Chắc có ở đâu

10:27:0704/07/2021

Sau bài viết này các em sẽ trả lời được các câu hỏi: Chất là gì? Vật thể là gì? Chất tinh khiết, chất hỗn hợp? từ đó có thể phân biệt được chất và vật thể, biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp.

I. Chất có ở đâu?

1. Vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo

- Vật thể tự nhiên như người, động vật, cây cỏ, sông suối, đất đá,... ; các vật thể tự nhiên này có các chất khác nhau.

* Ví dụ: Khí quyển gồm có các chất khí như nito, oxi,... ; trong thân cây mía gồm các chất như đường saccarozo, nước, xenlulozo,... ; trong nước biển có chất muối ăn natri clorua,...; đá vôi có thành phần chính là chất canxi cacbonat.

- Vật thể nhân tạo như nhà ở, đồ dùng, quần áo, sách vở, phương tiện vận chuyển [ô tô, xe máy, máy bay, tàu thủy,...], công cụ sản xuất,... được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là các chất hay hỗn hợp một số chất.

* Ví dụ: Nhôm, chất dẻo, thủy tinh,... là chất; gỗ gồm thành phần chính là xenlulozơ; thép gồm có sắt và một số chất khác,...

2. Chất có ở đâu?

Như vậy chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể ở đó có chất:

- Chất có trong tự nhiên như: đường, xenlulozo,...

- Chất do con người điều chế được như: chất dẻo, cao su,...

II. Tính chất của chất

1. Mỗi chất có tính chất nhất định

Mỗi chất có tính chất vật lý và tính chất hóa học khác nhau

- Tính chất vật lí của chất là: Trạng thái [rắn, lỏng, khí], màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,...

- Tính chất chất hóa học của chất là: Khả năng biến đổi thành chất khác, ví dụ: khả năng phân hủy, tính cháy,...

 Các cách nhận biết tính chất của chất:

- Quan sát: giúp nhận ra tính chất bên ngoài

- Dùng dụng cụ đo: xác định nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,...

- Làm thí nghiệm: xác định tính tan, dẫn điện, dẫn nhiệt,...

2. Hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

• Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:

- Nhận biết chất, phân biệt chất này với chất khác

- Biết cách sử dụng chất

- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất

III. Chất tinh khiết

Hỗn hợp là gì?

- Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau, ví dụ: nước biển, nước khóang, nước muối, nước sông, nước suối, nước ao giếng, ...

• Chất tinh khiết là gì?

- Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác, ví dụ: nước cất.

• Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp:

+ Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lý của các chất có trong hỗn hợp ta có thể có một số phương pháp để tách chất ra khỏi hỗn hợp như sau:

- Phương pháp lọc: Dùng để tách các chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng

- Phương pháp cô cạn: Dùng để tách các chất tan rắn [không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao] ra khỏi hỗn hợp chất lỏng

- Phương pháp chưng cất phân đoạn: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nhờ vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi

- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất ra khổi hỗn hợp lỏng không đồng nhất

- Phương pháp đông đặc: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nếu nhiệt độ đông đặc của chúng cách nhau lớn.

IV. Bài tập về chất

- Bài tập về chất sẽ vận dụng nội dung lý thuyết ở trên và chúng ta có hai dạng gặp ở bài viết này là phân biệt vật thể và chất, cách tách chất ra khỏi hỗn hợp.

* Bài 1 trang 11 SGK Hóa 8: a] Nêu thí dụ hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.

b] Vì sao nói được: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất?

* Lời giải:

a] Hai thí dụ vật thể tự nhiên: Các vật thể tự nhiên gồm một số chất khác nhau: thân cây mía, khí quyển.

- Hai thí dụ vật thể nhân tạo: Các vật thể nhân tạo được làm vật liệu do quá trình gia công chế biến tạo nên: cốc thủy tinh, thau nhựa [thay mủ].

b] Vì sao nói được ở đâu có vật thể là ở đó có chất vì chất có ở khắp nơi và chất là thành phần tạo nên vật thể.

* Bài 2 trang 11 SGK Hóa 8: Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng:

a] Nhôm        b] Thủy tinh        c] Chất dẻo

* Lời giải:

a] Ba vật thể được làm bằng nhôm: Ấm đun bằng nhôm, vành xe đạp, chảo nhôm.

b] Ba vật thể được làm bằng thủy tinh: Lọ cắm hoa, ống nghiệm thủy tinh, bình thủy tinh hình nón.

c] Ba vật thể được làm bằng chất dẻo: Bình đựng nước uống tinh khiết, ruột bút bi, bịch nilon.

* Bài 3 trang 11 SGK Hóa 8: Hãy chỉ ra đâu là vật thể, là chất lượng các ý sau:

a] Cơ thể người có 63% : 68% khối lượng là nước.

b] Than chì là chất dùng làm lõi bút chì.

c] Dây điện làm bằng đồng được bọc một lớp chất dẻo.

d] Áo may bằng sợi bông [95% : 98% là xenlulozơ] mặc thoáng hơn áo may bằng nilon [một thứ tơ tổng hợp].

e] Xe đạp được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su.

* Lời giải:

- Vật thể: cơ thể người, bút chì, dây diện, áo, xe đạp.

- Chất: nước, than chì, đồng, chất dẻo, xenlulozo, nilon, sắt, nhôm, cao su.

* Bài 4 trang 11 SGK Hóa 8: Hãy so sánh các tính chất: Màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường, than.

* Lời giải:

- Ta lập bảng như sau:

  Muối ăn Đường Than
Màu Trắng Nhiều màu Đen
Vị Mặn Ngọt Không
Tính tan Tan Tan Không
Tính cháy Không Cháy Cháy

* Bài 5 trang 11 SGK Hóa 8: Chép vào vở bài tập những câu cho sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp.

Quan sát kĩ một chất chỉ có thể biết được [1]... Dùng dụng cụ đo mới xác định được [2]... của chất. Còn muốn biết được một chất có tan trong nước, dẫn được điện hay không thì phải [3]...

* Lời giải:

1] Một số tính chất bề ngoài [thể, màu,...]

2] Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lương riêng,...

3] Làm thí nghiệm.

* Bài 6 trang 11 SGK Hóa 8: Cho biết khí cacbon đioxit [còn gọi là khí cacbonic] là chất có thể làm đục nước vôi trong. Làm thế nào để nhận biết được khí này có trong hơi thở ra.

* Lời giải:

Để có thể nhận biết được khí cacbonic CO2 có trong hơi thở ra, ta làm theo cách sau:

- Lấy một ly thủy tinh có chứa nước vôi trong, cắm ống hút vào cốc. Lưu ý, một đầu ống hút ngập trong dung dịch và thổi hơi thở vào dung dịch qua đầu còn lại của ống hút. Quan sát, ta thấy ly nước vôi bị vẩn đục. Như vậy, trong hơi thở có khí cacbonic đã làm đục nước vôi trong.

* Bài 7 trang 11 SGK Hóa 8: a] Hãy kể tên hai tính chất giống nhau và hai tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất.

b] Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn?

* Lời giải:

a] So sánh tính chất giữa nước khoáng và nước cất

- Giống nhau: đều là chất lỏng, trong suốt, không màu

- Khác nhau: Nước cất là chất tinh khiết còn nước khoáng là hỗn hợp có lẫn nhiều chất tan.

b] Nước khoáng uống tốt hơn vì trong nước khoáng có nhiều chất tan có lợi cho cơ thể. Nước cất được dùng trong pha chế thuốc hoặc trong phòng thí nghiệm.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài giảng: Bài 2: Chất - Cô Nguyễn Thị Thu [Giáo viên VietJack]

1.Chất có ở đâu?

a.Vật thể:

Quảng cáo

- Vật thể tự nhiên gồm có một số chất khác nhau.

VD: khí quyển gồm có các chất khí như nito, oxi,… ; trong thân cây mía gồm các chất: đường [tên hóa học là saccarozo], nước, xenlulozo,…; đá vôi có thành phần chính là chất canxi cacbonat.

- Vật thể nhân tạo được làm bằng vật liệu. Mọi vật liệu đều là các chất hay hỗn hợp mộit số chất.

VD: ấm đun bằng nhôm, bàn bằng gỗ, lọ hoa bằng thủy tinh,…

b. Chất có ở đâu?

Quảng cáo

Chất có trong tự nhiên [ đường, xenlolozo,…]

Chất do con người điều chế được, như: chất dẻo, cao su,…

2. Tính chất của chất

- Tính chất vật lí: trạng thái [rắn, lỏng, khí], màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi,…

- Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi thành chất khác. VD: khả năng phân hủy, tình cháy,…

- Các cách nhận biết:

    + Quan sát: giúp nhận ra tính chất bên ngoài

    + Dùng dụng cụ đo: xác định nhiệt độ nông chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng,..

    + Làm thí nghiệm: xác định tính tan, dẫn điện, dẫn nhiệt,…

Quảng cáo

- Lợi ích của việc hiểu biết tính chất của chất:

    + Nhận biết chất, phân biệt chất này với chất khác

    + Biết cách sử dụng chất

    + Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất

3. Chất tinh khiết

- Hỗn hợp: là hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau

VD: nước biển, nước khoang, nước muối,…

- Chất tinh khiết: là chất không có lẫn chất khác

VD: nước cất

- Cách tách chất ra khỏi hỗn hợp: dựa vào sự khác nhau của tính chất vật lý.

Bài tập tự luyện

Bài 1: Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?

A. Lọc

B. Dùng phễu chiết

C. Chưng cất phân đoạn

D. Đốt

Lời giải: 

Dựa vào tính chất rượu sôi và hóa hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước => để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, ta dùng phương pháp: chưng cất phân đoạn.

Loại A và B vì hỗn hợp gồm rượu và nước là hỗn hợp đồng nhất.

Loại D vì đốt rượu sẽ chuyển thành chất khác.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 2: Tính chất nào của chất trong số các tính chất sau đây có thể biết được bằng cách quan sát trực tiếp mà không cần dụng cụ đo hay làm thí nghiệm:

A. Màu sắc.

B. Tính tan trong nước.

C. Khối lượng riêng.        

D. Dẫn nhiệt, dẫn điện.

Lời giải: 

Màu sắc có thể quan sát bằng mắt thường.

Đáp án cần chọn là: A

Bài 3: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp lọc là:

A. Đường và muối.          

B. Bột than và bột sắt.

C. Cát và muối.    

D. Giấm và rượu

Lời giải: 

Cát và muối hòa tan vào trong nước dư →→ lọc phần chất rắn không tan thu được cát

Dung dịch nước muối thu được ta đem chưng cất để làm bay hơi hết nước đi →→ thu được muối khan

Do vậy tách riêng được cát và muối

Đáp án cần chọn là: C

Bài 4: Có thể tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng cách:

A. Thêm muối

B. Thêm nước

C. Đông lạnh                                                             

D. Đun nóng

Lời giải: 

Có thể tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng cách: Đun nóng thì nước sẽ bay hơi hết còn muối thì kết tinh không bay hơi → thu được muối

Đáp án cần chọn là: D

Bài 5: Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?

A. Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất

B. Biết cách sử dụng chất

C. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất

D. Cả ba ý trên

Lời giải: 

Hiểu các tính chất của chất chúng ta có thể

+ Phân biệt chất này với chất khác

+ Biết sử dụng chất an toàn

+ Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất

Đáp án cần chọn là: D

Bài 6: Hỗn hợp là sự trộn lẫn của mấy chất với nhau?

A. 2 chất trở lên    

B. 3 chất

C. 4 chất

D. 2 chất

Lời giải: 

Hỗn hợp là 2 hay nhiều chất trộn lại với nhau. Mỗi chất trong hỗn hợp được gọi là 1 chất thành phần

Đáp án cần chọn là: A

Xem thêm các bài tóm tắt kiến thức Hóa học lớp 8 hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 8 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-2-chat.jsp

Video liên quan

Chủ Đề