Vãng sanh cực lạc nghĩa là gì năm 2024

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa Vãng sanh. Ý nghĩa của từ Vãng sanh theo Tự điển Phật học như sau:

Vãng sanh có nghĩa là:

(徃生): sau khi mạng chung sanh vào thế giới khác; thông thường từ này được dùng thay thế cho từ “chết”. Nếu nói về nghĩa rộng, vãng sanh có nghĩa là thọ sanh vào Ba Cõi, Sáu Đường cũng như Tịnh Độ của chư Phật; nhưng sau khi thuyết Di Đà Tịnh Độ (彌陀淨土) trở nên thịnh hành, từ này chủ yếu ám chỉ thọ sanh về thế giới Cực Lạc (s: Sukhāvatī, 極樂). Vãng sanh được chia làm 3 loại: (1) Cực Lạc Vãng Sanh (極樂徃生), căn cứ vào thuyết của Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經), Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經) và A Di Đà Kinh (阿彌陀經); tức là xa lìa thế giới Ta Bà (s, p: sahā, 娑婆), đi về cõi Cực Lạc Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà ở phương Tây, hóa sanh trong hoa sen của cõi đó. (2) Thập Phương Vãng Sanh (十方徃生), căn cứ vào thuyết của Thập Phương Tùy Nguyện Vãng Sanh Kinh (十方隨願徃生經), tức vãng sanh về các cõi Tịnh Độ khác ngoài thế giới của đức Phật A Di Đà. (3) Đâu Suất Vãng Sanh (兜率徃生), y cứ vào thuyết của Di Lặc Thượng Sanh Kinh (彌勒上生經) cũng như Di Lặc Hạ Sanh Kinh (彌勒下生經); có nghĩa rằng Bồ Tát Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒) hiện đang trú tại Nội Viện Đâu Suất (s: Tuṣita, p: Tusita, 兜率), đến 16 ức 7 ngàn vạn năm sau, Ngài sẽ giáng sanh xuống cõi Ta Bà để hóa độ chúng sanh. Người tu pháp môn này sẽ được vãng sanh về cung trời Đâu Suất, tương lai sẽ cùng Bồ Tát Di Lặc xuống thế giới Ta Bà. Phần nhiều hành giả Pháp Tướng Tông (法相宗) đều tu theo pháp môn này. Ngoài ra, còn có các tín ngưỡng vãng sanh khác như người phụng thờ đức Phật Dược Sư (s: Bhaiṣajyaguru, 藥師) thì sẽ được vãng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly (淨瑠璃) của Ngài; người phụng thờ Bồ Tát Quán Thế Âm (s: Avalokiteśvara, 觀世音) thì được vãng sanh về cõi Bổ Đà Lạc Ca (s: Potalaka, 補陀洛迦); người tín phụng đức Phật Thích Ca (s: Śākya, p: Sakya, 釋迦) thì được sanh về Linh Thứu Sơn (靈鷲山); người tín phụng Hoa Nghiêm Kinh (s: Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 華嚴經) thì được vãng sanh về Hoa Tạng Giới (華藏界); tuy nhiên, các tín ngưỡng này rất ít, nên vẫn chưa hình thành tư trào. Như đã nêu trên, Cực Lạc Vãng Sanh và Đâu Suất Vãng Sanh là hai dòng tư tưởng chủ lưu của Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, v.v. Đối với Tam Luân Tông, Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Thiền Tông, v.v., Cực Lạc Vãng Sanh là phương pháp tự lực thành đạo. Riêng đối với Tịnh Độ Tông, tư tưởng này nương vào sự cứu độ của đức giáo chủ Di Đà làm con đường thành Phật, nên được gọi là Tha Lực Tín Ngưỡng. Còn Đâu Suất Vãng Sanh là tư tưởng thích hợp đối với Pháp Tướng Tông, được xem như là pháp môn phương tiện tu đạo. Tại Nhật Bản, trong Tây Sơn Tịnh Độ Tông (西山淨土宗) có lưu hành 2 thuyết về vãng sanh là Tức Tiện Vãng Sanh (卽便徃生) và Đương Đắc Vãng Sanh (當得徃生). Tịnh Độ Chơn Tông thì chủ trương thuyết Hóa Sanh (化生) vãng sanh về Chân Thật Báo Độ (眞實報土), và Thai Sanh (胎生) vãng sanh về Phương Tiện Hóa Độ (方便化土), v.v. Một số tác phẩm của Trung Quốc về tư tưởng vãng sanh như An Lạc Tập (安樂集, 2 quyển) của Đạo Xước (道綽, 562-645) nhà Đường, Vãng Sanh Luận Chú (徃生論註, còn gọi là Tịnh Độ Luận Chú [淨土論註], 2 quyển) của Đàm Loan (曇鸞, 476-?) thời Bắc Ngụy, v.v. Về phía Nhật Bản, cũng có khá nhiều thư tịch liên quan đến tư tưởng này như Vãng Sanh Thập Nhân (徃生拾因, 1 quyển) của Vĩnh Quán (永觀); Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集) của Nguyên Tín (源信); Nhật Bản Vãng Sanh Cực Lạc Ký (日本徃生極樂記) của Khánh Tư Bảo Dận (慶滋保胤); Tục Bản Triều Vãng Sanh Truyện (續本朝徃生傳) của Đại Giang Khuông Phòng (大江匡房); Thập Di Vãng Sanh Truyện (拾遺徃生傳), Hậu Thập Di Vãng Sanh Truyện (後拾遺徃生傳) của Tam Thiện Vi Khang (三善爲康); Tam Ngoại Vãng Sanh Truyện (三外徃生傳) của Liên Thiền (蓮禪); Bản Triều Tân Tu Vãng Sanh Truyện (本朝新修徃生傳) của Đằng Nguyên Tông Hữu (藤原宗友); Cao Dã Sơn Vãng Sanh Truyện (高野山徃生傳) của Như Tịch (如寂), v.v. Thần chú trì tụng để được vãng sanh về cõi Tịnh Độ là Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sanh Tịnh Độ Đà La Ni (拔一切業障根本得生淨土陀羅尼), còn gọi là Vãng Sanh Quyết Định Chơn Ngôn (徃生決定眞言) hay Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú (徃生淨土神呪). Trong Tịnh Độ Chứng Tâm Tập (淨土證心集) của Vạn Liên Pháp Sư (卍蓮法師) nhà Thanh có câu: “Tam Giáo đồng nguyên, thống Nho Thích Đạo, câu kham niệm Phật, nhất tâm quy mạng, cụ Tín Nguyện Hạnh, tận khả vãng sanh (三敎同源、統儒釋道、俱堪念佛、一心歸命、具信願行、盡可徃生, Ba Giáo cùng gốc, cả Nho Thích Đạo, đều chung Niệm Phật; một lòng quy mạng, đủ Tín Nguyện Hạnh, thảy được vãng sanh).”

Trên đây là ý nghĩa của từ Vãng sanh trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Cảm ơn bạn đã truy cập Tự điển Phật học online trên trang nhà.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

vạ va chạm vạ lây vạ miệng vạc vác vạc dầu vái vãi vài

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

Vãng sanh là ai?

Vãng sanh về cõi Tây phương có nghĩa là thoát khỏi sanh tử luân hồi. Đức Phật Thích Ca dạy rằng không có một chỗ nào nhỏ bằng đầu cây kim trên quả đất này mà không phải là nơi chôn thây của Ngài khi hành Bồ-tát đạo. Và Ngài đã trải qua vô lượng kiếp tu hành như thế mới thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Về miền Cực Lạc là gì?

Còn gọi là an lạc quốc, một cõi chỉ toàn các điều vui và thanh tịnh mà không có sự bi ai, khổ não hoặc luân hồi. Đây là một bài viết bách khoa có tên Cực lạc. Về nghĩa của từ này, xem Cực lạc tại Wiktionary.

Trợ niệm là gì?

Trợ niệm là công việc giúp người sắp lâm chung khơi dậy câu Phật hiệu, hướng tâm cầu sinh về cõi Phật, tức là giúp cho chúng sinh đó thành Phật. Ban trợ niệm ra đời dựa trên tinh thần “Ban vui cứu khổ” nghĩa là vận dụng lòng từ, không muốn nhìn thấy chúng sinh khốn khổ lúc lâm chung, đọa lạc vào ba đường ác.

Siêu sinh Tịnh độ có nghĩa là gì?

Định nghĩaThoát vòng sống chết, tới nơi sung sướng, theo Phật giáo.