Value trong vẽ là gì

Định nghĩa: Trong nghệ thuật, giai điệu đề cập đến mức độ nhẹ nhàng hoặc bóng tối của một khu vực. Giai điệu thay đổi từ màu trắng sáng của nguồn ánh sáng thông qua sắc thái của màu xám đến các bóng đen sâu nhất. Cách chúng ta cảm nhận được tông màu của vật thể phụ thuộc vào độ sáng bề mặt thực sự của nó hoặc bóng tối, màu sắc, và kết cấu, nền và ánh sáng. Tone có thể được sử dụng rộng rãi ['tone toàn cầu'] để biểu thị các mặt phẳng chính của một vật thể; các nghệ sĩ hiện thực sử dụng 'giai điệu địa phương' để biểu thị chính xác những thay đổi tinh tế trong máy bay.

Các mục từ điển đôi khi sử dụng âm điệu xác định hoặc đề cập đến màu sắc, nhưng nghệ sĩ sử dụng màu sắc hoặc sắc độ để chỉ chất lượng này, thích sử dụng tông màu, giá trị âm hoặc giá trị để mô tả ánh sáng hoặc bóng tối. 'Giá trị' của chính nó có xu hướng được sử dụng bởi những người nói tiếng Anh Bắc Mỹ, trong khi những người nói tiếng Anh sử dụng tiếng Anh.

Cách phát âm: tone [long o, rhymes with bone]

Còn được gọi là: giá trị, bóng râm

Ví dụ: "Trên một nhạc cụ, bạn bắt đầu từ một giai điệu. Trong bức tranh, bạn bắt đầu từ một số. Vì vậy, bạn bắt đầu với màu đen và phân chia thành màu trắng ..." - Paul Gauguin

Moko's story

Học vẽ là học quan sát. Độ đậm nhạt [Value]  là yếu tố quan trọng nhất của bức tranh tả thực. Độ đậm nhạt trên tranh là các mức độ sắc xám khác nhau, được tạo ra bằng nhiều phương pháp, ví dụ như khi bạn vẽ các đường gạch có độ khít khác nhau hay lực nhấn của bút chì.

Đường thẳng trở thành đánh bóng

Đánh bóng [Shading] là để chỉ nhiều mức độ chuyển màu xám [hay độ đậm nhạt] trong bức vẽ giúp tranh có hiệu ứng không gian 3 chiều. Khi đánh bóng bạn có thể dùng đường cong, đường thẳng; nét dài, ngắn; đậm, nhạt hay kết hợp nhiều loại đường nét có độ dài khác nhau.

Hatching [Vẽ gạch] là vẽ nhiều đường thẳng gần khít nhau để tạo nên hiệu ứng đậm nhạt.

Cross-hatching [Vẽ gạch chéo] là vẽ nhiều đường thẳng…

View original post 891 more words

15/12/2017

4. Vẽ bằng cọ đầu lớn

Chúng ta học vẽ hay cụ thể hơn là digital painting để thể hiện những gì chúng ta suy nghĩ. Nhưng cho dù cho hình ảnh trong đầu ta có hoàn chỉnh đến thế nào, việc xuất chúng ra giấy là cả một quá trình dài gồm nhiều bước tuần tự. Và chính điều này tạo ra một vấn đề khó chịu. Giả dụ tôi muốn vẽ một con rồng hoành tráng, tôi phải bắt đầu từ đâu đây? Vẽ cánh hay vẽ đôi mắt trước? Còn bộ vảy thì sao? Khi nào mới nên tô màu? Chúng ta thường bị các chi tiết nhỏ chi phối, rồi sa đà vào việc “tỉa tót” mà quên mất tổng thể bức tranh.

Giải pháp cho vấn đề này là điều chỉnh mật độ chi tiết. Đầu tiên bạn vẽ hình lớn [hình tổng thể] với thật ít chi tiết, sau đó bạn đi sâu vào vùng nhỏ hơn với các chi tiết vừa phải, rồi sâu hơn [chi tiết hơn]. Điều này giúp bạn dàn trải đều cho toàn bức tranh và tránh được chuyện con rồng cực kì chi tiết ở cái đầu nhưng phần chân cẳng thì mới lèo khoèo vài nét phác.

Vì thế khi bắt đầu bài vẽ, đừng phí thời gian để lựa cọ, cứ chọn đại một cây, chỉnh đầu cọ thật to [để hạn chế tỉa chi tiết] và vẽ thôi!

Bài tập này khá ngắn. Chỉ cần ngay từ bây giờ, bạn hãy tập thói quen bắt đầu những bức tranh của bạn với một cây cọ đầu lớn. Sử dụng nó để hình thành nên bức tranh lớn, và nó không mất nhiều thời gian nên nếu bạn không ưng ý, bạn có thể chỉnh sửa rất nhanh hoặc vẽ cái khác. Phương pháp này cho bạn một cơ hội để đánh giá thật kĩ  tổng thể trước khi đầu tư quỹ thời gian vào chi tiết.

5. Lên sáng tối mà không có nguồn sáng trực tiếp

Khi mới học về bóng đổ và ánh sáng, bạn thường bắt đầu bằng việc chọn một nguồn sáng có hướng, sau đó bắt đầu lên sáng tối cho vật thể. Tuy nhiên trong thực tế, bạn sẽ thấy các vật thể rất ít khi được hứng sáng bởi chỉ một nguồn sáng có hướng rõ rệt. Các vật thể thực thường bị bao trùm trong không gian ánh sáng “lờ nhờ”, loại ánh sáng mà tới từ mọi phía, bị mọi thứ phản chiếu và hắt đi “lung tung”, cho ra cảm giác một không gian mà ánh sáng ở khắp nơi.

Nếu bạn muốn lên sáng tối cho vật thể một cách tự nhiên như đời thực, bạn phải làm chủ được phương pháp này. Thực ra nó khá đơn giản một khi bạn đã hiểu.

Để thực hành bài tập này, bạn cần biết một quy luật đơn giản. Chúng ta thường lên sáng tối cho một vật thể với 2 nguồn sáng: nguồn sáng chính và nguồn phản quang. Mọi thứ khác là bóng tối [shadow].

Con chim này đang bay trong bóng tối, được minh họa bởi một nguồn sáng mạnh đến từ một hướng đơn.

Một cách khác để làm cho bức hình trông “thật” hơn là… lên sáng tối trước khi chọn nguồn sáng. Để làm thế,ta tăng sắc độ nhẹ cho màu bóng [shadow color] và dùng sắc ấy để vẽ những vùng mà không dính vào đường line.

Con chim này đã được vẽ không chỉ bởi một nguồn sáng chính, mà còn có nguồn sáng trong không gian đến từ bầu trời.

Nếu bạn hiểu và ứng dụng đúng, vật thể sau khi lên sáng tối của bạn sẽ giống với kết quả thứ 2 hơn [trong hình sau].

Nếu bạn vẫn còn hơi mơ hồ, thì đây là tóm gọn: Trước khi bắt đầu lên sáng tối theo kiểu truyền thống, cố hình dung một nguồn sáng ẩn được bao quanh toàn bộ vật thể. Chỉ khi có được ý thức này bạn mới bắt đầu lên sáng tối. Phương pháp này sẽ khiến cho bức vẽ của bạn không có được độ tương phản gắt, nhưng làm cho tranh dịu hơn và thực tế hơn.

6. Nghiên cứu trước khi vẽ

“Ồ, đây quả là một loài chim thú vị, mình sẽ dùng gam màu tuyệt vời của nó đễ vẽ một chú Griffin [đầu chim mình sư].” Bạn liền mở photoshop và… Dừng lại đi nào! Khoan vẽ đã. Hãy tự băn khoăn : mình đã vẽ con chim bao giờ chưa nhỉ, hay một con sư tử? Griffin có thể là một sinh vật hư cấu, nhưng từng phần cơ thể của nó được cấu thành từ những con thú có thật. Bạn không thể cứ vẽ đại thứ gì đó rồi thuyết phục người xem rằng nó là con Griffin,nếu cái đầu của nó chả giống chim và thân mình nó không hề giống sư tử.

Nếu bạn chưa bao giờ vẽ thứ gì đó, đừng mong đợi mình sẽ vẽ đúng ngay lần đầu tiên. Nếu bạn chưa bao giờ bỏ thời gian để quan sát kĩ vật thể ấy, chắc chắn bạn sẽ không vẽ được nó.

Quay lại ví dụ ban đầu, trước khi vẽ con Griffin, bạn hãy làm thử bài test này trước khi bắt tay vào công việc. Hãy phác thảo một cái cánh chim hoặc một cẳng chân của con sư tử. Nếu thấy nó thật dễ dàng, thì bạn có thể bắt đầu vẽ con griffin của mình. Còn nếu khó quá? Chả sao cả, bạn vừa tiết kiệm cho mình hàng tiếng đồng hồ để vẽ bức tranh mà bạn chưa thể vẽ đúng.

Hãy làm bài tập này mỗi khi bạn chuẩn bị vẽ một ý tưởng mới. Hãy tìm những nguyên tố cấu thành bưc tranh, phác thảo chúng riêng lẻ ra. Nếu thấy ổn, cứ thoải mái vẽ tiếp. Nếu không, bạn nên tìm thêm tư liệu và tập luyện thật nhiều trước khi vẽ chính.

Và không chỉ thế, phương pháp này còn áp dụng cho các thử nghiệm về ánh sáng, màu sắc, bố cục. Hãy làm nháp và test trước khi bắt đầu, đừng để bức kiệt tác tương lai của bạn bị hỏng chỉ bởi không chuẩn bị kĩ lúc ban đầu.

7. Học cách làm chủ sắc độ

Bằng việc bắt đầu bức vẽ ở chế độ greyscale [đen trắng] trước rồi chỉnh màu sau, công việc của bạn có thể nhẹ nhàng và đỡ rối hơn. Tuy nhiên nó có thể làm cho bạn quên đi phần quan trọng nhất của bố cục – đó là sắc độ [value]

Màu sắc có độ sáng của riêng nó, nhưng chúng cũng có các giá trị sắc độ khác nhau – ví dụ như màu xanh da trời sáng nhất vẫn luôn có vẻ tối hơn màu vàng sáng nhất. Sau đây, tôi xin giới thiệu cho các bạn một bài tập mà bạn có thể kết hợp dùng cho những bức vẽ thông thường.

Nếu bạn chuyển vòng màu sang greyscale, nó sẽ như thế này:

Thoạt nhìn có vẻ khó hiểu thật, nhưng bạn chỉ cần hiểu rằng màu xanh lá sẽ biến thành màu xám sáng [gần với trắng] , màu đỏ là xám tông trung bình và màu xanh là xám tối [gần với đen]. Những màu khác là kết quả pha trộn của ba màu trên, thành ra cũng là sự pha trộn của 3 sắc xám chính trên vòng màu greyscale, nên cũng khá dễ dàng để “cân” chúng.

Tại sao điều này lại quan trọng đến thế? Thử ví dụ nhé, bạn vừa mới vẽ con chim này trong chế độ đen trắng:

Và giờ bạn muốn tô màu cho nó thành như thế này:

Thế là bạn bắt đầu tô những màu này trên các layer khác nhau, sau đó đổi blend mode của nó thành Color. Và điều này xảy ra:

Tại sao ư? Vì những màu sắc được thêm vào các layer tô bóng không mang thông tin về sắc độ. Ví dụ, màu xanh dương của vùng sáng được làm sáng bằng cách giảm độ bão hòa. Kết quả cho ra màu xanh sáng hơn, chỉ là không đúng theo ý bạn, vì Photoshop làm sao đọc được suy nghĩ của bạn chứ!

Để khắc phục điều này, trước khi thêm màu cho bức vẽ, hãy tô trước một layer toàn sắc xám và để ở chế độ multiply. Dùng xám đậm thay cho xanh dương, xám nhạt thay cho xanh lá,…

Đến đây khi add thêm màu, mọi chuyện sẽ theo đúng ý bạn hơn:

Điều tuyệt nhất khi làm chủ được sắc độ là nó giúp bạn sắp đặt trước được sự tác động qua lại giữa các màu sắc. Đôi mắt của chúng ta tìm kiếm sự tương phản đầu tiên, và do đó màu sắc sẽ kém quan trọng hơn. Cho dù bức vẽ của bạn có rực rỡ màu sắc đến đâu, nếu bạn xử lý sắc độ sai thì tác phẫm vẫn sẽ thất bại trong việc làm ấn tượng người xem.

Sắc độ không phải là yêu tố quan trọng duy nhất khi bạn vẽ tranh ở mode greyscale – và cả khi bạn đang vẽ ở chết độ màu sắc, bân vẫn phải chú ý đến 4 thành tố ẩn sau đó: chính là sắc độ [value], màu sắc [hue], độ tươi/tái [saturation] và độ sáng tối [Brightness]. Hãy luôn nhớ, đôi mắt của bạn không chỉ nhìn thấy mỗi “xanh” hay “vàng” thôi đâu, mà còn cả “sáng” và “tối” nữa!

Chỉ thế thôi!

Tôi hi vọng những bài tập này sẽ giúp đẩy nhanh sự tiến bộ của các bạn!

Theo dõi thêm các chỉ dẫn có ích của tác giả tại  //twitter.com/mzagrobelna

Tác giả: Monika Zagraobelna

Video liên quan

Chủ Đề