy công ty có dấu hiệu tẩu tán tài sản nên Thẩm phán đã ra quyết định số 01/QĐ ngày 25.12.2004 về việc “ kê biên toàn bộ tài sản của công ty A” và sau đó, ngày 10.1.2005 đã ra quyết định số 02/QĐ mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản đối với công ty A. 2.Trong quá trình giải quyết, phát hiện Ban Giám đốc công ty A đã thanh toán cho công ty B là đối tác quan hệ [có hợp đồng cụ thể] số tiền là 700 triệu đồng vào ngày 20.10.2004 [ giá trị hợp đồng là 500triệu] 3.Thẩm phán ra quyết định số 03/QĐ ngày 15.2.2005 tuyên bố giao dịch vô hiệu. 4.Trong quá trình giải quyết, chủ nợ M [chủ nợ có số nợ lớn nhất] đã tự nguyện rút lại đơn yêu cầu giải quyết thủ tục phá sản. Thẩm phán đã ra quyết định số 04/QĐ ngày 25.3.2005] đình chỉ thủ tục phá sản. Hãy nêu quan điểm của bạn về:  Điều kiện yêu cầu tuyên bố phá sản?  Đối tượng nộp đơn có hợp pháp không?  Việc giải quyết của Tòa án: + Thẩm quyền giải quyết đúng hay sai? + Tính hợp pháp của các Quyết định của Tòa án:  QĐ 01 về kê biên tài sản  QĐ 02 mở thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản?  QĐ 03 về tuyên bố giao dịch vô hiệu?  QĐ 04 về đình chỉ thủ tục phá sản? ĐÁP ÁN 1. Điều kiện để Tòa thụ lý thỏa mãn vì công ty A lâm vào tình trạng phá sản, không thanh toán được nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu. [Điều 3 Luật phá sản] 2. Chủ nợ: cần làm rõ là chủ nợ có bảo đảm, có bảo đảm một phần hay là chủ nợ không có bảo đảm, vì chỉ có chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ
  3. nợ không có bảo đảm mới có quyền nộp đơn yêu cầu tòa tuyên bố phá sản doanh nghiệp. [Điều 13 Luật phá sản] 3. Thẩm quyền giải quyết của Tòa: Tòa tỉnh Y thụ lý giải quyết là đúng thẩm quyền. 4. Quyết định 01: Đúng, do tố tụng dân sự được áp dụng trong trình tự giải quyết vụ phá sản nên trường hợp này tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để đảm bảo việc thanh toán nợ cho các chủ nợ sau này. QĐ 01 có thể được ban hành trước QĐ 02, miễn là sau khi có quyết định thụ lý vụ tuyên bố phá sản. [Điều 55 Luật phá sản] 5. QĐ 02: đúng, sau khi tòa đã xác định công ty A lâm vào tình trạng phá sản, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. 6. QĐ 03: Đúng. Theo Điều 43 Luật phá sản: “Các giao dịch sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản đượ c thực hiện trong kho ảng th ời gian ba tháng trướ c ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu: a] Tặng cho động sản và bất động sản cho người khác; b] Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia;” Ngày 20.12.2004 Tòa thụ lý đơn, tính đến ngày 20.10.2004 là trước đó 2 tháng. 7. QĐ 04: Không đúng. Vì một số chủ nợ nộp đơn mà chỉ có ông M rút đơn. [Điều 67 Luật phá sản] ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­.

Chủ Đề