Xã hội hiện đại có ảnh hưởng như thế nào đến giáo dục của gia đình đối với trẻ mầm non

Trong quá trình toàn cầu hóa, chúng ta đã và đang chịu những biến đổi sâu sắc về xã hội, trong đó gia đình. Bên cạnh những thành quả do kinh tế thị trường mang lại, nhiều khó khăn bất trắc đang tồn tại, gây ra sự bất ổn cho gia đình và xã hội, gia đình đang đứng trước nguy cơ bị “đồng hóa”, hệ thống giá trị và chuẩn mực văn hóa riêng của cộng đồng đang bị suy kiệt. Lối sống thực dụng, ích kỷ, đề cao cuộc sống hưởng thụ, chạy theo giá trị vật chất đang làm mai một, xói mòn những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

Theo quan niệm truyền thống thì gia đình là tổ ấm, là đơn vị xã hội có ý nghĩa rất thiêng liêng, một loại tổ chức mà các nền đạo đức và pháp quyền chính thống trải qua các thời đại đều phải thừa nhận. Trong xã hội hiện đại, gia đình được coi là chiếc nôi của những mối quan hệ ruột thịt và là nơi thể hiện những tình cảm mới, cao đẹp của con người - những tình cảm cách mạng chân chính. Việc tích cực tham gia xây dựng gia đình văn hóa mới chính là biện pháp hữu hiệu đối với việc phát huy vai trò và tác dụng của gia đình trong sự nghiệp trồng người.

Ngày nay, chúng ta đang xây dựng gia đình văn hóa mới theo những tiêu chí cơ bản: Xây dựng quan hệ dân chủ, bình đẳng, hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ giữa các thành viên; hăng hái tham gia lao động và thực hành tiết kiệm; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Chỉ khi hội đủ các tiêu chí này thì gia đình mới trở thành môi trường giáo dục tốt đối với con em, trở thành trường học chân chính về tình thương và lẽ phải cho sự hình thành nhân cách con người mới trong thế hệ trẻ. Thực tế cho thấy, khi mỗi thành viên trong gia đình đều tích cực phấn đấu theo tiêu chí gia đình văn hóa mới thì mặc nhiên gia đình đó đã đi vào quỹ đạo của sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ theo quan điểm của Đảng. Nó là cơ sở ban đầu rất quan trọng cho việc hình thành con người Việt Nam mới hoặc tiếp tục hoàn thiện, nâng cao phẩm chất và năng lực của người lao động mới làm chủ tập thể và phát triển toàn diện. Bởi vì trong gia đình, vợ chồng có thực sự yêu thương, tôn trọng nhau, thường xuyên bàn bạc để cùng chăm lo công việc chung, hết lòng chăm sóc, yêu quý con cái, có quan điểm và phương pháp giáo dục đúng với con cái thì mới mong có con ngoan trò giỏi, biết yêu thương, nghe lời cha mẹ, yêu mến cộng đồng. Một gia đình văn hóa mới chẳng những là gia đình hòa thuận, mọi người quan tâm, chăm sóc lẫn nhau mà còn là một gia đình nền nếp, bố mẹ biết cách tổ chức cuộc sống trong gia đình, là tấm gương mẫu mực về nhân cách sống, tránh những hủ tục, mê tín dị đoan.

Có thể nói việc xây dựng gia đình văn hóa mới là một trong những nhân tố quan trọng để hình thành nhân cách cho con em mình. Thực hiện tốt những nội dung của gia đình văn hóa mới là biến gia đình thành môi trường giáo dục đặc biệt thuận lợi đối với sự hình thành nhân cách của trẻ em. Môi trường đó tạo nên khung cảnh và bầu không khí thân thương, đầm ấm, chan hòa của tập thể nhỏ, nhờ đó mà mọi lời nói và hành động của cha mẹ có sức truyền cảm và tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến con cái.

Bên cạnh vai trò của gia đình thì nhà trường và xã hội cũng có vai trò không nhỏ. Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với gia đình trong việc giáo dục trẻ em. Gia đình quyết định nhân cách, nhà trường quyết định kiến thức của con cái chúng ta. Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường theo quan điểm giáo dục đúng, hợp lý tạo điều kiện quyết định cho chúng nên người.

Với gia đình, việc đầu tiên cần sự thống nhất quan điểm giáo dục con mình. Quan điểm đó phải được thể hiện mọi nơi, mọi lúc mang tính nhất quán. Nó là nguyên tắc bất di bất dịch trong suốt quá trình dưỡng dục trẻ đến tuổi trưởng thành, để chúng biết sống vì mọi người, kính trên, nhường dưới, bao dung, độ lượng, ăn quả nhớ người trồng cây; có trách nhiệm, bổn phận với bản thân, cha mẹ, dòng họ, bà con lối xóm.

Xây dựng gia đình thành một tập thể nhỏ tiên tiến không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình, mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Mặc dù xã hội không thể làm thay gia đình trong việc giáo dục con cái, nhưng vai trò và tác dụng của các tổ chức xã hội trong việc này là rất lớn. Qua cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa cho thấy, ở nơi nào có phong trào quần chúng do các tổ chức xã hội phát động phát triển mạnh mẽ, thì ở nơi ấy có sự chuyển biến của các gia đình theo hướng tiến lên để trở thành gia đình văn hóa.

Ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển thì vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng có tác động rất lớn đến các gia đình, giúp nâng cao trình độ nhận thức cho các bậc cha mẹ về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và cách thức nuôi dạy con cái, góp phần đào tạo nên thế hệ trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ”, trở thành những người chủ tương lai của đất nước.

Để phát huy vai trò của gia đình trong công tác giáo dục trẻ em, cha mẹ phải là tấm gương về đời sống đạo đức để con cái học tập và noi theo. Cha mẹ cần xây dựng gia đình thực sự là một tổ ấm hạnh phúc, để gia đình trở thành môi trường thuận tiện cho sự phát triển nhân cách của con cái. Cha mẹ nên cho các em thể hiện được cái tôi của mình trong cách dạy dỗ, đối xử với con cái; cho các em đóng góp ý kiến vào những công việc trong gia đình, cho các em tự quyết định một số công việc dưới sự hướng dẫn của cha mẹ. Có như vậy, các em sẽ luôn ý thức được những công việc mình làm, các em sẽ có trách nhiệm trong từng lời nói, cũng như hành vi của mình. Cha mẹ phải hết mực quan tâm đến việc chăm sóc và nuôi dạy con cái. Tuy nhiên, chính sự quan tâm và lo lắng quá mức, không cho các em làm một số công việc như chăm sóc bản thân, phụ giúp công việc nhà, làm cho các em thiếu đi những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Vậy nên, việc hướng các em tham gia những lớp kỹ năng sống, cũng như để các em làm một số công việc nhỏ nhặt trong gia đình sẽ giúp các em có được những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.

Mỗi chúng ta, mỗi bậc phụ huynh học sinh hãy phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp nhận những tinh hoa của nhân loại, ra sức xây dựng gia đình văn hóa, coi trọng tình thương và lẽ phải; mỗi bậc cha mẹ tự coi mình phải có nghĩa vụ học thêm một nghề mới - nghề sư phạm gia đình, cái nghề khó khăn nhưng vô cùng vẻ vang là làm thầy giáo, cô giáo của chính con em mình.

Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nayMỤC LỤCA. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................12. Mục đích nghiên cứu.................................................................................23. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................24. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2B. PHẦN NỘI DUNGI. CƠ SỞ LÝ LUẬN1. Gia đình và giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.........................................31.1. Gia đình và chức năng của gia đình.........................................................3a. Khái niệm gia đình.....................................................................................3b. Chức năng của giáo dục gia đình trong xã hội hiện đại..............................31.2. Giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.......................................................4a. Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ............4b. Vai trò cha mẹ với việc giáo dục thế hệ trẻ...............................................63. Một số sai lầm thường gặp trong giáo dục gia đình..................................84. Một số nguyên tắc trong việc xây dựng môi trường giáo dục gia đình.......10II. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI THẾ HỆ TRẺ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.1. Thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay......15a. Vai trò của gia dình trong việc giáo dục đạo đức học sinh......................15b. Gia đình với việc giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ`..............................17C. PHẦN KẾT LUẬN1. Kết luận chung.........................................................................................192. Rút ra bài học cho bản thân.....................................................................19* Tài liệu tham khảo....................................................................................20Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 1Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nayA. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiGia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức; Là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của trẻ. Giáo dục nhà trường, xã hội là những môi trường giáo dục rất quan trọng, song vai trò của nó chỉ có thể được phát huy một cách có hiệu quả, khi lấy giáo dục gia đình làm cơ sở.Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, xã hội có nhiều đổi thay Nhưng giáo dục gia đình vẫn được các bậc cha mẹ chú ý, quan tâm, những giá trị đạo đức truyền thống của gia đình, của dân tộc vẫn tiếp tục được phát huy. Sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước khởi sắc, đời sống của phần lớn các gia đình được nâng lên, việc giáo dục thế hệ trẻ có điều kiện thuận lợi; con trẻ có cơ hội vươn lên tự khẳng định mình trong sự phát triển lành mạnh của gia đình và xã hội.Bên cạnh đó, giáo dục gia đình cũng có những diễn biến tiêu cực, do chịu tác động của môi trường xã hội, của các loại văn hóa phẩm độc hại, của lối sống thực dụng phương Tây... Tất cả những điều đó đang làm băng hoại đạo đức một bộ phận xã hội, lôi cuốn một bộ phận thế hệ trẻ vào vòng tội lỗi. Trong khi đó, giáo dục gia đình đối với con trẻ chưa được coi trọng và đầu tư đúng mức. Không ít cha mẹ lo nuôi con nhiều hơn đầu tư cho việc dạy chữ, dạy người; nhiều cha mẹ rất coi trọng đến việc giáo dục con cái phát triển toàn diện, song do kiến thức và năng lực hạn chế nên hiệu quả của việc giáo dục còn thấp.Qua đó ta thấy được vai trò quan trọng của gia đình trong sự nghiệp trồng người, vun đắp cho thế hệ tương lai. Chính vì thế tôi đã chọn đề tài "Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay" làm đề tài nghiên cứu. Và đồng thời bản thân tôi mong muốn góp thêm tiếng nói, một tình cảm, một hành động vào sự nghiệp trồng người mà khởi nguồn từ giáo dục gia đình.Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 2Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nay2. Mục đích nghiên cứuTrên cơ sở làm rõ vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và thực trạng của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, luận án đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ trong thời kỳ đổi mới.3. Nhiệm vụ nghiên cứu+ Làm rõ các khái niệm "Gia đình"; "Thế hệ trẻ"; "Giáo dục gia đình" và "Vai trò của giáo dục gia đình" và đặc điểm, nội dung của giáo dục gia định đối với thế hệ trẻ+ Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục gia đình và đánh giá thực trạng giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước ta; phân tích những nguyên nhân cơ bản của thực trạng và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ ở nước trong thời kỳ đổi mới.4. Phương pháp nghiên cứuBài viết này đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: - Tổng hợp tài liệu- Tìm hiểu thực tế tình hình giáo dục trong gia đình hiện nay.- Phân tích ví dụ cụ thể để làm sáng tỏ luận điểm đã nêu ra.Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 3Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nayB. PHẦN NỘI DUNGI. CƠ SỞ LÝ LUẬN1. Gia đình và giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ1.1. Gia đình và chức năng của gia đìnha. Khái niệm gia đìnhGia đình là một đơn vị xã hội [nhóm nhỏ xã hội], hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân và quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và những người thân khác cùng chung sống và có kinh tế chung [theo Từ điển triết học, NXB Văn hóa Thông tin, HN, 2002].Gia đình là môi trường cơ sở đầu tiên có vị trí quan trọng và ý nghĩa lớn lao đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Đó là môi trường gắn bó trong suốt cuộc đời của mỗi một cá nhân. Gia đình là nơi tạo ra mối quan hệ gắn bó ruột thịt, huyết thống – một thứ tình cảm khó có thể chia cắt. Do đó, có phải trải qua bao biến động về mọi phương diện, con người vẫn luôn hướng về quê hương, gia đình. Gia đình ở loài người luôn bị ràng buộc bởi các quy định, các chuẩn mực giá trị, sự kiểm tra và sự tác động của xã hội; vì thế theo các nhà xã hội học, thuật ngữ gia đình chỉ nên dùng để nói về gia đình loài người.b. Chức năng của giáo dục gia đình trong xã hội hiện đại.Trong xã hội, gia đình có các chức năng cơ bản:- Chức năng thỏa mãn tình cảm giữa các thành viên trong gia đình: thoả mãn tình cảm tinh thần và thể xác giữa hai vợ chồng; thỏa mãn tình cảm giữa cha mẹ và con cái [sống vì nhau], tình cảm giữa anh chị em trong gia đình [thương yêu, đùm bọc lẫn nhau]. Phần đông mọi người trong xã hội đều coi gia đình là “tổ ấm”, nơi người ta đi về, nơi người ta chia sẻ với nhau về niềm vui, nỗi buồn, tức là nơi tình cảm của con người được thỏa mãn.Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 4Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nay- Chức năng sinh sản: Chức năng này tồn tại một cách tự nhiên, vì xã hội chỉ tồn tại được khi hành vi sinh sản vẫn còn được duy trì. Chức năng này được coi là một giá trị của gia đình mà từ cổ chí kim loài người phải thừa nhận. Bản thân F. Engel, một nhà duy vật vĩ đại cũng cho rằng theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử suy cho cùng là... sự tái sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống. Chức năng sinh sản của gia đình là một giá trị trường tồn.- Chức năng giáo dục: Theo lý thuyết gia đình là “tế bào của xã hội, là yếu tố đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo dục”. Gia đình là nơi đại bộ phận trẻ em được người lớn thường xuyên giáo dục: “Dạy con từ thưở còn thơ”. Trong môi trường gia đình, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống và đặc biệt là nhân sinh quan. Các bậc phụ huynh, nhất là các bà, các mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của đứa trẻ: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.- Chức năng xã hội hoá: Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi thành viên là một tính cách. Việc va chạm các tính cách khác nhau trong một gia đình là môi trường đầu tiên để trẻ em học cách hoà hợp với cộng đồng.- Chức năng kinh tế: Cho đến nay gia đình vẫn còn là một đơn vị sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Hơn thế nữa nó cũng là đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy nó là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế.Gia đình là một thực thể xã hội. Sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận. Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của gia đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực. Cho đến nay các chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia đình tức là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội.1.2. Giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.a. Những nội dung chủ yếu của giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ.* Giáo dục gia đình là yếu tố có ảnh hưởng lâu dài và toàn diện đối với mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời. Giáo dục nhà trường và xã hội rất quan trọng, Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 5Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện naynhưng những môi trường giáo dục này chỉ có thể phát huy đầy đủ khi kết hợp được với môi trường giáo dục gia đình, vì giáo dục gia đình là cội nguồn.* Học tập văn hoá đối với thế hệ trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Nếu không khao khát nắm lấy tri thức khoa học, thế hệ trẻ không thể trở thành người có khả năng làm chủ xã hội, làm chủ bản thân, mở rộng sự hiểu biết, rèn luyện năng lực tư duy khoa học, óc phân tích và kỹ năng vận dụng những tri thức vào cuộc sống. Học tập văn hoá sẽ góp phần phát triển toàn diện nhân cách con người.Trong điều kiện khoa học và công nghệ phát triển, từng ngày, từng giờ thì việc giáo dục học tập văn hoá cho thế hệ trẻ là việc làm đặc biệt cần thiết. Chỉ khi được trang bị một cách toàn diện, đầy đủ những tri thức văn hoá của nhân loại, thì thế hệ trẻ mới có điều kiện làm chủ tri thức, biết vận dụng những tri thức khoa học, văn hoá vào cuộc sống.* Giáo dục lao động - nghề nghiệp và rèn luyện tính tự lập cho thế hệ trẻ trong mỗi gia đình cũng có vai trò đặc biệt quan trọng. Đối với mỗi con người, lao động vừa là phương thức hình thành nhân cách, phát triển tình cảm, bộc lộ năng lực cá nhân, vừa tạo ra nguồn của cải nuôi sống bản thân và xã hội. Chỉ thông qua lao động, thế hệ trẻ mới có điều kiện hoàn thiện nhân cách, trở thành con người phát triển toàn diện và những năng lực, năng khiếu bẩm sinh, mầm mống tài năng ở thế hệ trẻ mới có điều kiện phát lộ và chín muồi.* Giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách và quan trọng hơn nữa là giáo dục đạo hiếu. Đây là cốt lõi của luân lý gia đình, là gốc của đạo đức. Đạo hiếu không chỉ là ăn ở tốt với bố mẹ, mà còn là phải giữ gìn thân thể [giữ sức khoẻ, giữ tư cách, giữ bản lĩnh của mình]; làm điều lành, giảng điều lành. * Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là một trong những phương pháp tốt để xây dựng và giữ gìn niềm vui, hạnh phúc trong mỗi “tế bào của xã hội”. Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 6Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nayb. Vai trò cha mẹ với việc giáo dục thế hệ trẻ.Một đứa trẻ khi thành đạt, bậc phụ huynh thường nghĩ rằng: đó là công lao dưỡng dục của cha mẹ. Khi đứa trẻ không thành đạt, lại thường cho rằng: đó là lỗi của con. Bởi:“Cá không ăn muối cá ươnCon không nghe lời cha mẹ trăm đường con hư’’. Câu ca dao đó đúng, nhưng chưa đủ. Nghe gì? -Điều đó đúng hay sai, tốt hay xấu, phù hợp hay chưa phù hợp… Đây là cả một vấn đề lớn mà người lớn phải bàn đến nguồn cội. Cha mẹ nói để con nghe cũng chưa đủ bởi không ít trường hợp “nói như nước đổ là khoai’’. Lời nói mang tính lý thuyết nhiều hơn. Mà nhân cách cha mẹ, lối sống của cha mẹ, của gia đình mới là thực tế và tấm gương để cho trẻ học tập, noi theo. Ở đây tôi muốn nói đến vai trò người sinh thành, dưỡng dục. Sự thành, bại trong giáo dục con cái là do cha mẹ quyết định. Trong quá trình trưởng thành, bú mẹ là phản xạ không điều kiện - tạo hoá sinh ra mà thôi. Còn tất thảy đều do bắt chước, tập luyện mà nên. Mỗi vùng dân cư, mỗi địa phương khác nhau có giai điệu ngôn ngữ khác nhau, phát âm khác nhau và những đứa trẻ ra đời bắt chươc đúng giai điệu mà cha mẹ nó truyền lại. Thói quen, nếp sống trong mỗi gia đình du nhập vào đứa trẻ để rồi hình thành thói quen của chính nó. Sự bắt chước đầu tiên là từ bậc sinh thành ra nó. Vậy thì, người cha , người mẹ chính là tấm gương cho trẻ soi theo. Cha mẹ là tấm gương sáng - đứa trẻ sáng theo. Cha mẹ là tấm gương mờ thì đứa trẻ sẽ mờ theo. Ông cha ta có câu: ‘’Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng’’ là triết lý kinh nghiệm từ ngàn đời.Hình ảnh tuổi thơ , đầu đời của đứa trẻ có thể là phiên bản của bậc sinh thành ra chúng. Chúng ta phải thừa nhận rằng, xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành nhân cách của trẻ. Xã hội hiện đại tạo ra muôn vàn môi quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa người với người. Một số trẻ sẽ thóat khỏi tục lệ gia đình để hoà nhập vào xã hội. . Sự hoà nhập đó theo chiều hướng Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 7Đề tài: Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ trong thời kỳ hiện nayxấu hay tốt phụ thuộc rất nhiều vào nêp sống, tục lệ và sự giáo dục của gia đình. Gia đình nào cũng giáo dục con cái; Song, việc giáo dục thế nào mới là điều quyêt định. Thiết nghĩ rằng, không ít gia đình chúng ta có cách giáo dục chưa hợp lý hoặc sai lầm. Đó là nguy cơ cho con cái chúng ta và cho chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải gánh chịu hậu quả khó lường. Chúng ta gieo cho trẻ tính ích kỷ, hẹp hòi thì nó sẽ ích kỷ với chính chúng ta và với mọi người khác. Nếu được truyền bá đạo lý bao dung độ lượng, vị tha thì nó sẽ được trả lại chính những điều tốt lành đó cho chúng ta và cho xã hội. Quy luật nhân quả rất nghiệt ngã và tàn nhẫn có từ muôn thuở. Ví dụ: nhiều bậc phụ huynh đã dạy con rằng: “tiền có thể mua được tất cả”, “có tiền là có tất cả” vì thế họ hướng con cái họ lao vào cuộc kiếm tiền bằng mọi cách, bất chấp cả luân thường đạo lý, bất chấp cả tình phụ tử, huyết thống. Vì thế mọi quan hệ đều đặt dứơi đồng tiền. Thật đáng tiếc, bởi: “tiền là mục đích của những kẻ ngu ngốc, là phương tiện đối với những người thông minh’’.Cha mẹ, ai chẳng mong cho con cái lớn, khôn, trưởng thành để là người có ích cho gia đình, và xã hội. Cha mẹ không phải ai cũng có năng lực, kiến thức để giáo dục con cái. Đó là một thực tế ở bất kỳ xã hội nào. Vì vậy, các thầy cô giáo trong nhà trường có thể giúp chúng ta: giáo dục nhân sinh quan và hoàn thiện nhân cách cho trẻ [Chúng tôi muốn nói đến những người thầy mẫu mực]. Tôi cho rằng, nhà trường không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức cho trẻ mà còn là nơi truyền bá thuần phong mỹ tục của dân tộc và luật pháp cho trẻ. Nhà trường đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cho con cái chúng ta nên người.Gia đình quyết định nhân cách, Nhà trường quyết định kiến thức của con cái chúng ta. Sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường theo quan điểm giáo dục đúng, hợp lý tạo điều kiện quyết định cho chúng nên người.Với gia đình, việc đầu tiên cần sự thống nhất quan điểm giáo dục con mình. Quan điểm đó phải được thể hiện mọi nơi, mọi lúc mang tính nhất quán. Nó là nguyên tắc bất di bất dịch trong suốt quá trình dưỡng dục trẻ đến tuổi trưởng thành, để chúng:Nguyễn Mạnh Cường – K4B - SPAN Page 8

Video liên quan

Chủ Đề