Chủ nhân biệt thự cổ 110-112 võ văn tần năm 2024

[ĐTTCO] - Bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX không kê biên căn biệt thự cổ số 110-112 đường Võ Văn Tần [quận 3, TPHCM] vì đây là biệt thự cổ cần trùng tu để bảo tồn di tích.

Sáng 15-3, phiên tòa xét xử vụ án Trương Mỹ Lan và các đồng phạm làm rõ các vấn đề dân sự trong vụ án. Cụ thể, HĐXX đã làm rõ các nội dung liên quan đến tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan. Trong đó có căn biệt thự cổ tại địa chỉ 110-112 đường Võ Văn Tần.

Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX không kê biên căn biệt thự cổ Võ Văn Tần. Ảnh: CAO THĂNG

Trả lời HĐXX về tài sản trên, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết, gia đình bị cáo mua căn biệt thự này với giá khoảng 700 tỷ đồng [35 triệu USD]. Biệt thự này thuộc diện biệt thự cổ cần bảo tồn di tích và trước đó gia đình bị cáo vẫn đang thực hiện.

Bị cáo Trương Mỹ Lan đề nghị HĐXX không kê biên tài sản này vì đây là biệt thự cổ cần trùng tu để bảo tồn di tích; trả lại cho người thân gia đình bị cáo Trương Mỹ Lan để sửa chữa, bảo tồn di tích cho Việt Nam.

Ngoài ra như Báo SGGP đã thông tin, bị cáo Trương Mỹ Lan cũng đề nghị bán tòa nhà Capital Place ở 29 Liễu Giai [quận Ba Đình, Hà Nội], khách sạn Daewoo và nhiều tài sản khác để khắc phục hậu quả.

Căn biệt thự cổ 110-112 Võ Văn Tần được xây dựng vào những năm 1920 trên khu đất có diện tích 2.800m². Lúc đầu, căn biệt thự có tên là Biệt thự Phương Nam do ông Nguyễn Văn Nhiều là chủ nhân, sau đó thuộc về 2 người là Đặng Kim Chi và Nguyen Kim Sa Dang. Cuối năm 2015, Công ty Minerva mua lại căn biệt thự trên với giá 35 triệu USD.

Căn biệt thự được xây dựng trên khu đất 2.819m2 theo kiến trúc Pháp cổ, là nhà cấp 2, 3 gồm 2 tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng là hơn 2.000m2. Khi thị trường bất động sản sôi động, căn biệt thự trên đã được rao bán với giá 47 triệu USD.

Toàn cảnh căn biệt thự cổ 110-112 Võ Văn Tần trước khi trùng tu. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Sau khi mua lại căn biệt thự, Trương Mỹ Lan đã cho trùng tu lại theo nguyên bản vào năm 2019. Sở Xây dựng TPHCM đã cấp phép xây dựng cho Công ty Stonewest Limited của Singapore là nhà thầu của công trình.

Do căn biệt thự cổ nằm trong danh sách được bảo tồn nên chủ công trình chỉ được trùng tu, sửa chữa nguyên trạng mà không được xây dựng mới.

Dự kiến, tòa nhà sẽ được hoàn thành vào cuối năm nay. Tuy nhiên, khi gần hoàn thành thì dự án phải dừng thi công.

Căn biệt thự cổ 3 mặt tiền đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Diệu giữa trung tâm quận 3, TPHCM vẫn luôn là đề tài gây tò mò cho giới buôn bán bất động sản cũng như người dân thành phố. Nếu như trước đây, căn nhà thu hút sự chú ý về giá chuyển nhượng "khét lẹt", lên tới 35 triệu USD [khoảng 700 tỷ đồng] thì nay, người ta quan tâm tới số phận của nó sau khi các lãnh đạo Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bị bắt.

Căn biệt thự rộng gần 3.000m2 từng có tên là Biệt thự Phương Nam, tọa lạc tại số 110-112 Võ Văn Tần, quận 3 [quận tập trung nhiều biệt thự nhất TPHCM với hơn 800 căn trên tổng số hơn 1.200 căn]. Chủ sở hữu đứng tên tài sản là 2 bà Đặng Kim Chi [sinh năm 1938] và Nguyễn Kim Sa Dang [quốc tịch Mỹ, sinh năm 1934].

Căn biệt thự triệu USD có tên mới là The Villa đang trong quá trình tu sửa, bảo tồn [Ảnh: Kim Ngọc].

Tòa nhà có 3 lối vào: Hai cổng chính trên đường Võ Văn Tần và một cổng phụ trên đường Bà Huyện Thanh Quan. Không gian sử dụng bao gồm 2 tầng lầu với tổng diện tích sàn xây dựng hơn 2.500m2, được thiết kế theo hướng Bắc - Nam theo trình tự của từng khối công trình. Phần chính của ngôi nhà rộng 990m2, bao gồm 16 phòng.

Vào năm 2013, khi thị trường bất động sản diễn ra sôi động, căn biệt thự trên 100 tuổi này được rao bán với giá 47 triệu USD. Nhưng đến năm 2015, giao dịch mới được chốt thành công với giá trị 35 triệu USD [khoảng hơn 700 tỷ đồng theo tỷ giá giai đoạn đó]. Bên mua là Công ty cổ phần Minerva.

Được thành lập chỉ vài tháng trước khi mua căn biệt thự Minerva có 3 cổ đông sáng lập là bà Mary Chu Yuet Fan [Chu Duyệt Phấn] nắm giữ 80% cổ phần, bà Trương Huệ Vân nắm 10% và ông Trương Lập Hưng nắm 10%. Trong đó, bà Chu Duyệt Phấn là con gái bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Hai cổ đông còn lại là cháu ruột bà Lan, đồng thời có cổ phần tại Vạn Thịnh Phát.

Có thể thấy, căn biệt thự đã được trùng tu khá cẩn thận, tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ nhất. Phần mái vòm đã được thay mới, sơn lớp sơn mới. [Ảnh: Kim Ngọc].

Thời điểm Minerva mua căn biệt thự từng khiến giới chuyên gia hoài nghi. Bởi căn biệt thự nằm trong diện bảo tồn nên chủ đầu tư không thể phá dỡ, xây mới. Vì vậy, không ít người băn khoăn về mục đích Minerva bỏ ra 35 triệu USD để mua biệt thự.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM [HoREA], nói căn biệt thự không chỉ đắt đỏ về tiền bạc mà còn có giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mang bản sắc riêng biệt trong thời kỳ mà Việt Nam tiếp nhận văn hóa phương Tây, cụ thể là nước Pháp. "Mua căn biệt thự này không nhằm ý nghĩa buôn bán bất động sản thông thường, tôi cho rằng việc khẳng định vị thế của gia tộc, sự thành đạt của gia tộc mới là mục đích chính. Đây cũng là một cách khẳng định đẳng cấp, đánh bóng tên tuổi đối với thị trường bất động sản", ông Châu nhấn mạnh.

Đang trùng tu thì... dừng lại

Đầu năm 2019, UBND TPHCM đã chấp thuận cho Minerva trùng tu căn biệt thự này. Công ty Stonewest Limited của Singapore là nhà thầu của công trình. Trước đó, trong 3 năm, Minerva đã thuê một đội chuyên gia nước ngoài tham gia khảo sát nhằm đánh giá toàn diện nguồn gốc các vật liệu, kiến trúc xây dựng, đưa ra kế hoạch sửa chữa cho các cơ quan chức năng thẩm định.

Theo đó, nhóm trùng tu sẽ phá bỏ những dãy nhà xung quanh được xây dựng sau này, sau đó sẽ trùng tu tòa nhà chính, hội trường âm nhạc, các nhà phụ, vườn, 3 cổng vào và hàng rào. Thời gian trùng tu dự kiến hoàn thành vào ngày 1/10/2020.

Lớp tường bao bên ngoài ngăn cách với cổng phụ trên đường Bà Huyện Thanh Quan. Từ bên ngoài nhìn vào có thể thấy, khuôn viên biệt thự vẫn ngổn ngang vật liệu xây dựng [Ảnh: Kim Ngọc].

Tuy nhiên, việc trùng tu đã không được hoàn thành đúng theo kế hoạch. Biến cố xảy ra, bà Trương Mỹ Lan, bà Trương Huệ Vân bị bắt vào tháng 10/2022. Công trình cũng dừng thi công từ thời điểm đó.

Hiện tại, tất cả cổng ra vào công trình đều cửa đóng then cài. Bên trong biệt thự không còn công nhân làm việc, hiện trường ngổn ngang. Theo quan sát từ bên ngoài, biệt thự đã được trùng tu cơ bản các hạng mục như mái nhà, sơn sửa tường... Bên ngoài biệt thự, người dân đã trưng dụng làm bãi giữ xe, bán hàng ăn. Một phần khác trở thành nơi xả rác.

"Nghe họa tiết kể chuyện thời gian" là dòng chữ được truyền tải bên ngoài các bức tường của biệt thự. Kèm theo đó là các hình ảnh chụp lại từ các họa tiết nổi bật bên trong tòa nhà, có đính kèm chú thích [Ảnh: Kim Ngọc].

Từng được kỳ vọng sau trùng tu, công trình có thể phục hồi hoàn toàn sự lộng lẫy như thiết kế ban đầu, là một trong những công trình lịch sử quan trọng ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi các lãnh đạo Vạn Thịnh Phát vướng vào vòng lao lý, số phận biệt thự này ra sao còn là dấu hỏi.

Chủ Đề