Lý tưởng trí quân trạch dân là gì

Nguyễn Công Trứ [1778 – 1858], tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn, người xã Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Bạn đang xem: Chí làm trai của nguyễn công trứ

Ông là một nhà chính trị, quân sự, kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam trung cận đại.

Đồng chí Đặng Quốc Khánh, Ủy viên dự khuyết TW Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Lễ kỷ niệm 240 năm ngày sinh danh nhân Nguyễn Công Trứ.

Dẫu trải qua nhiều biến cố thăng trầm, Nguyễn Công Trứ luôn mang trong mình khát vọng côngdanh cao đẹp, bổn phận quân thân, vì dân giúp nước. Người nam nhi khôngchỉ có bản lĩnh kiên cường, vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ để thực hiệnlí tưởng “trí quân trạch dân” mà còn có tinh thần cao khiết,sống thanh bạch, không hám lợi danh. Nổi bật lên trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ đượcxem là một trong những nhà nho tài tử với bản tính phóng túng mạnh mẽ với triết lý sống tự do. Một quan niệm nhiều lần được ông nhắc từ thuở hàn vi và thời làm quan đắc chí, đó là “chí nam nhi”. Nguyễn Công Trứ không có quan niệm nào khác là con người sống trongxã hội phải chiếm lấy một địa vị trong xã hội. Nguyễn Công Trứ đã mangvào khái niệm chí nam nhi của Nho gia cái ý thức cá nhân về sự tự do phóng túng trong lối sống tạo nên nét riêng độc đáo và mang đến một màu sắc mới cho thời đại.“ Đã mang tiếng ở trong trời đất / Phải có danh gì với núi sông”. Đây chính là tuyên ngôn lập thân của Nguyễn Công Trứ. Theo quan niệm của người xưa, người con trai sinh ra ở đời, đầu đội trời, chân đạp đất là phải mang nợ tang bồng. Tang là cây dâu, bồng là cỏ bồng, nghĩa đen là cung tên. Nợ tang bồng là nợ lớn của đấng nam nhi: phải có chí lớn, tung hoành giữa trời đất, ra sức giúp nước, trả ơn vua, trả nợ đời. Không thể sống ru rú trong xó nhà. Không thể quẩn quanh, mang thói nữ nhi thường tình. Phải đem tài trí đua tranh với đời.

Xem thêm: Nhiệm Vụ Của Irs Là Gì - Hãy Để Chúng Tôi Giúp Quý Vị

Sinh ra trong một gia đình nhà Nho, được sự giáo dục chu đáo của gia đình, với trí thông minh vốn có của mình đã tôi luyện nên ở con người ông một bản lĩnh sống cùng trí tuệ, khí phách hơn người.“Có trung hiếu nên đứng trong trời đấtKhông công danh thà nát với cỏ cây.Chí tang bồng hồ thỉ dạ nào khuây,Phải hăm hở ra tài kinh tế”.[Phận sự làm trai– Nguyễn Công Trứ]Quân tử là những người có hành động ngay thẳng, không khuất tuất vụ lợi cá nhân, bất chấp mọi khó khăn để thực hiện “chí nam nhi” của mình với non sông. Họ là những người có đầy đủ các đức tính trong ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, trong đó Nhân là quan trọng nhất. Đây là đối tượng đạo đức mà ông đặc biệt quan tâm, bởi đó chính là mẫu hình lý tưởng, con người trung tâm thời đại ông đang sống. Quan niệm về chí làm trai của người quân tử thời kỳ Lý – Trần với Nguyễn Công Trứ giống nhau ở chỗ tiêu biểu cho trạng thái tinh thần của tầng lớp nho sĩ đang cố sức vươn lên trong điều kiện mới của xã hội, nó được xây dựng dựa trên cơ sở những lý tưởng về chính quyền nhà Nguyễn lúc mới thành lập. Đấy là tinh thần nhập thế tích cực của nhà Nho vốn được giáo dục niềm tin về nguồn gốc vũ trụ thiêng liêng của nhân cách và tài năng của mình, muốn mang tài năng ấy cống hiến cho sự nghiệp cứu chúa, an dân. Ông muốn đem cái sở học cùng tâm nguyện chí làm trai ra góp phần, để kiến thiết một xã hội mới, trong niềm tin chủ quan và có phần chất phác của mình.“Chí tang bỗng hẹn với giang sơnĐường trung hiếu, chữ quân thân gánh vác”.[ Nợ tang bồng]Trong tâm hồn, trong suy nghĩ của ông luôn luôn thường trực chí làm trai. Đây là động lực quan trọng giúp Nguyễn Công Trứ làm nên nghiệp lớn sau này. Điều hấp dẫn độc đáo là chí làm trai được ông nâng lên tầm vũ trụ, gắn với cảm hứng vũ trụ với hình ảnh to lớn, kì vĩ:“Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc.Nợ tang bồng vay trả, trả vay.Chí làm trai Nam, Bắc, Đông, Tây,Cho phỉ sức vẩy vùng trong bốn bể.”[Chí làm trai -]Kẻ sĩ là người biết mệnh trời, hiểu luật đời, dám chấp nhận mọi khó khăn thử thách trên hoạn lộ, quyết tâm đến cùng, không bao giờ từ bỏ sứ mệnh để thực hiện bổn phận, trách nhiệm với non sông. Cái chí làm trai lẫy lừng giữa đất trời này luôn sôi sục trong tinh thần của ông trong suốt cuộc đời. Chí làm trai phải“dọc ngang, ngang dọc”trong trời đất, đủ sức“vẫy vùng nơi bốn bể”, đem tài năng thi thố với thiên hạ, làm nên sự nghiệp lớn “lưu đắc đan tâm chiếu hãn thanh”. Người làm trai tự nhận trọng trách lớn lao về mình, tự gánh trên đôi vai cái“nợ tang bồng”. Phận sự ấy là gánh càn khôn, sự nghiệp, công danh, chí tang bồng, đường trung hiếu, chữ quân thân… mà đấng nam nhi không thể trốn tránh, chối từ mà trái lại phải làm cho xong dù ông ý thức sâu sắc để làm tròn chí nam nhi phải trải qua con đường với bao gian nan thử thách, như chàng thủy thủ đang băng vượt giữa dặm dài đại dương đầy “mây tuôn sóng vỗ”. Bản lĩnh và nhân cách là chỗ đó!“Cũng có lúc mây tuôn sóng vỗQuyết ra tay buồm lái trận cuồng phongChí những toan xẻ núi lấp sôngLàm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”.Mỗi một thời đại đều có một quan niệm về chí làm trai riêng. Nhưng dù ở thời đại nào, đã mang phận làm trai, ai cũng mang khát vọng dấn thân để làm nên công danh sự nghiệp, để lại tiếng thơm cho muôn đời. Có vậy, mới xứng danh một đấng nam nhi đứng giữa đất trời

Câu hỏi xoay quanh văn 11

Soạn văn 11 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 11 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 11 siêu ngắn

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 11

Soạn công dân 11 cực chất

Giải công dân 11 cực chất

Giải môn Đại số và Giải tích lớp 11

Giải môn Giáo dục công dân lớp 11

Nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, Việt Nam xuất hiện một nhân vật kiệt xuất: văn võ song toàn, đa tài mưu lược, kinh bang tế thế. Ra làm quan, ông được thưởng quan tước nhiều lần, tới chức thượng thư, tổng đốc nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt nhiều cấp, bị cách chức cho làm lính thú, thậm chí có lúc ông bị kết án trảm giam rồi lại được tha. Điểm xuyên suốt trong cuộc đời ông là sống trong sạch thanh bần, gần dân và biết lo cho dân. Đó là Nguyễn Công Trứ [ảnh], được người dân gọi là “cố Lớn” chứ không tôn kính bằng chức tước, được người dân lập đền thờ ngay khi ông còn sống. Cuộc đời, phong cách Nguyễn Công Trứ gợi cho người nay bao suy ngẫm.

Trọng dân, an dân

Đã mang tiếng sống trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông

Đó là phương châm nhập thế hành động của Nguyễn Công Trứ [sinh 19-12-1778 tại Hà Tĩnh]. Ngay từ thuở còn hàn vi, ông đã nuôi lý tưởng xây dựng công danh sự nghiệp để giúp đời, an dân. Cũng vì lẽ đó, sớm tỏ khí phách ngang tàng gặp lúc thế sự nhiễu nhương - những năm cuối triều Tây Sơn, tiếp đến đầu nhà Nguyễn - khi lều chõng đi thi ông đều bị đánh trượt, chỉ vì lộ liễu ý tứ “đầu đội trời, chân đạp đất” trong bài thi. Mãi đến năm 1819 Nguyễn Công Trứ mới đậu Giải nguyên, được bổ làm quan khi đã 41 tuổi.

Đạo làm quan ở ông cũng khác người, ông đề ra quy tắc trị nước cho chính mình thực hiện:

Giữ trong lòng trung ái

Chăm đạo dâu con

Phát triển nông trang

Trừ bỏ dị đoan

Sửa đổi phong tục

Thanh thải tham tàn

Tiến cử tài đức

Giữ nghiêm luật lệ

Đọc những điều nên làm này, người ta cứ ngỡ Nguyễn Công Trứ là một người sống trong xã hội thời nay chứ không phải là một ông quan thời phong kiến sống cách nay gần 2 thế kỷ!

Nói là làm. Khi đỗ đạt ra làm quan, ông “đem quách cả sở tồn làm sở dụng”, lao vào công việc một cách hăng say, không hề quản ngại gian lao cực khổ, không từ chối bất cứ công việc gì. Ông được “luân chuyển” giữ các chức từ thấp đến cao, từ cao đến thấp ở Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa rồi vào Thừa Thiên, Quảng Ngãi... Ông làm từ quan võ [Tham tán quân vụ], quan văn [Tư nghiệp Quốc tử giám] đến việc lập vùng kinh tế mới [Dinh điền sứ]; làm quan to ở cả Bộ hình lẫn Bộ binh.

Một mình để vì dân vì nước

Túi kinh luân, từ trước để nghìn sau

Trong xử thế, cả cuộc đời Nguyễn Công Trứ chưa bao giờ đối lập giữa nguyên tắc “trí quân” và “trạch dân”, đúng như phương châm “vì dân vì nước”.

Là người học rộng tài cao, ông có cái nhìn quán thế, thông hiểu thời cuộc. Ông không say công danh cho riêng mình, vun vén cho dòng họ mình mà sống bản lĩnh, nhân cách; luôn gần dân, đối với dân đen không có khoảng cách; hết lòng chăm lo cho dân. Làm quan ở các nơi, ông cho “đặt nhà học” để con em Nhân dân học hành, “đặt xã thương” ở các làng để quản lý thóc gạo, quy định: “Khi nào giá cao thì bán, giá hạ thì mua, gặp lúc thủy hạn bất thường đem thóc chiếu cấp cho từng người. Năm nào được mùa sẽ theo số đã cấp thu lại để chứa trữ” [Sớ nói về 5 quy ước trong làng - 1829]. Điều này chứng tỏ ông là một nhà quản trị theo đường lối kinh tế thị trường đầy bản lĩnh. Nhưng không phải chỉ lo cho dân no, Nguyễn Công Trứ còn lo dân oan, cho rằng: “Cái nạn cường hào là làm cho đến nỗi con mất cha, vợ mất chồng, tính mệnh phải thiệt hại, tài sản phải sạch không” và đề nghị triều đình phải “trị tội rất nặng” [Sớ nói về tệ cường hào - 1828]. Đúng là một ông quan không lấy mũ ni che tai, là vấn đề thời sự cho đến ngày nay.

Làm quan đến chức thượng thư, tổng đốc nhưng Nguyễn Công Trứ không say sưa, xênh xang võng lọng, mà rất am hiểu sâu sắc đời sống lam lũ, cơ cực của người dân. Trong những việc ông làm, được người dân ngưỡng vọng, coi ông như thánh sống, lập đền thờ khi ông còn sống là việc khẩn hoang lập ấp. Đường đường là một ông quan to chốn kinh thành, Nguyễn Công Trứ tấu xin vua cấp tiền gạo để chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập ấp, xây dựng vùng kinh tế mới. Ông cùng những người dân đen mạt hạng lúc ấy đồng lòng khai phá một vùng đất đai rộng lớn ven biển các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình lập ra hai huyện Tiền Hải, Kim Sơn, giúp người dân an cư lạc nghiệp. Sau đó ông còn chỉ huy việc khai khẩn nhiều vùng đất hoang hóa ở Quảng Yên, Hải Dương...

Trong sạch, thanh bần

Nguyễn Công Trứ là một ông quan rất thanh liêm, chính trực. Cuốn Đại Nam Thực Lục Chính Biên ghi lại câu chuyện: Khi làm quan Nguyễn Công Trứ không nhận tiền hối lộ, đút lót của Phạm Nguyên Trung, Ngô Huy Phái. Ông bắt giải cả hai người cùng tang vật về phủ Nam Định để xét xử về tội đi hối lộ! Thời gian làm Dinh điền sứ, ông nhận tiền gạo của nhà nước cấp phát cho dân nghèo làm vốn khẩn hoang. Sau khi sử dụng, số dư thừa Nguyễn Công Trứ đều mang về nộp lại cho công khố.

Cũng cần phải nói, Nguyễn Công Trứ là con nhà nòi. Cha ông là Nguyễn Công Tấn, 24 tuổi đã đậu cử nhân, làm đến tri huyện Quỳnh Công, rồi tri phủ Tiên Hưng [Thái Bình]. Khi Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc đánh chiếm Thăng Long, lập vương triều Tây Sơn, Nguyễn Công Tấn từ quan đưa gia đình về quê mở trường dạy học. Nguyễn Huệ mấy lần mời ra làm quan ông đều từ chối. Mẹ Nguyễn Công Trứ là con gái quan Nội thị Cảnh Nhạc Bá, người tỉnh Sơn Nam [nay thuộc Hà Nội] nhưng ông không mê lối sống giới thượng lưu, làm quan không mê muội đổi đời, kiếm chác để làm giàu, trở thành vương công quý tộc. Trước khi làm quan: nghèo, sau khi làm quan: ông vẫn nghèo.

Ông nhìn nhận cái nghèo một cách khỏe khoắn chứ không phải là nỗi bi kịch, lý giải: “Người giỏi thường nghèo” hoặc “vốn hễ anh hùng mới có nghèo”, cho nên không chắt mót, làm việc sai trái, lợi dụng chức vị để làm giàu. Hãy xem ông mô tả cảnh nghèo của chính bản thân ông và giới nhà nho với cả sự tự trào, châm biếm:

Kìa ai, bốn vách tường mo, ba gian nhà cỏ,

Đầu kéo mọt tạc vẽ sao, trước cửa nhện giăng màn gió.

Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng.

Ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ.

Đầu giường tre mối dũi quanh co,

Góc tường đất trùn lên lố nhố

Bóng nắng dọi trứng gà trên vách, thằng bé tri trô.

Hạt mưa soi hang chuột trong nhà, con mèo ngấp ngó,

Trong cũi lợn nằm trong máng, đói chẳng muốn kêu,

Đầu giàn chuột lóc khua niêu, buồn thôi lại bỏ.

Ngày ba bữa vỗ bụng rau bình bịch,

Người quân tử ăn chẳng cầu no.

Đêm năm canh an giấc ngáy kho kho,

Thời thái bình cổng thường bỏ ngỏ...

[Hàn nho phong vị phú]

Nghèo mạt như dân đen, ông có lúc phải trốn nợ nhưng vẫn yêu đời, làm thơ trào lộng:

Nợ có chết ai đâu, đòi mà chi, trả mà chi, cha cóc!

Trời để tao sống mãi, tiền cũng có, bạc cũng có, mẹ bò!

Biết đủ, biết dừng

Đạo làm quan Nguyễn Công Trứ còn thể hiện ông không tham quyền cố vị. Năm 1847 Nguyễn Công Trứ tròn 70 tuổi, ông xin về hưu nhưng vua Thiệu Trị không cho. Đến năm sau Tự Đức lên ngôi, nguyện vọng của ông mới được chấp thuận. Trong một tản văn, Nguyễn Công Trứ tự bạch: “Nào võng tía dù xanh, mặt tài tình trong hội kiếm cung, khắp trời Nam bể Bắc cũng tung hoành, mùi thế trải qua ngần ấy đủ”.

Đạo làm quan là phải biết tiến và dừng, tiến và dừng đúng lúc, như phương châm sống của ông:

Tri túc tiện túc, đãi túc, hà thời túc?

Tri nhàn tiện nhàn, đãi nhàn, hà thời nhàn?

[Biết đủ là đủ, đợi cho đủ thì bao giờ mới đủ? Biết nhàn là nhàn, đợi cho nhàn thành thì bao giờ mới nhàn?]

Đền thờ và mộ Nguyễn Công Trứ tại làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Một nhà nho ra làm quan muộn, cả đời ông không ngừng nỗ lực vươn lên khỏi nghịch cảnh để đạt những điều mình mong muốn. Nhưng Nguyễn Công Trứ không để sự bon chen, dục vọng chốn quan trường và lòng tham cướp đi sự trong sạch, thanh thản tâm hồn ngay khi còn trên đỉnh cao quyền lực. Vì vậy, Nguyễn Công Trứ có tư tưởng hưởng lạc khi: “Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo”; vẹn cả đôi đường của một kẻ sĩ.

Nhà nước yên mà sĩ cũng thung dung

Bấy giờ mới tìm ông Hoàng Thạch,

Năm ba chú tiểu đồng lếch thếch,

Tiêu dao nơi cùng cốc thâm sơn.

Nào thơ, nào rượu, nào địch, nào đờn,

Đồ thích chí vẫy vùng trong một túi.

Mặc ai hỏi, mặc ai không hỏi,

Gẫm việc đời mà ngắm cảnh trọc thanh.

Này này sĩ mới hoàn danh!

Nguyễn Công Trứ sống như một đại trượng phu, không trốn tránh trách nhiệm trước tiền đồ đất nước, thấm nhuần tư tưởng “quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Năm 1858, khi nghe tin quân xâm lược Pháp đánh vào Đà Nẵng, lúc đó 80 tuổi ông vẫn dâng sớ lên vua, tha thiết xin lên đường tòng quân đánh giặc. Sớ viết: “Dù tôi như cái màn, các lọng rách cũng không nỡ tự nản chí. Còn chút hơi thở nào xin lên đường ngay”. Năm sau, Nguyễn Công Trứ mất, thọ 81 tuổi.

Nhân dân các vùng đất khai hoang rất biết ơn ông. Họ lập đền thờ Nguyễn Công Trứ ngay khi ông còn sống để ghi nhớ công lao. Nhiều đình chùa tại các địa phương khác cũng thờ, tôn Nguyễn Công Trứ làm Thành hoàng làng, vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Trên mảnh đất quê hương, nhà thờ Nguyễn Công Trứ được xây dựng năm 1861 tại làng Uy Viễn [nay là thôn Lam Thủy, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh]. Năm 1936 nhà thờ được tôn tạo. Trong nhà thờ có nhiều câu đối được các đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ban tặng, như:

Sinh vi lưỡng tướng, tử vi thần.

Công tại quận triều, danh tại sử

[Khi sống làm tướng văn, tướng võ, khi chết là thần thánh.

Công lao ở triều đình; danh tiếng ghi vào sử sách].

Tại nhà thờ có các bức hoành phi với câu cú tôn vinh công trạng Nguyễn Công Trứ bua ban từ xưa nhưng hậu thế cứ ngỡ như vừa mới làm: “Ích quốc lợi dân”, “Chí công vô tư”...

Cuộc đời Nguyễn Công Trứ thấm đẫm triết lý: “Quan nhất thời, dân vạn đại”. Ông từ dân nghèo mà ra, phụng mệnh giúp đời rồi tự nguyện trở về với dân; sống bần hàn cùng Nhân dân. Nguyễn Công Trứ  thực hành Đạo làm quan trong sáng hiếm có, hoàn toàn tự nguyện. Vì vậy ông vẫn sống mãi trong tâm khảm người dân.

Việt Văn

Video liên quan

Chủ Đề